Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Chế độ ăn uống của người Nhật có thể giúp bạn sống lâu hơn

Chế độ ăn uống và thói quen ăn uống của người Nhật Bản là khá đơn giản khi so sánh với các quốc gia khác nhau. Thực đơn của người Nhật bao gồm những thực phẩm có chứa lượng chất béo thấp, lượng carb cao, giàu protein cùng các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa.
Thực phẩm và chế độ ăn uống của người NhậtThực phẩm và chế độ ăn uống của người Nhật
Người Nhật ăn rất ít và chậm với số lượng nhỏ. Lượng calo tiêu thụ của người Nhật chỉ bằng 3/4 so với người Mỹ. Bữa ăn của họ được đề cao không chỉ bởi hương vị thơm ngon của thức ăn mà còn là tính thẩm mỹ, sự tinh tế trong cách trình bày. 
Việc trình bày các món ăn là một yếu tố quan trọng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Các món ăn màu sắc được trình bày theo kiểu truyền thống rất đẹp mắt, kích thích ngon miệng.
Dưới đây là một vài lời khuyên để giúp bạn có được chế độ ăn lành mạnh như họ.
Ăn nhiều cá
Cá là thực phẩm không thể không nhắc tới trong thực đơn hàng ngày của người Nhật. Mức độ người bị mắc bệnh tim ở Nhật Bản rất thấp do họ ăn rất nhiều cá trong mỗi bữa ăn. Việc ăn 0,5 kg cá mỗi ngày sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 
Cá tươi, cá hun khói hay cá ướp muối rất giàu vitamin A, các axit béo omega 3 giúp bảo vệ cơ thể chống lại ung thư. Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi và cá trích tươi là những loài cá được sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn uống của người Nhật.
Sashimi (các lát cá sống) và sushi (cơm trộn giấm phủ cá sống) là những ví dụ điển hình. Sashimi được chuẩn bị khá đơn giản bằng việc cắt cá tươi. Bằng nhiều phương pháp có thể kiếm tra độ tươi của thực phẩm, và việc vệ sinh thực phẩm được thực hiện một cách cẩn thận. Các phương pháp cắt cũng được phát triển một cách đặc biệt nhằm giữ lại mùi vị tuyệt hảo của thực phẩm.
Hạn chế ăn thịt
Thịt không phải là nguồn thực phẩm duy nhất cung cấp protein. Protein còn được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đậu phụ, đậu edamame là sự lựa chọn thay thế tuyệt vời. Đậu phụ chứa rất ít các chất béo bão hòa, giàu canxi, tốt cho tim mạch và xương. 
Súp miso và đậu phụ thường xuyên có trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người Nhật. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ không ăn các loại thịt đỏ trong bữa ăn.
Ăn nhiều rau xanh
Người Nhật thích ăn rau xanh. Ăn nhiều rau, quả giúp cơ thể tránh được các bệnh về tim, đột quỵ, ổn định huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư, hạn chế hiệu quả các bệnh liên quan đến đường ruột đặc biệt là viêm ruột thừa, bảo vệ mắt khỏi bị 2 loại bệnh thoái hóa rất phổ biến, đó là đục nhân mắt và chấm đen trong mắt.
Đặc trưng nguyên thủy của văn hóa ẩm thực Nhật Bản là thưởng thức hương vị của thức ăn sống, mà không sử dụng nước sốt mùi vị mạnh. Chiên và đun quá sôi là hoàn toàn không cần thiết. Cải xoăn, bông cải xanh, cải bắp, cải xoong và củ cải là những thực phẩm rất tốt ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt.
Rau sẽ ngon hơn nếu bạn nấu đúng cách, có thể là hấp, xào nhanh hoặc nướng qua trong lò vi sóng với dầu ô liu, dầu canola, muối, hạt tiêu và các loại thảo mộc.
Người Nhật thích chuẩn bị hỗn hợp rau và nước dùng theo mùa. Măng tre, cây ngưu bàng, cải bắp, ngô, củ cải daikon, cà tím, nấm shiitake, đậu tương, khoai lang và ớt xanh là những thực phẩm chính được chuẩn bị. 
Một số loại rau xanh khác không thể thiếu trong chế độ ăn của người Nhật đó là ớt chuông đỏ, bí xanh, rau bina, hành tây, cà chua, rau diếp, củ cải, củ sen, củ cải và rong biển. Rong biển rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất.
Đặc trưng trong ẩm thực Nhật Bản là sự cân bằng dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, điều này giải thích cho tuổi thọ cao của người Nhật Bản. Chế độ ăn cân bằng, lành mạnh sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn, tươi trẻ hơn.
Theo Mỹ Linh - Gia đình Việt Nam

9 loại rau và trái cây ít đường bạn có thể ăn nhiều

Suy nghĩ về bệnh tiểu đường làm bạn sợ hãi? Bạn có thường xuyên kiểm tra lượng đường trong các thực phẩm mình và gia đình tiêu thụ? Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, các loại rau và trái cây ít đường sau đây sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.
1. Xà lách
 1
Xà lách là một trong những loại rau chứa rất ít đường. Xà lách giòn và là một thành phần chính của món rau sống. Bạn có thể ăn nhiều rau xà lách mà không sợ tăng cân.
Xà lách đặc biệt tốt trong việc tăng cường khả năng miễn dịch vì nó rất giàu folate, mangan và sắt. Xà lách còn chứa nhóm vitamin B thiết yếu và những chất khác như vitamin A, C, D, E và K. Xà lách có chứa khoảng 0,8 g đường mỗi 100 g, ít hơn 20 lần so với lượng đường trong một chiếc bánh.
2. Măng tây
 2
Măng tây đã được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh. Măng tây không chứa chất béo và hầu như không chứa đường, trong khi măng tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác hoàn toàn có lợi cho cơ thể. Măng tây đã được sử dụng như là một thực phẩm giúp lợi tiểu và tăng cường trao đổi chất.
Măng tây có chứa vitamin A, C, E, K, B6 và các khoáng chất như sắt, đồng, folate và cũng rất giàu protein.
3. Súp lơ xanh
 3
Súp lơ xanh hầu như không chứa chất béo và đường. Súp lơ xanh còn chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Súp lơ xanh chứa vitamin A, C, D, E, K, chất xơ, canxi và các chất dinh dưỡng khác như sắt, phốt pho, kẽm và kali. Súp lơ xanh cũng chứa một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất giúp bảo vệ sức khỏe và chữa lành tổn thương da gây nên bởi các gốc tự do.
4. Bắp cải
 4
Bắp cải chứa rất ít chất béo và đường. Loại rau này chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bắp cải rất giàu vitamin A, C, D, E và K. Bắp cải cũng chứa lượng canxi, sắt, magiê, kẽm và natri dồi dào.
5. Bưởi
 5
Bưởi là một trong những phương thuốc hiệu quả chữa ho và cảm lạnh. Lượng vitamin C dồi dào trong bưởi giúp bạn phòng tránh bệnh bệnh xco-buýt. Bưởi là một trong những loại quả không chứa chất béo, nên bạn có thể ăn bưởi thỏa mái mà không lo tăng cân.
6. Quả bơ
 6
Bơ là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất và được các nhà dinh dưỡng toàn cầu gọi là "thực phẩm hoàn hảo" bởi bơ chứa rất ít béo và ít đường. 
Bơ đặc biệt giàu chất xơ và các khoáng chất như kali, đồng, và các vitamin thiết yếu như E, A, K, B6 và C. Quả bơ cũng có chứa folate, đồng và protein. Bơ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và được sử dụng thường xuyên trong việc chăm sóc da và tóc.
7. Đu đủ
 7
Đu đủ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đu đủ giúp tăng cường tiêu hóa nhờ chất papains - hóa chất trong đu đủ giúp kích thích quá trình tiêu hóa. Đu đủ cũng rất giàu vitamin thiết yếu; đặc biệt vitamin A. 
Sự hiện diện của carotene làm cho đu đủ là thực phẩm phòng ngừa ung thư. Lượng natri thấp trong đu đủ đặc biệt tốt cho những người có vấn đề về lượng cholesterol. 
Đu đủ giúp cải thiện màu da và ngăn chặn sắc tố và sự đổi màu. Đu đủ có chứa chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa. Đu đủ cũng ngăn hói đầu và kiểm soát gàu.
8. Cà chua
 8
Cà chua rất ít chất béo và là thực phẩm hầu như không đường. Cà chua chứa vitamin K - giúp xây dựng và củng cố xương. Vitamin K giúp bạn duy trì sức khỏe xương cũng như kích thích một protein không chứa collagen gọi là osteocalcin - cần thiết và đóng vai trò như một chất xúc tác, giúp tăng cường canxi xương của bạn. Cà chua cũng chứa một lượng lớn vitamin A, giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và các bệnh khác.
9. Củ cải đường
 9
Củ cải đường giúp chữa trị và ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe. Mặc dù có tên là củ cải đường nhưng thực phẩm này lại là một trong những thực phẩm rất ít đường. Củ cải đường chứa đầy đủ các khoáng chất như kali, sắt, chất xơ. Củ cải đường cũng chứa một chất chống oxy hóa mạnh gọi là betanin.
Vì vậy, ngay cả khi bạn phải tránh đồ ngọt và thức ăn có đường khác, bạn vẫn có thể ăn nhiều củ cải đường.
Theo Quỳnh Trang - Trí thức trẻ

Những bệnh "chớ" uống nước dừa

Từ lâu nước dừa tươi đã trở thành một thức uống bổ dưỡng, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nhưng ít ai biết nước dừa nếu sử dụng không đúng cách thì rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Trong nước dừa tươi có chứa các chất: protein 0,3%, chất béo 0,2%, đường 4,7%, các chất khoáng Ca, Na, K. L, P, Fe... các vitamin C, PP… rất tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của nước dừa:
Tác dụng kháng vi khuẩn, chống viêm
Nước dừa tươi có tác dụng kháng vi-rút kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.
Nước dừa được sử dụng để điều chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu, và mức cholesterol. Chúng giúp nâng cao năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người.
Nước dừa còn điều trị các bệnh: cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả, bất thường về tiết niệu, thận có vấn đề trục trặc, da khô ngứa và giảm nếp nhăn…
Ngăn ngừa sỏi thận
Uống nước dừa thường xuyên giúp tan sỏi thận và làm cho chúng thoát ra ngoài cơ thể. Những người có vấn đề về thận nên uống bổ sung nước dừa kết hợp với các loại thuốc điều trị.
Giảm nguy cơ mất nước
Nước dừa chứa kali và các khoáng chất nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Vì vậy, nước dừa được dùng để điều trị chứng mất nước khi bị bệnh lỵ, tả, tiêu chảy, cúm và làm cân bằng chất điện phân.
Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, hồi phục cơ thể sau khi mất nước.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
Các chất dinh dưỡng chính trong nước dừa bao gồm: acid lauric, Chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.
Tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột
Uống nước dừa 1 lần/ngày với một muỗng cà phê dầu ô liu (từ 3 - 5 ngày) sẽ giết chết các vi khuẩn trong ruột, làm sạch dạ dày, đồng thời giúp cho tiêu hóa tốt hơn.
Tác dụng kháng khuẩn
Nước dừa chứa: monolaurin, monoglyceride kháng virus, kháng khuẩn và antiprozoal được sử dụng để diệt các loại virus gây các bệnh như HIV, Herpes, cytomegalovirus, cảm cúm và các vi khuẩn khác.
Mặt trái của nước dừa:
- Nước dừa rất có hại cho sức khoẻ nếu uống nhiều 3 - 4 trái/ngày, nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh.
- Nước dừa uống vào buổi tối (gây đầy bụng).
- Sau khi đi ngoài trời nắng về uống nước dừa quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao... Vì vậy cần phải uống từ từ từng chút một.
- Khi thi đấu thể thao, uống nước dừa nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.
Những người không nên uống nước dừa:
- Những người có thể tạng thuộc âm: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp... không nên dùng nước dừa.
- Phụ nữ có thai không nên uống nước dừa vào quý thứ 1 của thai kỳ (khi uống nước dừa cần tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa).
- Người bị bệnh trị, huyết áp thấp, thấp khớp…không nên uống nước dừa.
Theo Thái Phong - Đại lộ

Đậu phộng giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và tử vong sớm

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Vanderbilt và viện ung thư Thượng Hải xem xét mối liên hệ giữa sử dụng lượng đậu phộng với tỷ lệ tử vong giữa các nhóm dân tộc khác nhau, và các hộ gia đình có thu nhập thấp. Họ phát hiện ra rằng những người ăn nhiều đậu phộng có tỉ lệ tử vong ít hơn, đặc biệt là đối với các bệnh về tim mạch.
Đậu phộng giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và tử vong sớm.Đậu phộng giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và tử vong sớm.
Đậu phộng rất giàu chất dinh dưỡng mà giá thành lại rẻ, nên bạn không mất quá nhiều chi phí để cải thiện sức khỏe tim mạch.
Đây là nghiên cứu đầu tiên tập trung vào các hộ gia đình có thu nhập thấp, và các nhóm dân tộc khác nhau như người da đen, người da trắng và người châu Á để tìm hiểu những tác động của đậu phộng đến tỉ lệ tử xong. 
Các nghiên cứu trước đó chỉ tập trung chủ yếu vào những người có thu nhập cao, tầng lớp trí thức. Giờ đây, tất cả mọi người thuộc mọi chủng tộc đều có thể được hưởng lợi từ việc ăn đậu phộng.
"Đậu phộng không thực sự là một loại hạt - nó là họ nhà đậu", GS Xiao-Ou-Shu, phó giám đốc trung tâm y tế toàn cầu tại Trung tâm ung thư Vanderbilt-Ingram (VICC) và là giáo sư Y khoa tại Khoa Dịch tễ học cho biết. 
"Tuy nhiên, đậu phộng có chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất phytochemical tương tự như các loại hạt. Đối với người không thể ăn các loại hạt, đậu phộng có thể được dùng thay thế", Giáo sư Shu nói thêm.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ba nhóm lớn trong đó có hơn 70.000 người đàn ông da đen, da trắng và phụ nữ đang sinh sống tại Mỹ và hơn 130.000 đàn ông và phụ nữ sống ở Thượng Hải.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy những người trong ba nhóm trên dùng đậu phộng có tuổi thọ khỏe mạnh và ít mắc các bệnh tim mạch hơn.
Nhưng các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng, nghiên cứu này chỉ dựa trên các quan sát và thử nghiệm lâm sàng và vẫn chưa được công nhận.
"Mặc dù chúng tôi đã điều chỉnh rất cẩn thận các yếu tố có thể gây nhiễu nhưng chúng ta không thể kết luận rằng đậu phộng sẽ đảm bảo giảm tỷ lệ tử vong như quan sát. Tuy vậy, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên là cần thiết", Shu nói.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên dùng 43 gram muối, hạt dầu mỗi tuần. Nhưng các loại hạt giàu chất dinh dưỡng cũng chứa calo, vậy nên, nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, bạn nên kiểm soát lượng đậu phộng sử dụng.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Những loại rau "khắc tinh" với bà bầu

Theo Mi Trần - Kiến thức

9 lợi ích của thực phẩm giàu chất xơ hòa tan

Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan sẽ lẫn vào nước để tạo thành một dạng chất khác làm giảm cholesterol trong máu và lượng đường glucose.

Theo Hoàng Minh - Kiến thức

Thực phẩm gây khó thụ thai bạn không ngờ tới

Những người đang cố gắng mang thai nên tránh hoặc hạn chế không ăn và uống những thực phẩm gây khó thụ thai sau

Theo Linh Chi - Kiến thức

Ninh xương nấu cháo giúp trẻ khỏe xương là sai lầm

Để phòng bệnh còi xương ở trẻ, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tắm nắng 15-30 phút hàng ngày để giúp cơ thể trẻ tạo ra vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thu canxi.

Miền Bắc hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa, rất khó cho trẻ tắm nắng nên nhiều phụ huynh lo con bị còi xương và tìm đủ mọi cách bổ sung canxi cho trẻ. 
Ninh xương nấu cháo, tùy tiện bổ sung sữa đặc có đường hay sữa công thức vào bữa bột đã được chế biến với thành phần dinh dưỡng cân đối là những sai lầm phổ biến, chẳng những không bổ sung được canxi mà còn có thể khiến trẻ rối loạn tiêu hóa.
Tìm mọi cách bổ sung dinh dưỡng cho con
Khoảng 1 tháng trở lại đây, chị Tuyết (Hoàng Mai, Hà Nội) rất lo lắng khi thấy bé Nhật con chị chậm lên cân, lúc ngủ hay lúc chơi đều vã nhiều mồ hôi ở đầu. Đã 9 tháng tuổi nhưng cậu bé vẫn chưa mọc chiếc răng nào.
Ninh xương nấu cháo cho trẻ không giúp cải thiện tình trạng còi xương.Ninh xương nấu cháo cho trẻ không giúp cải thiện tình trạng còi xương.
Đưa con đi khám, chị Tuyết vô cùng ngạc nhiên khi bác sĩ kết luận Nhật bị còi xương dù chị luôn tích cực tẩm bổ cho bé. Chị Tuyết cho biết, bé Nhật đã ăn dặm lúc 5 tháng tuổi. Ngoài việc ngày nào cũng đều đặn 2 bữa cháo xay nấu với nước xương ninh, chị cũng tích cực cho con ăn bổ sung hoa quả và đồ ăn dặm như phô mai, khoai lang, khoai tây.
"Vậy mà không hiểu sao con vẫn còi cọc, gần đây còn hay ra mồ hôi khi ngủ, tóc rụng nhiều"- người mẹ trẻ không giấu được sự băn khoăn. Lo lắng của chị Tuyết cũng là tâm trạng của nhiều ông bố, bà mẹ khi đưa con đến phòng khám Dinh dưỡng - BV Nhi Trung ương.
Không chỉ có vậy, nhiều gia đình vì lo lắng con bị còi xương nên cố gắng bổ sung thật nhiều sữa đặc có đường hay sữa bột vào bữa ăn dặm của trẻ. Cách làm này không những không cải thiện được tình trạng còi xương của trẻ mà còn có thể khiến các bé mắc thêm những vấn đề nghiêm trọng hơn như đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Nhiều trẻ phải nhập viện vì bổ sung can xi sai cách cho con.Nhiều trẻ phải nhập viện vì bổ sung can xi sai cách cho con.
Chị Xuyến (Ba Đình, Hà Nội) vừa phải đưa con vào bệnh viện điều trị tiêu chảy vì lý do này. Cu Bin con chị hơn 6 tháng tuổi nhưng so với các bạn cùng lứa thì thuộc dạng còi cọc. Sợ con ăn uống chưa đủ chất, chị Xuyến sốt sắng lên mạng tìm hiểu các phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho Bin.
Nghe người hàng xóm mách cách chế biến bột nấu với sữa đặc có đường hoặc sữa công thức có thể giúp trẻ tăng cường canxi, chị lập tức áp dụng cho con mình. "Chưa thấy lợi lộc gì mà con lại bị đầy bụng sau đó đi ngoài phân lỏng 5-6 lần/ ngày. Chỉ có 2 ngày mà con nhìn đã gầy rộc đi", chị Xuyến tự trách bản thân.
Còi xương do thiếu vitamin D
Những trường hợp trên với TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục - Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng (BV Nhi TƯ) không phải là hiếm. Theo TS Thục, tại thời điểm này miền Bắc ít ánh nắng nên số lượng bệnh nhân đến khám về còi xương tăng đáng kể. 
Khoảng 3 tháng trở lại đây, trung bình mỗi ngày phòng khám Dinh dưỡng tiếp nhận từ 60-80 trẻ, trong đó số trẻ suy dinh dưỡng kèm còi xương chiếm đến 50%, chủ yếu rơi vào nhóm trẻ dưới 2 tuổi.
Số trẻ nhập viện Nhi khám dinh dưỡng tăng đáng kể trong mùa đông. Ảnh: BV Nhi TƯ.Số trẻ nhập viện Nhi khám dinh dưỡng tăng đáng kể trong mùa đông. Ảnh: BV Nhi TƯ.
Đa phần các cháu được gia đình đưa đến phòng khám dinh dưỡng khi có những biểu hiện như quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi, tóc rụng thành hình vành khăn sau gáy. Ở một số bé, khi được các bác sĩ khám lâm sàng thì biểu hiện còi xương còn thể hiện rõ rệt: thóp rộng, bờ thóp mềm, có bướu đỉnh, bướu trán, chân cong chữ X, chữ O....
Lý giải về nguyên nhân TS Thục cho biết, trẻ bị còi xương là do không được cung cấp đủ vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho trong cơ thể. 
"Nhiều bà mẹ giữ con quá cẩn thận, sợ con cảm nắng, cảm gió nên không cho bé tắm nắng. Có những gia đình cho con tắm nắng nhưng thời gian và diện tích phơi nắng đều không đủ. Đây chính là lý do khiến trẻ không hấp thụ đủ vitamin D dẫn đến còi xương" - BS Thục chia sẻ.
Riêng đối với việc nhiều bà mẹ bổ sung canxi cho trẻ là việc cần làm, giúp trẻ phát triển tốt về sức khỏe và chiều cao nhưng phải thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, phương pháp truyền thống được các bà mẹ áp dụng là ninh xương, ninh chân gà để lấy nước nấu cháo và bột cho bé với hy vọng trong nước xương ninh có nhiều canxi, sẽ giúp hệ cơ xương của trẻ phát triển cứng cáp.
Đây là một suy nghĩ sai lầm vì canxi trong xương rất khó hòa tan. "Sau khi ninh một nồi xương trong nồi áp suất khoảng 2h, chất béo trong tủy xương lần lượt nổi lên, nhưng canxi trong nước xương vẫn rất ít. Vì vậy quan điểm cứ ăn nhiều canh xương thì sẽ có đủ canxi là không đúng"- BS Thục cho biết.
Tắm nắng cho trẻ giúp hấp thu can xi tốt hơn.Tắm nắng cho trẻ giúp hấp thu can xi tốt hơn.
Để phòng bệnh còi xương ở trẻ, TS Thục khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên tắm nắng 15-30 phút hàng ngày (có thể áp dụng từ tuần thứ 2 sau đẻ) là yếu tố đầu tiên giúp cơ thể trẻ tạo ra vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thu canxi.
Các vùng trên cơ thể có thể phơi nắng gồm: lưng, cánh tay, bụng. Tuy nhiên, khi tắm nắng cho bé trong mùa đông, kể cả những ngày nắng ấm, không nên cởi bỏ hết quần áo của bé ra vì có thể khiến trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Về chế độ dinh dưỡng, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi đầy đủ và dễ hấp thụ nhất, có thể bổ sung thêm vitamin D liều 400UI/ngày. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bé cần được ăn bột (không được ăn cháo xay hay cơm xay) gồm 4 nhóm thực phẩm có gạo, thịt, rau xanh và dầu mỡ, không cho bé ăn bột quá sớm (trước 6 tháng), không ăn quá nhiều, không kiêng ăn quá mức khi trẻ bị bệnh.
Ngoài ra, việc bổ sung canxi cho trẻ nhất thiết phải có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Gia đình không nên tự ý bổ sung thuốc bổ hay canxi cho bé vì dễ gây ra tình trạng chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Thậm chí, nếu tích tụ canxi quá lâu có thể gây vôi hóa thận, làm cơ thể bé giảm hấp thu các chất như sắt, kẽm, magie…
Theo Lê Phương - Gia đình Việt Nam

Tự giải độc cho cơ thể bằng thực phẩm

Thanh lọc, giải độc cho cơ thể bằng những thực phẩm hiệu quả dưới đây nhé.

Trà xanh
Trà xanh có chứa một hợp chất chống oxy hóa có tên catechins - hợp chất này được biết đến có công dụng hỗ trợ chức năng gan. Uống trà xanh hàng ngày không những giải độc cho cơ thể mà còn có tác dụng giảm cân đáng ngạc nhiên.
Nghệ
Nghệ có tính sát trùng và là một chất thực phẩm tuyệt vời giúp đỡ gan trong quá trình loại bỏ độc tố. Nghệ giúp tăng cường giải độc gan bằng cách hỗ trợ các enzim loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Củ nghệ có thể được sử dụng để chuẩn bị nhiều món ăn và sử dụng như một loại gia vị.
Atisô
Tự giải độc cho cơ thể bằng thực phẩm - 1
Atisô là thực phẩm thân thiện, tốt cho gan và giúp các chức năng của gan hoạt động tốt nhất. Khi gan hoạt động khỏe mạnh sẽ thanh lọc, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh các lợi ích tốt cho gan, atisô còn rất giàu chất xơ, protein, magie, folate và kali, vì thế bạn nên thêm atisô vào trong chế độ ăn hàng ngày của mình để có một cơ thể khỏe mạnh và gan khỏe mạnh.
Tỏi
Tự giải độc cho cơ thể bằng thực phẩm - 2
Tỏi có chứa hàm lượng các chất allicin và selenium cao - hai hợp chất tự nhiên giúp làm sạch gan.
Chỉ cần một lượng nhỏ tỏi cũng có khả năng kích hoạt các enzim gan giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Tỏi có chứa hàm lượng các chất allicin và selenium cao - hai hợp chất tự nhiên giúp làm sạch gan.
Bưởi
Với hàm lượng chất xơ và chất dinh dưỡng cao, bưởi được xem là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, bưởi còn còn có công dụng giúp bạn giảm cân bằng cách đốt cháy lượng mỡ trong cơ thể.
Cây sả
Tự giải độc cho cơ thể bằng thực phẩm - 3Sả không chỉ có lợi cho gan mà còn có nhiều lợi ích cho thận bàng quang và toàn bộ hệ tiêu hóa.
Sả là một trong những loại thảo dược được sử dụng phổ biến ở Thái Lan và một số quốc gia khác có công dụng để làm sạch các bộ phận cùng một lúc. Sả không chỉ có lợi cho gan mà còn có nhiều lợi ích cho thận, bàng quang và toàn bộ hệ tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng sả để nấu ăn hoặc sử dụng làm trà giúp lưu thông máu và tiêu hóa tốt hơn.
Chanh
Tự giải độc cho cơ thể bằng thực phẩm - 4
Chanh và nước chanh được biết đến có lợi ích để thanh lọc cơ thể. Chỉ với cách đơn giản là bạn vắt chanh lấy nước hòa với nước uống hàng ngày sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ toàn bộ chất độc ra ngoài. Ngoài ra một cốc nước chanh ấm cũng giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả.
Cải xoong
Cải xoong cũng là một trong những thực phẩm giúp bạn thanh lọc cơ thể tuyệt vời. Ăn cải xoong giúp giải phóng các enzim trong gan đồng thời làm sạch gan và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
Rong biển
Rong biển chứa hàng trăm các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Á và được chứng minh là loại thuốc chữa bệnh hiệu quả. Không chỉ thế, rong biển cũng được biết với công dụng tăng cường chức năng gan, giúp cơ thể giải độc một cách tự nhiên.
Theo Huyền Na - Đời sống và Pháp luật

Vì sao "giết nhau cho ăn gan"?

Đã có câu: "Thương nhau cho ăn tiết. Giết nhau cho ăn gan" là bởi gan là cơ quan xử lý "độc" của cơ thể động vật, là nơi tập trung, xử lý những độc tố nội sinh, ngoại sinh.

Do đó, ăn gan nhiều sẽ không tốt, có nguy cơ mắc các bệnh lý:
- Bệnh lý về nhiễm vi sinh (sán, vi khuẩn gây bệnh) nếu "gan" bị bệnh, chế biến không bảo đảm.
- Chứa nhiều mỡ động vật và dễ gây rối loạn chuyển hóa (thừa mỡ trong máu, trong cơ quan nội tạng và tổ chức dưới da).
- Bệnh lý do nhiễm độc như độc chì, cardimi...
Ngoài gan, tim động vật cũng dễ gây cholesterol (tỷ lệ mỡ cao), tỷ lệ protít cao dễ gây rối loạn chuyển hóa mỡ, bệnh sơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa protít (Gouté).
Để nhận diện nội tạng gà, lợn khỏe mạnh, khi đi chợ bạn nên lưu ý chọn những thực phẩm:
- Có chứng nhận kiểm dịch thú y.
- Màu sắc tự nhiên (rất đặc trưng).
- Không có đốm xuất huyết.
- Không có mùi lạ.
- Sờ bằng tay thấy chắc, có độ đàn hồi tốt, không chảy nước, không có nhớt.
- Các mạch máu trên nội tạng rõ, màu sắc tươi.
Theo Chuyên gia tư vấn Kim Mai - Gia đình và Xã hộ

Những cấm kỵ không ngờ khi ăn thịt bò

Thịt bò là loại thịt bổ dưỡng được ưa thích sử dụng trong gia đình. Thời trước, thịt bò được coi là món ăn xa xỉ chỉ xuất hiện trong mâm cơm mỗi dịp trang trọng hoặc lễ, tết.
Ngày nay, tuy thịt bò đã trở thành món ăn phổ biến nhưng không vì thế mà lạm dụng thịt bò vì món ăn này tuy bổ dưỡng nhưng ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe.
Thêm nữa, cần đặc biệt lưu ý những nguyên tắc về bệnh phải kiêng thịt bò và những thực phẩm không nên ăn cùng thịt bò.
1. Những thực phẩm không ăn cùng thịt bò:
Lươn, hẹ: Thịt bò không nên ăn chung với lươn và hẹ bởi gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Đậu đen: Ăn đậu đen ngay sau khi vừa ăn thị bò khiến cơ thể không thể hấp thu chất sắt có trong thịt bò.
Đậu nành: Trong thị bò và đậu nành đều có nhiều acid uric. Chất này là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Nên trong ăn uống, cần tuyệt đối tránh ăn uống 2 thực phẩm này cùng lúc bởi nó có thể gây ra các cơn đau khớp.
Thịt lợn: Thịt bò tính ôn, có tác dụng kích thích chuyển hóa, làm ôn trung ích khí thích hợp với người yếu, người bị suy giảm chuyển hóa. Còn thịt lợn tính hàn, có tác dụng lương huyết, thích hợp dùng với người có cơ địa nóng, chuyển hóa cao, sinh mụn nhọt, táo bón.
Bởi vậy khi kết hợp với nhau, chúng trung hòa nhau và không đạt hết tác dụng hiệu quả.
2. Những bệnh cần hạn chế hoặc không ăn thịt bò:
Người bị bệnh mỡ máu
Thịt bò là một trong những loại thịt đỏ cần ăn hạn chế đối với người bị bệnh mỡ máu vì trong thịt bò có hàm lượng chất đạm cao hơn các loại thịt khác.
Người bị bệnh cao huyết áp
Thịt bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe đặc biệt là người bị cao huyết áp.
Người bị thủy đậu
Khi bị thủy đậu, người bệnh tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
Người bị viêm khớp
Thịt bò là thực phẩm giàu protein. Khi cơ thể tiêu hóa lượng thịt bò đã ăn, nó sẽ sản xuất ra rất nhiều acid.
Những acid này cần các khoáng chất như calci để trung hòa và nếu cơ thể bạn không được bổ sung lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ tự động rút canxi từ hệ xương để làm tròn nhiệm vụ của mình.
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hệ xương và bạn còn có thể mắc bệnh loãng xương bên cạnh những nguy hiểm của bệnh viêm khớp vốn có.
Theo Thái Phong - Đại lộ

5 thực phẩm tốt nhất giảm đau khớp

Một chế độ ăn uống tồi, tuổi tác, và gien có thể khiến các tế bào sụn rời vỡ, gây cản trở cho chất hoạt dịch và gây ra phản ứng viêm tạo thành cơn đau đớn. Nhưng bạn có thể cải thiện sức khỏe của khớp bằng những thực phẩm được chứng minh là tốt sau đây.
Dầu oliu nguyên chất
Nghiên cứu của trường đại học Catania đã cho chuột thí nghiệm có tổn thương ở khớp dùng dầu oliu extra-virgin (EVOO). Sau 8 tuần, những con chuột này đã tăng đáng kể nồng độ lubricin, một loại protein có trong chất hoạt dịch giúp bảo vệ khớp và có tác dụng bôi trơn.
5 thực phẩm tốt nhất giảm đau khớp
Dầu olive nguyên chất giúp bảo vệ khớp. Hình minh họa
Bạn có thể dùng dầu oliu chung với xà lách, mì ống, súp rau…
Sữa chua Kefir
5 thực phẩm tốt nhất giảm đau khớp
Sữa chua kefir cung cấp cho cơ thể rất nhiều các vi khuẩn hữu ích. Hình minh họa
Loại sữa lên men này cung cấp một loạt các vi khuẩn hữu ích, bao gồm một dạng có tên là L. casei. Trong một nghiên cứu, người tham gia được dùng hàng ngày một lượng L. casei. Trong 2 tháng. Vào cuối nghiên cứu, họ đã giảm đáng kể nồng độ chất gây sưng viêm và khớp đã bớt bị đơ cứng hơn nhóm không dùng.
Những nhãn hiệu sữa chua ít ngọt có chứa nhiều vi sinh khuẩn và ít đường hơn loại làm ngọt.
Cam chanh
5 thực phẩm tốt nhất giảm đau khớp
Hình minh họa
Trong một nghiên cứu, những người bị viêm khớp đầu gối mãn tính đã dùng chiết xuất vỏ cam trong 8 tuần đã giảm nồng độ chất gây sưng viêm hơn nhóm không dùng. Hiệu quả này có được do một chất sinh tố P có trong cam chanh, được gọi là nobiletin.
Khi bóc vỏ cam, bạn nên để lớp xơ trắng bên ngoài. Dùng cả quả cam (cả vỏ và ruột) trong nước ép trái cây để có được lượng sinh tố P lớn nhất.
Cá hồi
5 thực phẩm tốt nhất giảm đau khớp
Chất béo có trong cá hồi có tác dụng giảm sưng khi bị viêm khớp.
Loại cá này là nguồn cung cấp chất béo omega-3 tốt nhất. Người dùng thuốc bổ sung omega-3 cho thấy chất béo này đã tạo ra một chuỗi phản ứng then chốt khiến sưng viêm khớp giảm xuống, đặc biệt là với những người bị đau vì tập thể thao. Nghiên cứu cho thấy, người dùng bổ sung dầu cá này hàng ngày có thể giảm phải sử dụng thuốc chống viêm khớp như ibuprofen.
Cá hồi tươi rất tốt, và loại cá đóng hộp cũng có lượng omega-3 tương tự.
Nghệ
5 thực phẩm tốt nhất giảm đau khớp
Nghệ rất giàu một chất chống oxy hóa mạnh là curcumin có thể làm giảm các chất gây sưng viêm trong tế bào sụn.
Trong một nghiên cứu với những người bị đau khớp gối mãn tính, dùng chiết xuất nghệ trong 6 tuần giúp làm giảm thiểu sự khó chịu cũng tương đương như dùng 800mg thuốc ibuprofen hàng ngày. Đó bởi vì nghệ rất giàu một chất chống oxy hóa mạnh là curcumin có thể làm giảm các chất gây sưng viêm trong tế bào sụn.
Bạn có thể dùng nghệ để thêm màu cho các món ăn, nướng, cà ri…
Theo Lan Thảo - Pháp luật TPHCM