Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

7 thực phẩm giúp giảm đau cho người viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng viêm mạn tính của các khớp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như đi bộ, mặc quần áo, làm việc nhà. Phương pháp điều trị viêm khớp tốt nhất là toàn diện, kết hợp hoạt động, liệu pháp nhiệt, thuốc và các chế phẩm bổ sung cũng như một chế độ ăn bổ trợ cho sức khỏe của khớp.
Dưới đây là 7 loại thực phẩm có thể chống lại bệnh viêm khớp và giúp kiểm soát tình trạng bệnh, theo Naturalnews.
1. Chuối
Chuối rất giàu kali, folat và vitamin C, B6, đều là những dưỡng chất giúp khớp khỏe mạnh, giảm tình trạng đau và viêm. Ngoài ra, chuối cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất tốt cho sức khỏe chung.
Ảnh: asa-europe.org.
2. Ớt chuông
Giống như chuối, ớt chuông cũng rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm những tổn thương mà các gốc tự do gây ra cho cơ thể (trong đó có các khớp). Ớt chuông cũng là loại thực phẩm chống viêm hiệu quả, có thể giúp giảm đau do viêm khớp một cách tự nhiên.
3. Dầu oliu
Dầu oliu, đặc biệt là dầu oliu nguyên chất, rất giàu chất béo lành mạnh và có nhiều thành phần hoạt tính có vai trò như thuốc giảm đau. Rất dễ để bổ sung loại dầu này vào các món ăn.
4. Ngũ cốc toàn phần
Trong khi bột mì trắng tinh chế có thể làm tăng tình trạng viêm ở cơ thể thì ngũ cốc toàn phần lại làm giảm tình trạng viêm và giúp điều trị tận gốc những bệnh giống như viêm khớp. Một thông tin tuyệt vời là các sản phẩm ngũ cốc toàn phần rất dễ tìm nhờ vào nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ.
5. Xoài
Xoài cũng là một loại thực phẩm tuyệt vời để điều trị viêm khớp vì nó rất giàu vitamin E và các chất chống oxy hóa như beta-carotene, giúp chống lại các tổn thương mà gốc tự do gây ra cho các khu vực nhạy cảm như các khớp.
6. Tôm
Tôm và các loài động vật có vỏ khác có chứa các chất chống viêm tự nhiên và cũng là nguồn bổ sung protein cho bạn hàng ngày. Nếu chế biến với dầu oliu sẽ tạo ra một món ăn bổ trợ tốt hơn cho sức khỏe khớp. Đây cũng là loại thực phẩm đa năng, có thể được thêm vào món súp, món xào, món thịt hầm và nhiều món ăn phổ biến khác.
7. Táo
Táo giúp cho khớp được nuôi dưỡng và khỏe mạnh nhờ chứa hàm lượng phong phú các vitamin và chất chống oxy. Chúng giúp giảm viêm tự nhiên và hàm lượng chất xơ cao trong táo cũng tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung.
Nếu bạn đang tìm phương pháp toàn diện để kiểm soát viêm khớp, hãy xem xét việc thay đổi chế độ ăn bằng cách ăn những loại thực phẩm kể trên. Chúng có thể giúp bạn dần kiểm soát được bệnh và cải thiện chất lượng c


7 loại thực phẩm có lợi cho người bị đau dạ dày

Bạn đang bị hành hạ bởi bệnh đau dạ dày và thường gặp phải những cơn đau dai dẳng không dứt mỗi khi ăn quá no hoặc đói.
Thêm vào đó là các biểu hiện: chuột rút, buồn nôn, tiêu chảy,...gần như không thể đối phó khiến bạn mệt mỏi và khó chịu.
Hãy thực hiện một chế độ ăn uống thật đơn giản trong giai đoạn này với các loạithực phẩm có thể xoa dịu dạ dày của bạn.
Chuối
Chuối được coi là nguồn tăng cường năng lượng tuyệt vời cho các vận động viên marathon bởi chúng có thể dễ dàng tiêu hóa và thường không gây khó chịu cho dạ dày.
Loại trái cây này được biết đến với vai trò cải thiện các vấn đề dạ dày vì chúng có chứa pectin - loại chất giúp quá trình đào thải chất cặn bã diễn ra một cách tự nhiên và dễ dàng hơn.
Đu đủ
Thêm một loại trái cây nữa vào danh sách các thực phẩm có lợi khi cơ thể bị đau dạ dày mà bạn nên áp dụng vào thực đơn.
Ăn đu đủ sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu, và cũng có thể điều trị táo bón.
Sự kỳ diệu là các enzym papain và chymopapain trong đu đủ sẽ giúp phá vỡ làm dịu cơn đau dạ dày bằng cách thúc đẩy một môi trường axit trong bao tử.
Có thể tìm kiếm thuốc viên nén chứa chiết xuất đu đủ để thay thế và giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
Cơm trắng
Khi bạn cảm thấy dạ dày của mình đang bị đảo lộn và khó chịu, hãy bổ sung những thực phẩm có vị nhạt như cơm trắng, bánh mỳ nướng hay khoai tây luộc,…
Hơn nữa, những loại thực phẩm này không làm hệ tiêu hóa của bạn thêm đầy và khó tiêu. Chúng còn giúp bạn hạn chế được nguy cơ tiêu chảy bằng cách hấp thụ chất lỏng trong dạ dày.
Gừng
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy gừng được sử dụng như một biện pháp cải thiện sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
Nếu bạn quyết định thêm gừng vào chế độ ăn uống của mình, hãy nhớ dùng không quá 4gr mỗi ngày.
Bạn cũng có thể lựa chọn nhai một miếng gừng tươi hoặc kẹo gừng để thay thế.
Ngoài ra, giã gừng tươi lấy nước rồi hòa cùng nước nóng để có một ly trà gừng cũng là một cách bổ sung rất hiệu quả.
Táo
Giống như chuối, táo là nguồn chứa pectin giàu có, giúp giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
Nếu bạn đang đối phó với bệnh đau dạ dày, hãy ăn táo thường xuyên và nhớ rằng: nên chế biến đi một chút như nấu chín thành nước sốt táo để cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ.
Trà thảo dược
Ngoài việc giúp cho chúng ta có những phút giây thư giãn và giảm căng thẳng, các loại trà thảo dược như trà bạc hà, trà hoa cúc đã được ghi nhận có tác dụng chữa bệnh dạ dày.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy bạc hà kích hoạt kênh sản xuất antipain ở đại tràng, có tác dụng chống buồn nôn và hỗ trợ làm giảm các cơn đau dạ dày.
Hoa cúc cũng đã được chứng minh giúp giảm đau bụng và khó chịu trong dạ dày.
Sữa chua
Hầu hết các sản phẩm từ sữa có thể gây hại cho dạ dày khi đang có rối loạn, nhưng một khẩu phần sữa chua vừa đủ sẽ có tác dụng ngược lại hoàn toàn.
Những loại sữa chua thích hợp sẽ làm tăng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng và giảm cảm giác đầy bụng.
Hãy chọn sữa chua nguyên chất để đảm bảo chất lượng, tránh các sản phẩm bổ sung nhiều hương liệu và thành phần khác.


Thực phẩm nào siêu kỵ bệnh dạ dày





Cần lưu ý gì khi dùng củ dền

- Ngườicó tiền sử bị sỏi thận chứa oxalate nên hạn chế ăn củ dền hoặc uống nước ép.
- Vì nước ép củ dền rất mạnh, không nên uống quá nhiều, đặc biệt là nếu cơ thể bạn chưa quen với nó. Đối với người mới bắt đầu uống, hãy ép nửa củ dền loại trung bình mỗi tuần một lần, từ từ tăng lên ép nguyên củ mỗi tuần một lần. Nước ép củ dền này rất mạnh cho nên có thể gây ra chóng mặttrong quá trình tẩy sạch khi chất độc đang được loại bỏ. Quá trình này có thể gây ra khó chịu trong người nhưng không có gì phải lo lắng. Trong thời gian này, uống nhiều nước cũng để bài tiết chất độc ra
- Nước củ dền có thể tác hại nếu dùng để pha sữa; do vậy không được dùng nước củ dền để pha sữa.
Nhiều bà mẹ hay dùng nước củ dền để pha sữa cho trẻ vì cho rằng nước củ dền bổ cho máu. Điều này hết sức nguy hiểm, nhất là với trẻ dưới 4,5 tháng tuổi, vì có thể gây ngộ độc. Ngộ độc có liên quan đến rau củ là ngộ độc chất nitrate có trong thành phần một số loại rau củ, trên lâm sàng gây ra hội chứng tăng Methemoglobin trong máu (viết tắt là MetHb) làm cho trẻ biểu hiện xanh tím và nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh ngộ độc cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền


Dinh dưỡng thông minh cho cơ thể

Ẩm thực không chỉ để đáp ứng cái khoái khẩu, thỏa mãn đủ cả mùi, màu sắc và vị giác mà ẩm thực giờ đây còn phải cân nhắc đến tác động tới sức khỏe và tuổi thọ.Vậy với mắt thì chế độ dinh dưỡng nào là tốt?
Dinh dưỡng thông minh cho cơ thể
Trong cá có rất nhiều acid béo omega 3, DHA rất có lợi để phòng ngừa thoái hóa hoàng điểm, bệnh võng mạc sắc tố.

Những nghiên cứu dịch tễ học về tác dụng của ẩm thực đến sức khỏe và tuổi thọ cho biết, một chế độ ăn nhiều dầu thực vật, dầu hạt sẽ giúp ta giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cốt lõi của vấn đề là chế độ ăn nhiều dầu giúp cho tỷ số acid béo omega 3/omega 6 ở mức có lợi nhất cho sức khỏe. Ăn nhiều cá luôn được ca ngợi bởi vì hàm lượng acid béo chuỗi dài omega 3, vitamine E, iod, kẽm, selen mà cá đem lại cho người sử dụng rất cần thiết để phòng chống bệnh mắt, bệnh tim mạch, bệnh ung thư. Chế độ ăn nhiều rau, nhiều chất xơ đã được cổ vũ từ vài thập kỷ nay. Rõ ràng là rau xanh giúp con người trẻ lâu, chống ung thư chủ yếu là ung thư đường ruột bởi ẩn chứa hàm lượng vitamine C cao, các chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa, một loạt các nguyên tố vi lượng và khoáng chất tối cần thiết khác. Với các chị em thì sữa đậu nành, giá đỗ có thể hiểu là nguồn vitamin E thực vật, được các nhà dinh dưỡng khuyên dùng để phòng chống các bệnh ung thư sinh dục phụ nữ. Rượu bia với số lượng ít và độ cồn thấp cũng có tác dụng tốt. Rượu vang đỏ được cho là bí kíp sống lâu của người Pháp bởi sắc tố đỏ của nho phòng chống bệnh tim mạch rất tốt, giảm tỷ lệ đột quỵ do bệnh tim mạch ở mức đáng kể.


Bổ toàn thân… nhờ đậu đen

Đậu đen tên khoa học là Vigna cylindrica, thuộc họ Đậu (Fabaceae); Đông yhay gọi với tên ô đậu, hắc đại đậu…
Nhiều sách cổ viết rằng, ăn đậu đen chữa được chứng thủy thũng; tê thấp,bổ thận, giải độc cơ thể, phụ nữ dùng lâu ngày thì làm đẹp dung nhan. Có hai loại đậu đen là loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh gọi là đậu đen xanh lòng được sử dụng làm thuốc nhiều hơn.
Đông y cho rằng sắc đen thuộc hành thủy, liên quan đến tạng Thận, có tác dụng dẫn thuốc về Thận. Một số loại thuốc, nhất là hà thủ ô, vị thuốc bổ Thận, làm đen râu tóc, thường được sao tẩm nhiều lần với đậu đen. Hơn nữa, về mặt “thiên nhân tương ứng” đậu đen có hình dạng giống như quả thận trong thân người. Do đó, theo Y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng bổ Thận.
Món chè đỗ đen: thời tiết oi bức của mùa hè làm cơ thể mất nước do tiết nhiều mồ hôi, gây mất cân bằng cơ thể khiến người mệt mỏi, bứt rứt. Một cốc chè đỗ đen mát lạnh là lựa chọn tuyệt vời để giúp cơ thể giải nhiệt chống lại thời tiết nắng nóng. Đỗ đen tính bình, vị ngọt, giá trị dinh dưỡng tương đối cao, chứa protein, ít chất béo, khoáng chất phong phú, ngoài ra còn chứa thành phần canxi, kẽm, sắt, beta carotin, vitamin B1, B2, B12 cần thiết cho cơ thể. Đối với người tinh thần trạng thái hay mất cân bằng, thể trạng yếu, đỗ đen có tác dụng bổ dưỡng. Đỗ đen giúp bổ thận, bổ máu và có tác dụng làm sáng mắt. Đặc biệt chè đỗ đen có tác dụng điều trị đối với thận yếu, lưng eo nhức mỏi, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét. Chè đỗ đen còn có tác dụng làm sắc màu da sáng và mịn màng hơn. Tuy nhiên, còn tùy thể trạng mà ăn nhiều hay ít trong mỗi lần.
Món đậu đen hầm gà ác: dùng cho phụ nữ sau khi sinh lấy đậu đen hầm với gà ác là món ăn bổ huyết. Những người thận yếu với các triệu chứng hay đau mỏi lưng gối, răng khô, tóc rụng, xuất tinh sớm, di mộng tinh, dương sự kém sút, trí nhớ giảm, hay quên, khó ngủ...
Bổ toàn thân… nhờ đậu đen
Bổ thận, mạnh lưng gối: có thể dùng 100g đậu đen với một cặp chân gà ta, ninh nhừ, nêm vừa ăn... Tùy thể trạng mà ăn nhiều hay ít trong mỗi lần.
Chữa lưng sườn bỗng dưng đau nhói: đậu đen 200g, sao vàng ngâm rượu uống.
Chữa trúng phong cấm khẩu không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động được, hoặc đau bụng đầy hơi, hay ngất rồi tỉnh lại (dùng hỗ trợ hay trong điều kiện không có cơ sở y tế): dùng đậu đen lớn hạt nấu bỏ bã lấy nước cô thành cao mà ngậm. Sử dụng lâu ngày mới có công hiệu.
Chữa ngộ độc rau quả: đậu đen tán nhỏ ngâm rượu vắt lấy 0,5 lít nước cốt, chia ra uống trong ngày.
Chữa say rượu bất tỉnh: đậu đen 1.000g sắc lấy nước chia ra uống nhiều lần cho nôn ra thì khỏi.
Chữa trúng hàn: đậu đen sao cháy, đang lúc còn nóng đổ rượu vào uống xong thì trùm mền vào cho ra mồ hôi thì khỏi.
Chữa thượng tiêu hỏa bức, khạc ra máu hay ứ máu buồn phiền, khô ráo, khát nước: đậu đen 1 vốc, tử tô 2 cành, ô mai 2 quả, nước 3 bát, sắc lấy 6 phần nước, giã gừng sống vắt lấy 1 chén nước hòa vào rồi chia ra uống dần sau bữa ăn.
Chữa phù thũng nằm ngồi không yên: đậu đen 1.000g, nước 5 lít, nấu còn 3 lít, lại chế vào 5 lít rượu, xong nấu tiếp cạn còn 3 lít, chia ra làm 3 lần, uống lúc còn nóng cho đến khi khỏi mới thôi.
Chữa bụng trướng do ăn cá độc: đậu đen sắc lấy nước uống khi còn ấm.
Chữa đau đầuđậu đen 3 phần sao hơi có khói và cho vào 5 phần rượu ngâm trong 7 ngày, đậy kín sau đưa ra uống hết.
Chữa mất ngủ: đậu đen nấu nóng rồi cho vào một vỏ gối đen mà gối đầu, khi nguội lại thay đậu đen nóng khác.
Kinh trị âm chứng bí phương: lấy lượng đậu đen vừa phải, sao già rồi đổ rượu vào, đậy kín cho khỏi bay mất hơi, chờ nguội uống rất hay.
Bổ toàn thân… nhờ đậu đen
Chữa chứng đái tháo đường: chọn một trong hai phương pháp sau:
- Đậu đen tán nhỏ, dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm (âm can) 100 ngày sau tán làm thành viên to chừng 2g. Mỗi ngày uống 1 viên, uống hết thuốc là bệnh khỏi.
- Đậu đen, thiên hoa phấn hai vị có lượng như nhau, tán nhỏ trộn hồ làm viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 70 viên, lấy đậu đen sắc lấy nước làm thang uống thuốc, ngày uống 2 lần, rất công hiệu. Phương này có tác dụng hay với chứng tiêu khát do thận hư.

Chữa tiêu chảy hoắc loạn: đậu đen 1 vốc nghiền sống rồi hòa với nước uống.