Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Dinh dưỡng phòng bệnh bướu cổ

Bướu cổ đơn thuần là loại u của tuyến giáp trạng, nhưng không kèm tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp, bán cấp, mạn tính hay ác tính tuyến giáp.

Bệnh thường gặp ở trẻ em hơn người lớn, nhất là ở bé gái tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở bé trai tới 6 - 7 lần.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là thiếu iốt (I2) trong thức ăn và nước uống. Nước uống có độ cứng cao nhiều Ca, Fluor, Mg làm giảm hoặc chậm quá trình bắt iốt và ôxy hóa iốt ở tuyến giáp. 
Điều kiện ăn ở chật chội, thiếu vệ sinh nên nồng độ iốt trong không khí thấp. Nhà ở gần biển rộng, thoáng, có nồng độ 18,7mcg I2/1m3 không khí; còn nhà ở phố chật hẹp chỉ có 1 - 2mcg I2/1m3 không khí.
Dinh dưỡng phòng bệnh bướu cổ
​Khi nấu xong nêm chút muối iốt sẽ có tỷ lệ hấp thu iốt cao gấp nhiều lần cho muối ngay từ đầu khi nấu.
Theo điều tra ngẫu nhiên của BV Nội tiết Trung ương, ở nước ta chỉ có 6% là vùng không thiếu iốt. Ngay ở Hà Nội, Hải Phòng cũng có tình trạng thiếu iốt ở mức độ nhẹ.
Như vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong dự phòng và điều trị bướu cổ đơn thuần, một bệnh có tỷ lệ mắc cao tới 27,1% ở các tỉnh vùng núi; 18% ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 9,9 - 30,3% ở vùng Đồng bằng sông Hồng, ngoài việc dùng hormon giáp trạng và thuốc có iốt.
Thực đơn hàng ngày cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm
Nhóm thực phẩm chủ yếu: gạo, mỳ, ngô, khoai củ. Hạn chế ăn chất ngọt hấp thụ nhanh như nước ngọt, bánh kẹo, quả chín ngọt để tránh bị bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch.
Nhóm thực phẩm giàu đạm: thực phẩm động vật: trứng, thịt, tôm, cá... thực vật: đậu đỗ, vừng, lạc...
Nhóm thực phẩm giàu chất béo: mỡ, bơ, dầu thực vật.
Khuyến nghị: Nếu chất béo chiếm 30% năng lượng khẩu phần thì năng lượng axít béo chưa no nhiều nối đôi chiếm dưới 10% năng lượng.
Cần chú ý tỷ lệ axít béo no (có nhiều trong mỡ, bơ) để tránh gây tăng mỡ máu, tăng cholesterol. Axít béo không no (có nhiều trong dầu) một hoặc nhiều nối đôi là axít béo quý, giúp làm giảm lượng mỡ máu, điều hòa cholesterol, hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: rau quả cung cấp nhiều vitamin như betacaroten-C, nhóm B... và nhiều chất khoáng như selen, iốt... góp phần làm tăng chất chống gốc tự do, tăng sức đề kháng cho con người. Ngoài ra, chất xơ trong rau còn phòng ngừa bệnh táo bón, tăng đào thải cholesterol ra ngoài.
Trong thực phẩm cũng có iốt nhưng phân bố không đều
Cá tươi: 7 - 240mcg/100g; rau cải xoong: 45mcg/100g; trứng toàn phần: 6mcg/100g; dưa chuột: 6mcg/100g; rau dền: 50mcg/100g; khoai tây: 3mcg/100g; đỗ các loại: 1,5 - 14mcg/100g; thịt ba chỉ: 7,6mcg/100g.
Nhu cầu iốt để tuyến giáp hoạt động ở người bình thường là 200 - 300mcg/ngày.
Trong thực tế không phải lúc nào cũng ăn đủ các loại thực phẩm này, còn phụ thuộc vào mùa vụ rau quả, vào điều kiện kinh tế và sức khỏe từng người. Muối hạt hoặc nước mắm từ cá biển có rất nhiều iốt nhưng chúng ta không thể ăn nhiều được. 
Mà trong quá trình bảo quản và chế biến lượng iốt cũng hao hụt vì thế Chương trình Phòng chống các rối loạn do thiếu iốt đã đưa ra sản phẩm muối iốt, trừ hao hụt khi vận chuyển và bảo quản đến tay người tiêu dùng lượng iốt đảm bảo 200mcg/10g muối.
Khi chế biến phải nấu thế nào để giữ được iốt?
Nếu xào chín rau cho muối iốt vào bắc ra ngay: tỷ lệ hấp thu được 63,2%. Cho muối vào ngay từ đầu khi nấu: tỷ lệ hấp thu còn 18,7%. Nếu dùng dầu đậu nành để xào nấu khoai tây chín cho muối iốt vào bắc ra ngay: 25%. Khi thêm chút dấm để lâu ngày thì tỷ lệ hấp thu do xào bằng dầu đậu nành tăng lên 47,8%.
Còn dùng mỡ động vật khi xào chín cho muối iốt vào bắc ra ngay: tỷ lệ hấp thu 2%.
Những điều cần lưu ý
Muối iốt không nên phơi nắng, rang nóng hoặc để trên gác bếp làm giảm tác dụng của muối. Muối iốt đựng trong túi nilon nhỏ hàn kín để nơi khô ráo không dự trữ quá 6 tháng. Khi nấu nướng cho vào thức ăn rồi bắc ra ngay.
Để lâu ngày một số thực phẩm như bắp cải, củ cải dễ sinh bệnh bướu cổ do thiếu iốt vì trong thức ăn này có chứa chất L.vinyl 5 thio - 2 oxazolidin ức chế quá trình tổng hợp hormon giáp trạng nên không ăn nhiều, liên tục kéo dài thực phẩm này.
Theo BS Nguyễn Thục Anh - Sức khỏe và Đời sống

Khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim

Không ít người nghĩ "ăn gì bổ nấy" nên khi bị bệnh tim thì tăng cường ăn tim. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, điều đó sẽ khiến bệnh tim thêm nặng.

ThS.BS Doãn Thị Tường Vi - Phòng khám dinh dưỡng (Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội) cho biết, rất nhiều người có quan niệm rằng "ăn gì bổ nấy" nhưng đây là một quan niệm sai lầm. 

Không phải cứ mắc bệnh tim mạch rồi lại hay ăn tim động vật là bổ dưỡng, tốt cho tim. Điều này chẳng những không bổ dưỡng mà còn làm gia tăng những yếu tố nguy hiểm cho tim, đó chính là sự gia tăng của cholesterol có hại.

Hàm lượng cholesterol trong tim cật tương đối cao, nhất là cật 370mg/100g, tim là 140mg/100g. Mỗi ngày một người chỉ nên ăn khoảng 250-300mg cholesterol.

Thực tế, bệnh tim có nhiều dạng khác nhau như suy tim, hở van tim…và ở mỗi dạng bệnh cảnh thì chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng sẽ khác. Có những người bị bệnh tim còn liên quan đến hệ thống mạch máu, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp kéo dài… 

Trong trường hợp mắc bệnh tim mạch mà có kèm theo cao huyết áp, rối loạn mỡ máu thì không nên dùng các thực phẩm có nhiều cholesterol. Mà cholesterol lại có nhiều trong phủ tạng động vật như tim, gan, óc, cật… Nó sẽ gây gánh nặng cho tim, làm cho bệnh tim ngày càng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim 1
Không ít người nghĩ "ăn gì bổ nấy" nên khi bị bệnh tim thì tăng cường ăn tim. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, điều đó sẽ khiến bệnh tim thêm nặng. Ảnh minh họa

BS Doãn Thị Tường Vi khuyến cáo, khi bị bệnh tim, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế sử dụng chất béo với cơ cấu lượng mỡ dưới 30% tổng năng lượng, nhất là lượng chất béo bão hòa. 

Chất béo bão hòa cần phải hạn chế dưới 10% vì nó là nguyên nhân chính và trực tiếp làm tăng cholesterol máu và cholesterol tăng cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra chứng xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch vành. 

Do đó, cần phải thực hiện chế độ ăn giảm đến mức tối đa lượng cholesterol. Đặc biệt, không nên khoái khẩu với các món phủ tạng động vật.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong điều trị bệnh tim tốt nhất là các món ăn nên thay đổi hằng ngày, nên ăn nhiều cá, các loại hải sản. 

Vì chất acide béo Omega 3 có trong các loại hải sản rất tốt cho hệ tim mạch. Mọi người nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít đường, bơ, pho mát. Trái cây và rau quả là những thực phẩm chứa chất xơ, giúp tăng cảm giác no và giảm mức cholesterol. 

Nên chọn trái cây có màu sắc tươi và rau củ như cà rốt, cà chua, rau bina, ớt chuông, dâu, cam, đu đủ, ... vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra không nên ăn mặn, những món dưa, cà càng hạn chế.

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, mọi người cần kết hợp chế độ luyện tập, vận động cơ thể thường xuyên. 

Tập luyện thể thao phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình thay thế các tế bào cũ trong cơ thể, tiêu hao bớt chất béo đồng thời tăng khả năng điều tiết của hệ tim mạch, ngăn chặn sự phát sinh và phát triển bệnh tim mạch. 

Nên chọn các môn thể thao như: đi bộ, chạy chậm, đạp xe, luyện khí công, bơi lội… Mỗi lần khoảng 30 phút, tuần tập 3 - 5 lần.

Theo Gia Hân - Trí thức trẻ

Vì sao không nên ăn nhiều cà rốt?


Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn quá nhiều cà rốt, dung nạp vào cơ thể một lượng lớn carotenoid có thể gây vô kinh và ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng bình thường.



Cà rốt là một loại củ có nhiều chất đường, vitamin và muối khoáng, đặc biệt là vitamin C và caroten là chất tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A rất tốt cho cơ thể. Trong 100g cà rốt có 88g nước, 8g đường, 1.5g protid, 1.2g xenluloza, 43mg canxi, 39mg photpho, 0.8mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.4mg vitamin PP, 0.8mg vitamin C và từ 1 đến 9mg caroten… Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà rốt còn là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh.





Chất sắt và vitamin A trong cà rốt có tác dụng phòng và chữa thiếu máu, tăng cường khả năng sinh trưởng đối với trẻ em. Đặc biệt tốt với những trường hợp tiêu chảy nhẹ làm mất các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, khiến nhu động ruột trở lại bình thường.





Đối với phụ nữ, cà rốt còn có tác dụng làm da hồng hào và mịn. Tuy cà rốt là một loại thức ăn ngon, bổ nhưng không nên ăn nhiều vì nếu ăn cà rốt nhiều và thường xuyên, cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten.








Chất này sẽ ứ đọng lại trong cơ thể gây vàng mắt, vàng da, chán ăn (nhiều người dễ nhầm tưởng là bị bệnh gan), chỉ cần ngừng ăn cà rốt thì các biểu hiện trên sẽ hết.








Chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30-50g cà rốt/lần.





Lượng beta carotene trong cà rốt được chứng minh có khả năng phòng ngừa các căn bệnh ung thư, đặc biệt khi vào cơ thể nó chuyển hóa thành vitamin A, B, E và các khoáng chất như can xi, ma giê, mangan, sắt, đồng... là những chất mà cơ thể không thể thiếu. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều cà rốt, cơ thể hấp thụ quá nhiều beta carotene, làn da có nguy cơ chuyển sang màu vàng.





Hiện tượng này thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, và kể cả những người nghiện cà rốt. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn quá nhiều cà rốt, dung nạp vào cơ thể một lượng lớn carotenoid có thể gây vô kinh và ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng bình thường. Vì vậy, phụ nữ muốn mang thai không nên ăn cà rốt.



Trong thành phần cà rốt có chứa nhiều glucose, caroten, dầu thực vật, muối, sắt, canxi. Vì thế nếu ăn nhiều và liên tục sẽ khiến cơ thể không thể chuyển hóa chất, caroten sẽ ứng đọng tại gan, gây chứng vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi.






Nhiều bà mẹ thường cho bé ăn cà rốt rất sớm mà không biết rằng cà rốt chứa rất nhiều nitrat. Khi ăn nhiều và lâu ngày sẽ gây ra chất methemoglobin ở trẻ nhỏ, làm giảm khả năng bù trừ của hệ thống men khử, làm tăng methemoglobine máu, khiến cơ thể tím tái, khó thở, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời". Caroten có trong cà rốt là chất chỉ tan trong dầu mỡ nên việc ninh, nấu chín cà rốt với dầu mỡ hay thịt là cách tốt nhất để sử dụng triệt để lượng vitamin dồi dào có trong loại củ này.





Khi đó, caroten đã hoà tan được chuyển xuống ruột non và dưới tác dụng của niêm mạc ruột sẽ chuyển thành vitamin A giúp cơ thể hấp thu dễ dàng.





Trẻ nhỏ uống quá nhiều nước ép từ cà rốt hoặc cà chua có khả năng bị tăng lipit máu, khuôn mặt và da bàn ngả vàng, chán ăn, tinh thần bất ổn, hay bồn chồn, thậm chí khó ngủ, hay sợ hãi ban đêm, quấy khóc liên miên.






Những sai lầm hết sức quen thuộc trong kết hợp thực phẩm

Có những thực phẩm kiêng kị dùng chung với nhau vì có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe. Kiểm tra thử xem bạn có kết hợp món nào sai không nhé.

1. Uống trà hoặc cà phê trong bữa sáng
Đây là thói quen phổ biến của nhiều người nhưng trên thực tế, thói quen này đang âm thầm "gặm nhắm" sức khỏe của bạn. Lý do là vì chất caffeine sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi và các chất dinh dưỡng khác đồng thời còn đẩy nhanh tốc độ bài tiết dưỡng chất ra khỏi cơ thể.
Trong khi đó, bữa sáng thường là thời điểm bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu canxi nhất trong ngày như sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng hay ngũ cốc…
Giải pháp: Hãy chờ ít nhất là 30 phút sau bữa sáng để uống trà hay cà phê nếu như bạn không thể từ bỏ những loại đồ uống này vào buổi sáng.
2. Ăn trái cây ngay sau bữa trưa
Bữa trưa luôn bao gồm những món ăn cung cấp rất nhiều protein (thịt gà, thịt bò hay cá). Do đó, bạn không nên ăn trái cây ngay khi vừa kết thúc bữa trưa bởi vì sự kết hợp của chất carbonhydrate giúp đốt cháy nhanh chất béo có trong trái cây và lượng protein cần tiêu thụ trong một thời gian tương đối dài thường gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan tiêu hóa như đầy hơi, ợ nóng…
Trái cây tiêu hóa rất nhanh trong khi protein, các loại chất béo và tinh bột lại cần một khoảng thời gian dài. Điều này làm cho trái cây bị lên men trong ruột, khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu.
Giải pháp: Khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn nhâm nhi trái cây đó là 2 tiếng sau bữa ăn trưa.
3. Chuối và sữa
Món sinh tố chuối tuy ngon miệng và giàu dinh dưỡng nhưng khi được chế biến cùng với những thứ có chứa nhiều protein như sữa có thể trở thành món ăn gây khó tiêu. Lý do là vì chuối có chứa tinh bột phản tính bị kiềm hóa trong khi đó sữa lại cung cấp protein dạng axit. 
Cơ thể tiêu hóa các chất này theo những cách khác nhau. Vì vậy, sự kết hợp của chúng có thể khiến hệ thống tiêu hóa gặp căng thẳng và hoạt động kém hiệu quả.
Giải pháp: Có thể thay thế sữa bằng hạnh nhân hoặc sữa gạo vì chúng chứa ít protein hơn sữa. Nếu quá yêu thích vị sữa, bạn nên dùng chuối chín kỹ (chứa ít tinh bột phản tính hơn) và thêm nhục đậu khấu vào món sinh tố để kích thích tiêu hóa.
4. Thịt đỏ và phô mai
Sự kết hợp giữa thịt đỏ với phô mai được yêu thích trong nhiều món ăn cổ điển nhưng kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy thói quen sử dụng hai loại thực phẩm này cùng nhau có thể làm giảm lượng dinh dưỡng trong món ăn.
Giữa canxi và sắt sẽ có sự cạnh tranh trong quá trình hấp thu, nếu dùng kèm chúng với những thực phẩm giàu protein sẽ làm tăng nguy cơ bài tiết canxi. Do đó, đừng thưởng thức những món thịt bạn yêu thích cùng với phô mai.
Giải pháp: Vitamin C giúp làm tăng khả năng hấp thu chất sắt, vì vậy bạn nên ăn thịt đỏ kèm với món salad trộn có chứa nhiều cà chua hoặc ớt đỏ - những thực phẩm vốn rất giàu vitamin C.
5. Uống trà trong bữa tối
Những người nghiện chất caffeine cần lưu ý: trà không phải là thức uống lý tưởng cho bữa ăn tối, đặc biệt là khi bữa ăn của bạn được chế biến với nhiều loại rau xanh khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ chất caffeine cùng với rau xanh sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể. Chất chống oxy hóa tannin trong trà sẽ kết dính với các khoáng chất như sắt, ngăn cản cơ thể hấp thu sắt.
Cả trà và cà phê đều có thể cản trở sự hấp thu này. Tuy nhiên, một kết quả nghiên cứu cho thấy trà là thủ phạm lớn nhất làm hạn chế khả năng hấp thu sắt từ rau xanh trong bữa ăn được chế biến từ những thực phẩm giàu chất sắt với tỷ lệ lên tới 60%.
Giải pháp: Cũng theo kết quả của cuộc nghiên cứu trên, chỉ cần 1 ly nước cam nhỏ uống trong bữa ăn tối đã có thể giúp cơ thể hấp thu thêm được 85% chất sắt có từ thức ăn.
6. Hàu với rượu sâm-panh
Hàu là một trong những nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhất. Do đó, chúng còn được xem là thực phẩm có tác dụng cường dương, kích thích ham muốn phòng the. Tuy nhiên, nếu bạn vừa ăn hàu vừa uống các thứ có chứa chất cồn, khả năng hấp thu kẽm của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, không nên dùng hàu chung với những thực phẩm giàu canxi vì kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm thực phẩm này cũng cản trở việc hấp thu kẽm, khiến cơ thể phải đối mặt với nguy cơ bị thiếu hụt kẽm.
Giải pháp: Chỉ thưởng thức các món ngon từ hàu riêng, không dùng chung với các loại thực phẩm khác để được hưởng tối đa những lợi ích từ loại hải sản này.
7. Uống quá nhiều rượu trong bữa tối
Chất cồn sẽ gây cản trở việc hấp thu nhiều vitamin và khoáng chất, làm gia tăng mức độ bài tiết các dưỡng chất quan trọng. Vì vậy, bạn chỉ nên thưởng thức những loại đồ uống có chứa chất cồn một cách điều độ.
8. Cho sữa vào trà
Trà chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và các dưỡng chất từ thực vật có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo một kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Anh thực hiện, thói quen cho sữa vào trà sẽ làm giảm hàm lượng chất chống oxy hóa trong trà xuống tới 25%. Các nhà nghiên cứu còn khẳng định sữa không kem là loại có khả năng làm giảm lượng chất chống oxy hóa trong trà nhất.
9. Uống nước trong lúc ăn
Uống quá nhiều nước hoặc các loại đồ uống trong bữa ăn có thể ảnh hưởng đến lượng mật và axit trong dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa. Nếu có thói quen uống nước trong khi ăn, bạn chỉ nên nhấp từng ít một thay vì uống từng ngụm lớn.
Theo Hồng Xuân - Phụ nữ TPHCM

Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol

Mỡ máu gồm 2 loại là cholesterol và triglycerit. Trong đó cholesterol cần cho sự hoạt động của tế bào. Cholesterol bao gồm cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL). 

Loại cholestrol xấu thường làm xơ vữa thành động mạch, hạn chế lưu thông máu, nguy hiểm hơn có thể gây tắc mạch máu....

Trong khi đó triglycerit là một axit béo, được hấp thụ qua gan, chuyển thành cholesterol , nếu quá nhiều axit béo này làm gan nhiễm mỡ vì không đào thải hết bị tích lại tại gan.
Để hạn chế mắc bệnh làm tăng mỡ máu, ngoài việc thay đổi lối sống, tích cực vận động, nhiều người còn phải dùng thuốc thường xuyên, chúng ta nên kết hợp với việc ăn uống để tăng hiệu quả làm giảm cholesterol xấu. 
Một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh sẽ góp phần giảm thiểu các loại mỡ máu- cholesterol xấu đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm mà các bà nội trợ tưởng tốt nhưng thực sự nó đang hủy hoại sức khỏe của chúng ta.
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Thực phẩm có gắn nhãn 'Cholesterol thấp'
Khi đi mua sắm người nội trợ cần thận trọng trước những sản phẩm ghi là ít cholesterol, hoặc cholesterol thấp. 
Cần kiểm tra thật kỹ sản phẩm này về hàm lượng cholesterol trên nhãn dinh dưỡng bởi nếu đây là một sản phẩm có chứa chất béo bão hòa, nó có thể làm tăng cholesterol xấu - LDL như trong thịt động vật, các sản phẩm từ sữa, khoai tây chiên, bánh ngọt... 
Ngoài ra cần kiểm tra số lượng sản phẩm vì nếu ăn quá nhiều loại thực phẩm có chứa "ít cholesterol" cũng đồng nghĩa với việc bạn đang cung cấp cho cơ thểmức cholesterol nhiều hơn bạn mong muốn.
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Cà phê
Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều chứng minh cà phê có tác dụng rất tốt đến các bệnh như như tiểu đường, sỏi mật, ung thư, gan... nhưng đó là khi con người sử dụng ít. Một cốc cà phê mỗi ngày có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. 
Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều, nó lại cho những tác dụng ngược. Bởi trong cà phê có chất caffein, uống quá nhiều gây bồn chồn, run, tăng nhịp tim, huyết áp, thậm chí là rối loạn nhịp tim, đặc biệt là tăng cholesterol xấu, có hại cho sức khỏe.
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Món ăn Thái
Đồ ăn Thái cay và thơm ngon, nhưng nó có thể làm tăng lượng cholesterol của bạn nếu bạn không chọn lựa một cách cẩn thận. Bởi chúng chứa một số thành phần bí mật như cốt dừa chẳng hạn, hay các món cà ri có chứa nhiều loại thịt đỏ hoặc khoai tây và dầu mỡ. 
Tốt nhất nên chọn thực đơn với các thực phẩm hấp, dùng dầu thực vật thay cho mỡ, chọn các loại thịt trắng (gà) tốt hơn thịt đỏ.
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Granola
Granola là một thực phẩm ngũ cốc thường dùng để ăn sáng rất phổ biến ở phương Tây. Nhiều người cho rằng đây là một loại "thực phẩm tốt cho sức khỏe"? Thực tế nó là một sản phẩm làm từ yến mạchvới hàm lượng chất béo bão hòa cao. 
Ngay cả trên các sản phẩm có ghi "chất béo thấp" granola vẫn tạo mỡ máu nhiều hơn so với một số loại ngũ cốc khác. Ngũ cốc nguyên hạt với trái cây tươi là lựa chọn hoàn hảo để giảm mỡ máu.
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Tôm
Khi đang mắc chứng cholesterol cao, các loại sản phẩm như cá hay hải sản thường được xem xét tới. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, đặc biệt là tôm. Theo nghiên cứu, kể cả khi không sử dụng chất béo để nấu tôm, nó cũng có thể cung cấp tới 190mg cholesterol cho 1 phần ăn tôm. 
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo người mắc bệnh tim hoặc mỡ máu cao nên hạn chế cholesterol mỗi ngày chỉ từ 200-300mg. Hãy thử thay vào thực đơn của gia đình món sò điệp, nó có ít cholesterol hơn tôm.
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Ngũ tạng
Ngũ tạng của động vật như tim, gan, thận, lòng ... là những thực phẩm có chứa hàm lượng cao cholesterol hơn các loại thịt khác. Nên sử dụng các sản phẩm này cực kỳ có hại cho sức khỏe nhất là với những người đang bị mỡ máu cao cần tuyệt đối tránh ăn các loại tạng động vật.
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Bơ thực vật
Bơ thực vật hay còn được gọi là margarine, bơ này làm từ dầu thực vật, không chứa cholesterol, tuy nhiên nó lại có nhiều chất béo chưa no hơn bơ, và không phải tất cả các loại margarine đều tốt cho sức khỏe, nhiều loại cótác dụng xấu hơn cả bơ khi chế biến. 
Margarine càng cứng càng chứa nhiều chất béo có hại cho sức khỏe. Hãy đọc kỹ nhãn dinh dưỡng và tìm sản phẩm margarine chứa ít chất béo bão hòa và không có trans.
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Mỳ ống
Chế độ ăn Địa Trung Hải được coi là tốt cho việc giảm cholesterol, điều này hoàn toàn đúng. Miễn là bạn nên tránh xa các loại mỳ, thịt viên, bơ, nước sốt với bơ hoặc kem, pho mát, mì ống .... Món mỳ ống thường đi kèm với các loại sốt, và đây chính là kẻ thù số một làm tăng mỡ máu của bạn.
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Bơ làm từ sữa trâu
Đây là một loại thực phẩm phổ biến ở Ấn Độ , loại bơ này chứa chất béo bão hòa và cholesterol. Theo nghiên cứu, một thìa bơ sữa trâu có 33 mg cholesterol, chiếm khoảng 11% số lượng khuyến cáo sử dụng hàng ngày của mỗi người. Vì vậy đây cũng là loại thực phẩm có hại cho sức khỏe.
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Vịt
Nếu thịt gà hay gà tây là sự lựa chọn tốt vì chúng có cholesterol tốt. Nhưng vịt có phải là thực phẩm tốt như gà hay không? Câu trả lời là không. Vịt và ngỗng đều có mức cholesterol cao hơn thịt gà và gà tây. 
Một chén thịt vịt hoặc ngỗng - ngay cả khi bỏ da (đây là phần chứa nhiều mỡ nhất) - có khoảng 128 mg cholesterol. Trong khi gà chỉ có 113 mg cholesterol, và gà tây chỉ có 93 mg.
Những thủ phạm không ngờ làm tăng cholesterol
Một số sản phẩm sữa
Nhiều bà mẹ thường cho rằng sữa rất tốt cho sức khỏe của con họ. Điều đó hoàn toàn đúng vì sữa giúp cung cấp canxi và vitamin D cần thiết. Tuy nhiên các sản phẩm sữa như phô mai, bơ, sữa khi bổ sung chất béo, nó cung cấp cả cholesterol cho cơ thể. Có thể sử dụng sữa chua để cắt giảm các chất béo bão hòa và cholesterol.
Theo Sức khỏe và Đời sống

Có nên ăn tôm khô hay không?

Tôm, tép đều cung cấp một lượng đạm đáng kể, đặc biệt  trong tôm khô, lượng đạm còn cao hơn nhiều lần so với tôm tươi, thịt bò.

Cụ thể trong kết quả nghiên cứu của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện nghiên cứu kỹ thuật ăn mặc thì trong trong 100g thịt bò chỉ có 17,6g đạm, 100g thịt lợn nạc có 18,6g đạm, 100g tôm đồng tươi có 76,9g nước, 18,4g đạm, 1,8g lipid... Đặc biệt tôm khô có hàm lượng đạm rất cao, có thể nói là cao nhất trong các loại thực phẩm.
Theo nghiên cứu thì 100g tôm khô có tới 75,6g đạm chưa kể các thành phần vi chất khác cao hơn nhiều lần so với tôm tươi, thịt bò hay thịt lợn. Bên cạnh đó hàm lượng muối khoáng, can-xi, phốt-pho, natri và kẽm cũng rất cao.
Tôm khô ngon

Theo Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thanh Hà, sở dĩ tôm khô có hàm lượng đạm cao đặc biệt như vậy là do khi sấy hay phơi khô, phần nước trong tôm bay hơi nên các thành phần còn lại sẽ tăng lên gấp hơn ba lần, lượng đạm trong tôm khô sẽ chiếm gần 70%, nghĩa là cứ 100g tôm khô có gần 70g đạm.
Tính toán của Viện dinh dưỡng Việt Nam với một người lớn nặng 80kg chỉ cần ăn gần 1 lạng tôm là đã thừa nhu cầu chất đạm trong một ngày.
Vì hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng tôm khô để chế biến thức ăn hàng ngày. Tuy nhiên nên lựa chọn kĩ tránh mua phải tôm khô giả, tôm khô ẩm mốc hư hỏng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đối với tôm khô, khi chọn mua nên quan sát hình dáng, màu sắc, mùi vị bên ngoài để xác định xem tôm ngon hay không.
Tôm khô tốt thường có màu hồng nhạt đến hồng, sáng, không trắng nhợt cũng không thâm đen. Nếu là tôm khô cả vỏ phải nguyên con, không dập nát.
Nếu là tôm nõn khô không có đầu thì phải nguyên mình, không vụn nát, không có sâu mọt, mốc meo, mùi vị thơm ngon tự nhiên của tôm khô, không có mùi khác lạ.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại tôm giả, tôm nghi làm bằng nhựa, tôm cao su có hình dáng, màu sắc giống hệt tôm khô bình thường vì thế để tránh mua mua những loại tôm này bạn có thể thử bằng cách dùng bật lửa đốt con tôm. Nếu nó cháy xèo xèo, bốc khói đen và có mùi khét bất thường thì không nên mua.
Mùi tôm khô thật rất thơm, không cần đưa gần mũi mà chỉ cần để mớ tôm khô trên tay là đã thấy mùi thơm quyến rũ của tôm khô rồi. Không có mùi cao su, mùi nhựa hay mùi lạ của những loại tôm giả. 

Bạn cũng có thể dùng tay bẻ để kiểm tra con tôm. Nếu là tôm giả làm từ cao su hay nhựa, bạn sẽ khó thực hiện được bởi loại tôm này cứng và dùng tay cạy bẻ rất khó hơn so với tôm khô bình thường. Với tôm khô tự nhiên, thân tôm sẽ hơi dai khi khô, có thể tách thân tôm bằng tay.

Theo Thu Nguyên - Kiến thức

Top thói quen ăn uống đẩy lùi ung thư

Để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của ung thư, nên tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ, tránh đồ chế biến sẵn và thịt đỏ…


Theo Hải Yến - Kiến thức

Giá trị dinh dưỡng thật sự của thịt cóc: Có đáng để chấp nhận rủi ro?

Tại bệnh viện thường xuyên tiếp nhận trẻ bị ngộ độc do ăn thịt cóc, ruốc cóc để chống còi xương. Sự thực thì thịt cóc có phải là siêu thực phẩm để các bà mẹ trông cậy hay không.

Các chất độc từ gan cóc, trứng cóc, mủ cóc có thể gây tử vong.

Ruốc cóc giàu đạm, canxi?
Thấy con lười ăn, chị Nguyễn Thị Hòa trú tại Gốc Đề, Minh Khai, Hà Nội đã đặt mua ruốc cóc về cho trẻ ăn. Chị Hòa vừa mua về chưa kịp cho con ăn thì bị cả gia đình phản đối vì cho rằng "cóc là cậu Trời".
Cùng trường hợp với chị Hòa, chị Vũ Bích Phương, Thái Hà, Hà Nội cũng mệt mỏi vì con lười ăn, chậm lớn. Chị Phương đang băn khoăn muốn mua ruốc cóc về cho con ăn thử. Tuy nhiên, điều chị Phương băn khoăn là mua ở đâu được ruốc cóc xịn.
Chị Phương khẳng định ruốc cóc rất tốt. "Con gái chị tôi sinh thiếu tháng, lười ăn lắm. Chị ấy cho ăn ruốc cóc một thời gian cháu bé tăng cân, ăn ngon miệng và cứng cáp hẳn lên. Các cụ trước cũng thường bắt cóc để làm ruốc cho con ăn. Tôi muốn mua nhưng chưa tìm được chỗ mua ruốc cóc xịn".
Theo số liệu của bệnh viện số trường hợp ngộ độc do ăn cóc đã giảm đáng kể nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ ngộ độc đáng tiếc, có lẽ do tâm lý “thịt cóc là món ăn ngon, bổ, chống suy dinh dưỡng, chống còi xương, giúp tăng chiều cao cho trẻ” của một số bậc cha mẹ.
Theo ThS đông y Vũ Quốc Trung, thịt cóc, ruốc cóc vẫn thường được nhiều người truyền tai nhau về tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt những trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng thịt cóc không phải đến mức là siêu thực phẩm.
Trong 100g thịt cóc có chứa 18,6g đạm (protein), ngoài ra còn có một yếu tố vi lượng khác, đặc biệt là kẽm, rất tốt cho sự phát triển và phục hồi dinh dưỡng của trẻ. Khi so sánh lượng đạm trong 100 gram thịt cóc so với thịt bò, thịt dê, thịt heo…thì kết quả tương đương nhưng giá thành của thịt cóc lại đắt hơn nhiều so với các loại thịt còn lại.
Ngộ độc vì cóc
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai, Hà Nội) cho biết khoa Nhi từng tiếp nhận cấp cứu cho hai bố con bị ngộ độc do ăn thịt cóc.
Trước đó, mẹ cháu Nguyễn N.M bắt được con cóc trong vườn nhà, vợ chồng chị làm thịt cho hai con ăn. Khi thịt cóc hai vợ chồng đã lột sạch da, bỏ hết nội tạng nhưng có để lại bộ trứng cóc nướng lên cho con ăn.
Sau khi ăn chừng 30 phút, bé Nguyễn N.M có dấu hiệu mệt lả, nôn liên tục, gia đình cũng nghĩ ngay đến ngộ độc cóc và đưa đến bệnh viện. Được biết bố của cháu bé cũng nhập viện với triệu chứng tương tự.
Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã điều trị cho bé Nguyễn Tường V., 11 tháng tuổi từ BV Đồng Xoài chuyển lên với chẩn đoán: Ngộ độc trứng cóc/Rối loạn nhịp chậm, trong tình trạng gồng người, tím môi, ói và tiêu lỏng nhiều lần.
Theo lời kể của mẹ, tối trước ngày nhập viên, ba của bé bắt được một con cóc lớn, lột da, để nguyên trứng và nội tạng, chiên lên rồi 2 cha con cùng ăn. Sau khi ăn được 30 phút, bé nôn ói dữ dội kèm tiêu lỏng nên người nhà lập tức đưa đến BV Đồng Xoài. Được biết bố của cháu Tường V. cũng nhập viện trong tình trạng tương tự.
Tại BV Nhi Đồng 2, bé được rửa dạ dày và cho uống than hoạt để loại bỏ độc chất, được đo điện tim và theo dõi nhịp tim liên tục trên monitor để phát hiện sớm rối loạn nhịp chậm nhằm xử trí kịp thời. Sau 4 ngày điều trị tại bệnh viện, bé đã được xuất viện trong tình trạng ổn định.
BS Dũng, khuyến cáo người dân không nên mạo hiểm ăn thịt cóc vì nghĩ bổ. Thực tế, thịt cóc cũng như các loại thịt khác, đều có hàm lượng dinh dưỡng nhất định nhưng ăn lại nguy hiểm hơn.
Nọc độc cóc chứa rất nhiều chất độc, có thể tiết qua hạch bạch huyết truyền đi khắp da, mủ, trứng và gan. Thịt, mỡ cóc không có độc nhưng nếu không cẩn thận trong khi chế biến vẫn có thể bị độc tố từ gan, mủ, da cóc dính vào thịt.
Thành phần gây độc của cóc là độc tố bufotoxine - một chất cực độc, bền với nhiệt - có trong gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai, còn gọi là nọc cóc hay nhựa cóc), mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn.

Triệu chứng ngộ độc: 1 - 2h sau khi ăn cóc, trẻ thường có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau và chướng bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, sốc, ảo giác, đau đầu, có thể hưng phấn, tổn thương gan, thận và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Theo Khánh Ngọc - Infonet

Thực phẩm khiến mùi cơ thể trầm trọng thêm

Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể chúng ta nặng mùi mà không hề hay biết, một số người đổ lỗi do di truyền, do tuyến nội tiết, do nước hoa rẻ tiền…

Một số người đã nhận thức rất rõ ràng có thể do thói quen ăn uống cũng như vệ sinh không đúng cách cũng khiến cơ thể nặng mùi.
Một số chuyên gia cho rằng do sử dụng quá nhiều các chất khử mùi, ăn một số thực phẩm có thể dẫn đến mùi hôi cơ thể trỗi dậy. Dưới đây là danh sách 7 thực phẩm hàng đầu gây nặng mùi cơ thể mà chúng ta nên hạn chế để tránh bị rối loạn nội tiết.
1. Gia vị chế biến thực phẩm
Dùng quá nhiều gia vị để chế biến món ăn hàng ngày có thể dẫn đến tình trạng thừa lưu huỳnh, chất này thường được đào thải qua bề mặt, da lỗ chân lông và hơi thở. Do đó, nên cân bằng khẩu phần ăn của bạn tránh dùng quá nhiều hành, tỏi hay các món có ngũ vị hương, bột cà ri.
2. Thịt đỏ
Bộ phận tiêu hóa phải tốn nhiều sức mới có thể tiêu hóa được hết các chất có trong thịt đỏ. Do đó, ăn càng nhiều loại thịt đỏ sẽ làm cơ thể tiết ra càng nhiều mồ hôi gây mùi rất khó chịu cho những người xung quanh. Những người ăn chay thường không phải đối mặt với nguy cơ mùi mồ hôi "đậm đà" này vì chế độ ăn của họ ít thịt và nhiều rau.
3. Rượu
Sô-cô-la, soda, trà, cà phê hay rượu đều nằm trong danh sách những thực phẩm khiến cơ thể trở nên ngày càng "nặng mùi". Vì khi bạn uống rượu ít nhất 10% sẽ không được cơ thể hấp thu mà sẽ đào thải thông qua tuyến mồ hô. Do vậy, nếu uống quá nhiều những đồ uống có mùi, đặc biệt là rượu, bia, cơ thể sẽ nặng mùi hơn bình thường.
4. Thức ăn chế biến sẵn
Ăn quá nhiều thức ăn chế biến sẵn kèm với ít tập thể dục sẽ làm chất béo dễ bị tích tụ trong cơ thể dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến chuyển hóa. Điều này khiến tình trạng hơi thở và cơ thể đều có mùi, vì thời gian tiêu hóa những thức ăn này kéo dài hơn. Các món ăn nhiều dầu, đường, bột, muối đều không tốt cho sức khỏe nếu ăn quá mức sẽ làm cơ thể bị yếu và dễ đổ mồ hôi.
5. Thức ăn chứa ít carb
Một chế độ ăn chứa ít carb sẽ khiến cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường, đồng thời còn bị thừa lượng protein. Ăn nhiều thực phẩm giàu đạm hoạt động trao đổi chất của cơ thể diễn ra mạnh mẽ hơn giải phóng ra chất hóa học có tên là ketone ở trong máu góp phần tạo nên mùi bạn không mong muốn.
6. Các sản phẩm làm từ sữa
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa một loại protein làm cho dạ dày khi tiêu hóa sẽ biến protein này thành hợp chất lưu huỳnh sẽ gây mùi hôi ở khoang miệng nghiêm trọng. Đây là lý do chính khiến hơi thở của bạn có mùi hôi.
7. Thuốc lá
Tất cả chúng ta đều biết hút thuốc lá là thủ phạm hàng đầu gây hôi miệng. Ngoài ra, khói thuốc lá hòa lẫn vào tuyến mồ hôi trên cơ thể, mang lại cảm giác lạ vô cùng "khó ngửi" cho những người tiếp xúc. 

Mùi hôi của thuốc lá len lỏi vào hơi thở, bám trên quần áo, tóc và các vật dụng trên cơ thể khiến bạn càng trở nên nặng mùi,và kém tự tin hơn khi tiếp xúc với những người xung quanh.


Theo Minh Thúy - Tiền phong

5 thực phẩm chữa bệnh mất trí nhớ ở người già

Với người cao tuổi, khi phát hiện thấy có các dấu hiệu mắc bệnh suy giảm trí nhớ thì hãy xem lại chế độ dinh dưỡng ăn uống hàng ngày.

Theo Mi Trần - Kiến thức