Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Món ăn thuốc từ đậu trắng

Món ăn thuốc chữa nôn khi có thai

 Nôn là hiện tượng thai nghén hay xảy ra trong 3 tháng đầu khi có thai. Nguyên nhân có thể do sự rối loạn nội tiết, thể dịch, giao cảm...

Nôn là hiện tượng thai nghén hay xảy ra trong 3 tháng đầu khi có thai. Nguyên nhân có thể do sự rối loạn nội tiết, thể dịch, giao cảm...; hay gặp ở thai phụ chửa trứng, sinh đôi hoặc do yếu tố thần kinh và tiêu hóa của từng người.

Trên lâm sàng chia làm 2 loại: nhẹ và nặng. Các phương pháp của Đông y có thể điều trị chứng nôn nhẹ và thời kỳ đầu của loại nôn nặng: nôn, mất nước, mạch nhanh. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc hỗ trợ trị chứng này.

Món ăn thuốc chữa nôn khi có thai

Bài 1: Nước gạo nếp rang: gạo nếp 1.000g ngâm nước một ngày đêm, thay nước vài ba lần, đem vo rửa sạch, phơi nắng hoặc sấy khô, sao vàng, tán bột để sẵn. Khi dùng hòa với nước sôi, thêm chút đường cho uống. Dùng cho thai phụ bị nôn ói như trào ngược dạ dày thực quản, thai nghén...

Bài 2: Cháo mạch môn: mạch môn tươi 50g, sinh địa tươi 50g, gừng tươi 50g. Cả ba thứ ép lấy nước. Gạo tẻ 100g, ý dĩ 50g, nấu cháo. Khi cháo gần chín cho 3 thứ nước ép trên vào khuấy đều là được. Dùng cho chị em bị nhiễm độc thai nghén nôn oẹ không ăn uống được.

Bài 3: Nước mía nóng: nước ép mía 100ml, đun cách thủy, ngày uống 3 lần. Dùng cho thai phụ nôn oẹ, nôn khan dai dẳng do nhiễm độc thai nghén.

Bài 4: Tô diệp ô mai chúc: tử tô diệp 15g, ô mai 10g, gừng tươi 10g, trúc nhự 10g, gạo tẻ 60g. Đem các dược liệu nấu lấy nước, bỏ bã; gạo đem nấu cháo; khi cháo được cho nước thuốc vào, đun sôi. Ngày ăn 1 lần, đợt dùng 5 - 7 ngày. Dùng cho phụ nữ có thai đầy tức bụng, nôn ói, đau đầu chóng mặt, đắng miệng, nhạt miệng, khát nước, đe dọa sẩy thai.

Bài 5: Nước lô căn hãm đường phèn: rễ sậy (lô căn) tươi 120g, đường phèn 50g. Lô căn đun cách thủy với 300ml nước, vớt bỏ bã, cho đường phèn, khuấy cho tan. Uống thay nước chè. Dùng cho bệnh nhân nôn ói do nhiễm độc thai nghén.

Bài 6: Canh bí đao hương phụ: bí đao 300 - 500g, hương phụ 12g. Bí đao gọt vỏ thái lát, cùng đem nấu canh, thêm gia vị thích hợp. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 5 - 10 ngày. Dùng cho các trường hợp nhiễm độc thai nghén, phù nề.

Bài 7: Trà táo gạo rang: táo tây 30 - 60g, gạo tẻ 30g. Táo rửa sạch để nguyên vỏ, thái lát. Sao vàng cả hai thứ trên và cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi uống thay trà. Dùng cho thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, nôn ói.

Bài 8: Yến sào, đỗ trọng hấp đường: yến sào 4g, đỗ trọng 15g, đường kính liều lượng thích hợp. Yến sào được ngâm nước sôi cho mềm, cắt miếng. Tất cả cùng nấu trong 0,5 - 1 giờ, bỏ đỗ trọng, ăn yến sào và uống nước. Dùng cho thai phụ ho nấc, nôn ói (có tác dụng an thai hòa vị, chỉ ẩu).

Lưu ý: Nếu thai phụ bị nôn nặng, nhiễm độc thần kinh, nhiễm độc toan do mất nước và mất điện giải nặng phải được chữa trị bằng y học hiện đại.

Món ăn thuốc từ nhục quế ôn thận, tráng dương

 Quế nhục là một trong 4 vị thuốc quý trong Đông y (sâm, nhung, quế, phụ). Có tác dụng ôn thận tráng dương, ôn trung tán hàn, ôn thông kinh mạch khí huyết.

Quế nhục là một trong 4 vị thuốc quý trong Đông y (sâm, nhung, quế, phụ). Có tác dụng ôn thận tráng dương, ôn trung tán hàn, ôn thông kinh mạch khí huyết. Dùng cho các trường hợp tỳ thận dương hư, sợ lạnh, tay chân lạnh, đau bụng tiêu chảy, liệt dương, di tinh di niệu, thống kinh do hàn thấp, phong hàn thấp tý, khí huyết hư, cơ thể suy nhược, mạch tay chân lạnh, các vết thương phẫu thuật mụn nhọt để lại những chỗ rò dai dẳng... Ngày dùng 2-6g bằng cách nấu, hầm, pha hãm, ngâm sắc. Sau đây là một số món ăn thuốc từ nhục quế.

Cháo thục địa nhục quế Món ăn thuốc ôn thận, tráng dương: 

nhục quế (tán bột mịn) 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng. Cháo chín cho thêm 30g rau hẹ tươi và chút bột gia vị. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường, di niệu, u xơ tuyến tiền liệt.

Cháo đậu đỏ nấu với nhục quế tác dụng ôn thận, tốt cho nam giới bị u xơ tuyến tiền liệt.

Cháo nhục quế đậu đỏ Món ăn thuốc ôn thận, tráng dương:

 nhục quế 10g (đập vụn), đậu đỏ nhỏ hạt 30g, gạo tẻ 60g. Quế cho vào túi vải cùng các vị nấu cháo. Ngày ăn 1 lần, đợt dùng 10 ngày. Dùng cho bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt.

Cháo nhục quế rễ hẹ Món ăn thuốc ôn thận, tráng dương

nhục quế đập giập 2g, gốc rễ hẹ 100g, gạo tẻ 60g. Quế cho vào  túi vải. Tất cả nấu cháo. Khi ăn cho thêm đường. Ngày nấu 1 lần, chia ăn sáng và tối (khi ăn để nóng). Đợt dùng 5 - 7 ngày. Dùng cho phụ nữ thể trạng hàn thấp, hư nhược, bế kinh.

Cá chép hầm hạt dẻ nhục quế Món ăn thuốc ôn thận, tráng dương

cá chép 1 con (500g), nhục quế (đập vụn) 5g, hạt dẻ 50g. Cá chép róc vẩy bỏ ruột; quế cho vào  túi vải; hạt dẻ bóc bỏ vỏ. Tất cả cùng hầm chín, thêm gia vị. Chia ăn ngày 2 lần. Đợt dùng 5 - 7 ngày. Dùng cho phụ nữ rối loạn mãn kinh, suy nhược cơ thể, đau đầu chóng mặt, quên lẫn, hồi hộp, tiêu chảy, phù nề, đau lưng di niệu, kinh nguyệt thất thường.

Bò kho cam thảo nhục quế Món ăn thuốc ôn thận, tráng dương

thịt bò 2kg, cam thảo 10g, nhục quế 12g. Thịt bò bóc bỏ màng, thái lát to theo dọc thớ, đem đảo qua trong nước sôi cho chín tái (không còn màu đỏ của thịt) vớt ra để róc nước, thái ngang thớ thành lát mỏng nhỏ. Cho vào nồi nước đang sôi, cho cam thảo và quế, muối, ít ngũ vị hương, gừng lát, ít đường và ít dầu, thêm nước canh thịt bò. Đun nhỏ lửa trong 4 - 6 giờ cho đến khi cạn nước là được, bắc ra lấy bỏ bã thuốc, ăn vào bữa cơm. Dùng cho người cơ thể hư nhược, thiểu dưỡng gây phù.

Cháo dâm dương hoắc nhục quế Món ăn thuốc ôn thận, tráng dương

dâm dương hoắc 30g, nhục quế 10g, gạo tẻ 50- 100g. Dược liệu hãm lấy nước bỏ bã. Dùng nước sắc nấu với gạo thành cháo. Ăn vào buổi sáng và chiều tối khi đói. Dùng cho bệnh nhân suy tuyến giáp trạng, phù niêm dịch.

Gan gà hấp nhục quế Món ăn thuốc ôn thận, tráng dương:

 gan gà 1 bộ, bột nhục quế 1g. Gan gà rửa sạch, thái lát; rắc bột quế, trộn đều, đem hầm chín, thêm chút mắm gia vị cho ăn. Dùng cho trẻ em di niệu đái dầm.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người âm hư hoả vượng; phụ nữ có thai cần thận trọng. Không dùng nhục quế với xích thạch chi.

Món ăn thuốc từ mộc nhĩ giúp hạ mỡ máu

 Mộc nhĩ là thực phẩm quen thuộc trong chế biến các món ăn của người Việt như các món ăn, xào,... Bên cạnh đó, mộc nhĩ còn được coi là một loại thảo dược quý với sức khỏe như giúp giảm cân, chống ôxy hóa, tăng cường trí nhớ, giảm mỡ máu.

Xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ mộc nhĩ tốt cho người tăng huyết áp, mỡ trong máu cao từ mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng.

Món ăn thuốc từ mộc nhĩ giúp hạ mỡ máu


mộc nhĩ đen

Mộc nhĩ đen

 

Mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng xào nấm hương giúp hạ mỡ máu:

Mộc nhĩ đen khô 20g, nấm mèo trắng khô 20g, nấm hương 250g, rượu chát 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 4g, bột nêm 3g, dầu ăn 35g.

Ngâm 2 loại mộc nhĩ trong nước nóng 2 giờ, bỏ cuống, xé thành cánh hoa; nấm hương rửa sạch, xắt miếng mỏng, gừng xắt lát, hành xắt khúc.

Đặt chảo dầu lên bếp lửa lớn, cho gừng, hành vào phi thơm, đổ 2 loại nấm và rượu vào xào chín, cho bột nêm là được. Công dụng: tư âm, nhuận phế, giảm béo hạ mỡ máu, đẹp dung nhan.

 

mộc nhĩ trắng

Mộc nhĩ trắng

 

Mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng xào cần tây giúp hạ mỡ máu:

Mộc nhĩ đen 20g, Mộc nhĩ trắng 20g, rau cần tây 250g, rượu chát 10g, muối 4g, bột nêm 3g, gừng 4g, hành 8g, dầu ăn 35g.

Ngâm 2 loại mộc nhĩ trong nước nóng 2 giờ, bỏ cuống, xé thành hình cánh hoa; cần tây bỏ lá, rửa sạch, xắt khúc.

Để chảo dầu lên bếp cho nóng, cho gừng, hành phi thơm; đổ 2 loại nấm, cho gia vị vào, xào chín là được. Công dụng: hạ huyết áp, nhuận phế, giảm béo hạ mỡ máu.

 

mộc nhĩ xào thịt gà

Mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng xào thịt gà

 

Mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng xào thịt gà giúp hạ mỡ máu

Mộc nhĩ đen 20g, Mộc nhĩ trắng 30g, thịt gà 250g, dưa chuột 50g, rượu chát 10g, muối 5g, bột nêm 3g, gừng 5g, hành 10g, dầu ăn 35g.

Ngâm nước 2 loại mộc nhĩ khô trong 2 giờ, bỏ cuống, xé thành hình cánh hoa; gà rửa sạch, xắt cục vuông; dưa chuột rửa sạch, xắt miếng mỏng; gừng xắt lát mỏng; hành xắt khúc.

Đặt chảo dầu lên bếp lửa lớn, cho hành gừng phi thơm; cho 2 loại mộc nhĩ, dưa chuột, thịt gà, rượu vào xào cho đến khi thịt gà đổi màu; cho bột nêm, xào chín là được. Công dụng: tư âm, nhuận phế, đẹp dung nhan, giảm béo hạ mỡ máu.

Món ăn bài thuốc từ hồ đào

 Theo Đông y, hồ đào vị ngọt, ấm; vào thận phế. Tác dụng bổ khí, nuôi huyết, nhuận táo, ôn phế, hóa đờm, định suyễn, ích mệnh môn, lợi tam tiêu.

Hồ đào còn gọi là óc chó, hạnh đào, khương đào, vạn tuế tử, lạc tây... Tên khoa học: Juglans regia L., họ óc chó (Juglandaceae). Cây hồ đào mọc ở nơi khí hậu ẩm mát quanh năm, là cây di thực, có ở một số tỉnh miền núi phía bắc nước ta.

Bộ phận dùng: nhân - hồ đào nhục; ngoài ra còn dùng lá, quả.

Thành phần hóa học: Nhân hồ đào chứa protein, dầu béo; các khoáng chất Mg, Mn, Ca, P, Fe, các sinh tố A, B2, C, E. Quả chứa chín chứa acid ascorbic. Lá chứa acid ascorbic caroten. Quả và nhiều bộ phận khác chứa glycosid. Do có lượng acid béo chưa no hàm lượng cao nên có tác dụng dinh dưỡng tốt, làm tăng lượng protein huyết thanh, giảm cholesterol trong máu nên thích hợp với các bệnh nhân tim mạch.

Theo Đông y, hồ đào vị ngọt, ấm; vào thận phế. Tác dụng bổ khí, nuôi huyết, nhuận táo, ôn phế, hóa đờm, định suyễn, ích mệnh môn, lợi tam tiêu. Dùng cho các trường hợp thận hư, lưng đau mỏi, run yếu hai chân, liệt dương di tinh, tiểu buốt, tiểu đục cặn, táo bón, viêm da lở ngứa, eczema.

Liều dùng cách dùng: 10 - 30g, nấu luộc, chưng hầm hay ăn sống.

Một số bài thuốc có hồ đào

hồ đào Chữa đau lưng mỏi gối: 

Hồ đào nhân 30g, bổ cốt chỉ 100g, đỗ trọng 100g. Cho xay nhuyễn, làm viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

hồ đào Chữa thận lạnh, đau ngang lưng, liệt dương, đái buốt, đái rắt. 

Hồ đào nhân 12g, ba kích 10g, ích trí nhân 8g, ô dược 8g, cẩu tích 8g.

Các món ăn chữa bệnh có hồ đào:

Mứt hồ đào sơn tra đường phèn Món ăn bài thuốc:

 Hồ đào nhân 150g, sơn tra tươi 50g, đường phèn 200g. Hồ đào nghiền trong nước thành dạng sệt loãng, sơn tra ép nghiền lọc lấy nước; thêm đường phèn, nấu tan đường và đun sôi là được. Ăn tùy ý. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản, ho khan ít đờm.

Mứt kẹo hồ đào, bổ cốt chỉ Món ăn bài thuốc:

 Hồ đào nhục 60g, bổ cốt chỉ 30g. Hồ đào nghiền nát, bổ cốt chỉ sao rượu, tán mịn khuấy với mật thành dạng mứt kẹo cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản do hư hàn gây ho suyễn, đau mỏi lưng, thắt lưng.

Sirô hồ đào Món ăn bài thuốc: 

Hồ đào 3kg, rượu 5 lít, sirô dược dụng 1500ml. Hồ đào nghiền vụn, cho rượu, đun nóng, đậy kín, phơi nắng 20 - 30 ngày đến khi chuyển màu đen, lọc lấy rượu, thêm sirô, khuấy đều. Cho uống mỗi lần 10 - 20ml; ngày 1 - 2 lần. Dùng cho bệnh nhân loét dạ dày, loét hành tá tràng (có thể ăn khi đau).

Hồ đào, rau hẹ xào dầu vừng Món ăn bài thuốc :

 Hồ đào nhân 60g, rau hẹ  250g, dầu vừng 30g. Hồ đào đập giập, dùng dầu vừng xào hồ đào và rau hẹ chín, thêm muối gia vị vừa ăn. Dùng cho các trường hợp di tinh liệt dương. Thực đơn này nếu thêm một hoặc hai cái thận lợn càng tốt.


Trà dược trị xuất huyết do nhiệt

 Xuất huyết là chứng chảy máu không theo một con đường nhất định, có thể ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu,…

Xuất huyết là chứng chảy máu không theo một con đường nhất định, có thể ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu,… Có nhiều nguyên nhân dẫn tới xuất huyết, theo Ðông y chủ yếu là do hỏa nhiệt và khí hư. Phép trị là thanh nhiệt tả hỏa, hoặc dưỡng âm, bổ âm, ích khí, nhiếp huyết cầm máu. Ông cha ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm chữa trị chứng này bằng các bài trà dược. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.

Trà tang diệp (lá dâu) trị xuất huyết do nhiệt: 

lá dâu (tốt nhất thu hái sau sương giá), chè khô lượng tùy ý. Lá dâu sấy khô tán vụn, đựng trong lọ sành, mỗi lần dùng 9g bột tang diệp, 3g chè nấu hoặc hãm nước sôi, chờ nguội uống, ngày uống 1 - 2 lần. Công dụng: Lá dâu thu hái sau sương giá có vị đắng tính hàn, đi vào khiếu phế, nhập can kinh, tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, mát máu cầm máu. Chữa trị ho do phế nhiệt, đờm có lẫn máu, khạc ra máu do giãn phế quản, do lao phổi, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Trà mao căn ngẫu tiết trị xuất huyết do nhiệt: 

ngó sen 5 khúc, rễ cỏ tranh 30g, đường trắng vừa đủ. Ngó sen và rễ cỏ tranh rửa sạch cho nồi, đổ nước đun trong 20 phút, lọc lấy nước pha đường uống. Ngày 1 thang, uống dần thay chè. Công dụng: ngó sen chứa tanin, rễ cỏ tranh vị cam hàn, nhập phế vị dẫn tới tiểu tràng, tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, mát máu, cầm máu rất tốt, chữa ho ra máu do phế nhiệt, giãn phế quản, lao, chảy máu cam, đái máu.

Trà liên hoa trị xuất huyết do nhiệt:

hoa sen 6g, chè 3g. Lấy nụ hoặc hoa sen đã nở vào tháng 7 phơi khô chỗ mát. Cho cả hoa sen và chè vào tán vụn, đựng trong túi giấy lọc hoặc để nguyên hãm nước sôi trong 5 phút rồi uống. Ngày dùng 1 thang. Công dụng: hoa sen vị đắng tính mát, nhập vào kinh tâm và can, tác dụng thanh thử ninh tâm, mát máu cầm máu, trị thử nhiệt tâm phiền, ho ra máu, nôn ra máu, hoặc kinh nguyệt quá nhiều, ứ huyết bụng đau.

Trà kế căn trị xuất huyết do nhiệt:

 tiểu kế căn (rễ cây chè gai) lượng tùy ý. Tiểu kế căn tán bột, đun nước uống thay chè, mỗi ngày 1 thang (30-60g). Có thể dùng 150g tiểu kế căn tươi giã nát, lọc lấy nước uống hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác: ngó sen tươi, địa hoàng tươi, tiểu kế căn tươi, rễ ngưu bàng tươi cùng giã nát vắt lấy 1 bát nước, thêm 1 thìa mật ong khuấy đều, uống từ từ rất hiệu quả. Công dụng: thanh nhiệt mát máu, cầm máu hoạt huyết giải độc, trị ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu.

Trà tiên tử trị xuất huyết do nhiệt:

lê tươi 1 quả bỏ hạt, ngó sen tươi 500g (bỏ mắt), lá sen tươi hoặc khô 1 lá (bỏ cuống), mứt hồng 1 quả (bỏ tai), rễ cỏ tranh tươi 30g, táo tàu 10 quả (bỏ hạt). Các vị rửa sạch, cho vào nồi đổ ngập nước đun kỹ. Ngày uống 1 thang, uống thay chè. Công dụng: thanh nhiệt dưỡng âm, mát máu cầm máu, chữa nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu.

Trà thị diệp trị xuất huyết do nhiệt: 

lá thị lượng tùy ý, chè vừa đủ. Lá thị rửa sạch (nếu lấy được lá vàng khô, rụng mùa thu là tốt nhất), tán bột, bảo quản dùng dần. Mỗi lần 6g bột cho cùng chè nấu nước, để nguội uống. Ngày 1-2 lần. Công dụng: lá thị vị đắng tính hàn, nhập kinh phế, tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, mát máu cầm máu. Trị phế nhiệt gây hen suyễn, ho ra máu và các chứng xuất huyết khác.

Trà mao căn (rễ cỏ tranh) trị xuất huyết do nhiệt: 

rễ cỏ tranh tươi 60g (khô 30g), chè 3 - 6g. Rễ cỏ tranh cho vào nồi đổ nước đun sôi 15 phút thì cho chè vào, sôi thêm một lát nữa là được. Hoặc cắt nhỏ rễ cỏ tranh cho cùng chè vào ấm hãm nước sôi 15 phút. Ngày dùng 1 thang, uống dần trong ngày.Công dụng: thanh nhiệt mát máu cầm máu, trị tiểu ra máu và các chứng xuất huyết khác.

Món ăn thuốc tráng dương bổ thận

  Trong bữa ăn thường ngày, có rất nhiều thức ăn giúp bổ thận. Chỉ cần chú ý sự phối kết hợp lý giữa các nguyên liệu, tức sẽ hấp thu được tinh hoa dinh dưỡng của các thức ăn, đạt được hiệu quả bổ thận tốt nhất.

Đông y nhấn mạnh rằng “Thận là gốc của tiên thiên”, trong quá trình đảm bảo “thận khí” cho cơ thể, đồng thời cũng có sự tiêu hao không ngừng, nếu chỉ tiêu hao mà không được bồi bổ một cách lâu dài, ắt sẽ tạo ra thận suy. Tư bổ thận suy là một quá trình diễn tiến chậm, biện pháp tốt nhất là thông qua điều tiết ăn uống.

Cháo cật dê lá câu kỷ Món ăn thuốc tráng dương bổ thận

Nguyên liệu: 200g gạo, 200g lá câu kỷ, 50g cật dê, 100g thịt nạc dê, hành hoa và muối mỗi thứ vừa đủ.

Cách làm: gạo vo sạch, ngâm nước 40 phút, vớt ra để ráo; lá câu kỷ rửa sạch, bọc trong túi vải cho kín. Cật dê rửa sạch, bổ làm đôi, lạng bỏ ống nước tiểu, trụng qua nước sôi, loại bỏ mùi hôi, cắt hạt lựu; thịt dê nạc rửa sạch, cắt hạt lựu. Bắc nồi lên bếp, đổ nước, thêm gạo, thịt dê, cật dê, túi lá câu kỷ, sau khi đun sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ nấu 1 giờ cho đến khi gạo nhừ thịt chín, thêm hành hoa, nấu thêm 2 phút thì dùng.

Công hiệu: lá câu kỷ có công hiệu chữa cơ thể hư hàn, lãnh cảm, bệnh can thận; cật dê tính ấm vị ngọt, đi vào kinh thận, bổ thận khí, ích tinh tủy, rất thích hợp dùng cho người có tuổi và người thận suy.

Bò kho củ mài Món ăn thuốc tráng dương bổ thận

Nguyên liệu: 200g củ mài, 500g thịt bò, dầu ăn, nước dùng, ớt khô, muối, bột nêm, nước tương, rượu vang, đại hồi, hành đoạn, gừng lát, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ.

Cách làm: củ mài gọt vỏ, rửa sạch cắt đoạn; thịt bò rửa sạch cắt lát, trụng qua nước sôi. Bắc nồi lên bếp, đổ dầu cho nóng, phi thơm hành, gừng, ớt khô, thêm thịt bò đảo đều. Đổ thêm nước vào nồi, rượu vang, nước tương, muối, đại hồi, đun sôi bằng lửa to chuyển lửa nhỏ hầm 1 giờ, thêm củ mài nấu nửa giờ, trước khi múc ra tô thêm bột năng làm xốt, bỏ bột nêm, rưới dầu mè thì hoàn tất.

Công hiệu: thịt bò giúp bồi bổ. Kết hợp củ mài tăng tác dụng bổ thận.

Canh đuôi bò Món ăn thuốc tráng dương bổ thận

Nguyên liệu: 2 cái đuôi bò, 15g nhục thung dung, 250g cà rốt, 10g hành đoạn, 10g gừng lát, 15ml rượu, muối, bột nêm, nước dùng (gà) với mỗi thứ vừa đủ.

Cách làm: cà rốt rửa sạch cắt lát; đuôi bò cạo lông rửa sạch, chặt khúc theo đốt xương. Bắc nồi lên bếp, đổ nước vào nồi đun sôi, thêm hành đoạn, gừng lát, đuôi bò nấu chín, vớt ra, sau khi rửa sạch đuôi bò, cho vào nồi nước dùng nấu chín lại, vớt ra, bỏ vào một tô lớn, thêm rượu, muối, hành đoạn, gừng lát, thêm nước vừa đủ, cho vào lò hấp đến khi đuôi bò chín nhừ. Cà rốt nấu chín, cho vào tô đuôi bò, lại hấp 20 phút, vớt váng, loại bỏ hành, gừng, thêm bột nêm gia vị.

Công hiệu: đuôi bò tính vị ngọt, bình, giá trị dinh dưỡng rất cao, có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, cường tráng cân cốt, còn chứa nhiều collagen, dùng cách tiềm ăn, có tác dụng dưỡng nhan làm đẹp.

Gà hấp câu kỷ Món ăn thuốc tráng dương bổ thận

Nguyên liệu: 1 con gà giò, 15g câu kỷ tử, hành, gừng lát, muối, rượu, nước dùng, bột tiêu, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ.

Cách làm: gà giò giết mổ, rửa sạch, để ráo nước. Dùng muối xát lên nguyên con gà; Hành rửa sạch, cắt đoạn; gừng rửa sạch, cắt lát. Câu kỷ tử đã ngâm rửa sạch nhét vào bụng gà, bụng gà hướng lên trên, cho vào thố, thêm hành đoạn, gừng lát, nước dùng, rượu, bột tiêu, đậy nắp, dùng giấy dán kín miệng nắp, cho vào lò hấp 2 giờ. 4. Sau khi lấy thố khỏi lò, loại bỏ gừng lát, hành đoạn, thêm bột nêm gia vị.

Công hiệu: câu kỷ tử chứa nhiều thành phần dinh dưỡng gồm protid, lipid, axít amin tự do… có công hiệu điều tiết chức năng miễn dịch cơ thể, loại bỏ gốc tự do, đảm bảo thận khí thịnh vượng.

Món ăn thuốc chữa ra mồ hôi trộm

 Mồ hôi trộm là hiện tượng ra mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường và chỉ khi ngủ mới bị.

Trẻ ra mồ hôi trộm nhiều hơn người lớn vì hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện, dễ rối loạn. Nguyên nhân theo Đông y là do âm hư, không nuôi dưỡng tốt phần lý nên lúc ngủ mồ hôi toát ra. Sau đây là một số món ăn thuốc chữa trị.

Cháo phù tiểu mạch Món ăn thuốc chữa ra mồ hôi trộm: 

gạo tẻ ngon 50g, bột phù tiểu mạch 20g. Gạo vo sạch cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo gần chín thì cho bột phù tiểu mạch vào đun tiếp. Ăn nóng vào sáng và tối. Tác dụng bổ tỳ vị giảm sốt, chữa đổ mồ hôi trộm, viêm gan mạn tính.

Cháo thục địa Món ăn thuốc chữa ra mồ hôi trộm:

 gạo tẻ ngon 50g, thục địa 30g. Thục địa đập vụn gói trong túi vải, cho vào nồi, đổ nước ngâm một lúc rồi đun sôi sau đun nhỏ lửa, bỏ túi vải bọc bên ngoài, đổ gạo đã vo sạch vào cùng nấu cháo. Mỗi ngày ăn 1 bát vào buổi sáng lúc đói, mỗi đợt 10 ngày. Tác dụng: bổ thận dương, bổ can huyết, trị đổ mồ hôi trộm, di tinh, kinh nguyệt không đều.

Cháo cá thu Món ăn thuốc chữa ra mồ hôi trộm: 

cá thu 250g, gạo tẻ ngon 100g; hành lá bột gia vị, tiêu bột vừa đủ, gừng 10g, rượu 10g muối 10g. Cá mổ bỏ ruột, rửa sạch, để trong bát, cho thêm gừng hành muối, hấp chín. Gạo vo sạch đổ vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu cháo loãng, cuối cùng cho thịt cá, bột ngọt tiêu bột là được. Chia ăn trong ngày theo bữa. Tác dụng: bổ khí, chữa các chứng đổ mồ hôi trộm, liệt dương, vàng da bí tiểu.

Cháo cá quả Món ăn thuốc chữa ra mồ hôi trộm:

 cá quả 1 con 200g, bột gạo tẻ ngon 50g, bột ngũ vị 2g, gia vị vừa đủ. Cá quả làm sạch, bỏ nội tạng, hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy nước ngọt, cho bột gạo, bột ngũ vị vào quấy đều, đun nhỏ lửa. Cháo chín cho bột ngọt, thịt cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 4 - 5 ngày.

Canh trai Món ăn thuốc chữa ra mồ hôi trộm:

 trai đồng 200g, lá hẹ 50g, bột gia vị vừa đủ. Rửa sạch trai, hấp cách thủy, chắt lấy nước trong của con trai tiết ra; ruột trai làm sạch thái nhỏ, ướp gia vị, xào ngấm mắm muối; rau hẹ rửa sạch thái vừa miếng. Đun sôi nước trai, thả rau hẹ, thịt trai vào, canh sôi lại là được. Ăn uống ngày 1 lần, liền 5 ngày.

Canh lá dâu thịt nạc Món ăn thuốc chữa ra mồ hôi trộm: 

lá dâu non 50g, thịt lợn nạc 100g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ; thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín, thêm nước, đun sôi, cho lá dâu vào đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được. Ăn ngày 1 lần với cơm, ăn liền 5 ngày.

Món ăn thuốc cho người bị bệnh trĩ

 Trong y học cổ truyền, có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ như: thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm chữa trĩ,

Để điều trị bệnh trĩ, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Trong y học cổ truyền, có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ như: thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm chữa trĩ, trong đó việc sử dụng các món ăn thuốc có tác dụng rất tốt trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình. Dưới đây là một số món ăn mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng.

Món ăn thuốc cho người bị bệnh trĩ

Bài 1: Mộc nhĩ đen 15g, táo đỏ 20 quả. Cách làm: Cho mộc nhĩ đen và táo đỏ vào nồi đất, nấu chín với lượng nước vừa phải. Mỗi ngày dùng một lần. Dùng 7-10 ngày là một liệu trình.

Bài 2: Mướp hương 100g, rau đay 100g, rau bát 50g, thịt cua đồng 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn 2-3 lần/tuần.

Bài 3: Đu đủ ương 150g, trực tràng lợn 100g làm sạch cắt khúc, gia vị gừng hành vừa đủ hầm ăn 2-3 lần/tuần.

Bài 4: Hoa hòe 30g, thịt lợn 100g. Cách làm: Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, sau đó cùng hoa hòe cho vào nồi thêm nước, cho thêm gia vị nấu chín. Ngày ăn 1 lần. Dùng liền 1 tuần.

Bài 5: Cà tím 100g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cà tím rửa sạch, cắt làm đôi, thêm dầu và gia vị, cho vào bát, lớn chưng cách thủy đến chín. Ngày ăn 1 lần. Dùng liền 1 tuần.

Bài 6: Mè đen sao vàng, tán nhỏ cho vào lọ mỗi lần dùng 20 - 30g pha với một chút đường uống 2-3 lần trong ngày. Dùng 7-10 ngày.

Bài 7: Lươn 1 - 2 con 100g làm sạch, gạo tẻ 100g, đậu xanh 100g, rau ngổ 30g, mùi tàu 50g, gia vị nấu cháo ăn ngày 1 lần. Ăn 3-5 ngày.

Bài 8: Chim cút 1 con, hoàng kỳ 20g, đương quy 12g, thăng ma 8g, sài hồ 10g, bạch truật 12g, trần bì 6g, cam thảo 4g, nếu có điều kiện thêm nhân sâm16g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Chim cút làm sạch, các vị thuốc rửa sạch, ướp gà cùng gia vị sau đó cho khoảng 2 bát nước vào nồi, hầm cách thủy đến khi gà chín nhừ là ăn được. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng liền vài tuần.

Bài 9: Nhân sâm trắng 10g, hạt sen 15g, đường phèn 30g. Cách làm: Cho nhân sâm và hạt sen (bỏ tâm) vào bát, ngâm với lượng nước vừa phải cho nở, cho thêm đường phèn hấp khoảng 1 tiếng đồng hồ là được. Dùng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Dùng 3-5 ngày.

Bài 10: Hoàng kỳ 30g, gạo lức 100g. Cách làm: Hoàng kỳ thái lát, sắc với 1 lít nước còn lại 750ml, lọc bã, cho gạo lức vào nấu thành cháo, ăn trong ngày khi đói. Dùng 5-7 ngày.

Bài 11: Mã thầy tươi 500g, rửa sạch, đường 90g, nước vừa đủ. Cho tất cả vào nồi đun sôi trong 1 giờ, ăn cả nước lẫn cái. Ăn liên tục 5 - 7 ngày.

Bài 12: Trứng gà 2 quả, khổ sâm 6g, đường đỏ 60g. Cách làm: Khổ sâm đun với 400ml nước trong khoảng 30 phút, lọc bã lấy nước, cho trứng gà và đường đỏ vào cùng đun với nước sâm cho đến trứng gà chín là được. Khi ăn bóc vỏ trứng gà khi còn nóng, một lần ăn hết trứng gà và nước sâm. Ăn ngày 1 lần. Dùng 5- 7 ngày là một liệu trình.

Bài 13: Người bị bệnh trĩ nên dùng khoai lang luộc, hấp để ăn hàng ngày, hoặc cũng có thể ăn khoai chấm với mật, vừng, nấu chè từ khoai, uống nước luộc khoai cũng rất tốt. Mỗi ngày nên ăn 1-2 củ.

Lưu ý: Trong thời gian điều trị, người bệnh nên tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, trà đặc, thuốc lá... Không ăn các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, cà ri, gừng, riềng... Ăn nhiều chất xơ từ các loại rau quả. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, đồ nướng… Tập thể dục đều đặn, tránh ngồi lâu và tập thói quen đại tiện đúng giờ.


Món ăn thuốc từ chim sẻ giúp chữa nhiều bệnh

 Chim sẻ là một món ăn dân dã ngon, bổ dưỡng không chỉ với cánh mày râu mà đối với cả chị em. Tùy vào công dụng của từng món ăn mà thịt chim sẻ được biến tấu đa dạng.

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên phối hợp chim sẻ với một số vị thuốc và chế biến thành những bài thuốc trị bệnh hiệu quả.

Chim sẻ còn gọi sẻ nhà, tước điểu, ma tước. Tên khoa học: Passer montanus macaccensis Dubois. (Passer domesticus L.). Thịt chim sẻ chứa protid, lipid. Tiết chim chứa nhiều chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố. Trứng chim chứa protid, lipid, các vitamin A, D, E, các muối khoáng (Ca, P, Mn, Fe) và lecithin.

Thịt chim sẻ trong y học cổ truyền gọi là tước nhục; trứng chim sẻ gọi là tước noãn; tiết chim gọi là tước huyết và phân chim là bạc đinh hương hay ma tước phấn.

Theo Đông y, thịt chim sẻ có vị ngọt, tính ấm; vào thận. Có tác dụng tráng dương ích tinh ôn kiện cân cốt, sáp niệu, chỉ khái suyễn. Dùng thích hợp cho người suy nhược dương hư, di tinh di niệu, tiểu tiện tần xác, huyết trắng đái hạ, đau lưng mỏi gối, đau đầu hoa mắt chóng mặt (huyễn vựng), hen suyễn. Tiết chim có vị ngọt, tanh, tính âm; có tác dụng bổ âm, cường dương. Trứng chim vị ngọt, chua, mặn, tính bình; có tác dụng bổ thận dương, ích tinh. Phân chim vị đắng, tính ôn; có tác dụng tiêu tích, làm sáng mắt, chống viêm. Hằng ngày dùng từ 1 - 3, 4 con bằng cách nấu hầm, quay rán, nướng, xào.

Cháo chim sẻ thích hợp cho bệnh nhân dương hư, suy nhược, hen suyễn.

Cháo chim sẻ thích hợp cho bệnh nhân dương hư, suy nhược, hen suyễn.

Một số món ăn thuốc chữa bệnh từ thịt chim sẻ

Sẻ hấp đường phèn Món ăn thuốc :

 thịt chim sẻ 1 - 2 con, đường phèn 10g. Thịt chim sẻ làm sạch, cho đường phèn vào, hầm cách thủy cho chín nhừ.  Dùng tốt cho người ho gà, ho dai dẳng do viêm khí phế quản mãn tính có tính chất dị ứng kích thích, hen suyễn.

Cháo sẻ gạo lứt Món ăn thuốc

chim sẻ 5 con, gạo lứt 100g. Chim sẻ làm sạch, rán cho chín, cho rượu nấu nhừ. Cho gạo và nước nấu thành cháo. Khi cháo được cho hành và gia vị, ăn khi đói. Dùng thích hợp cho bệnh nhân dương hư, suy nhược, hen suyễn.

Sẻ tẩm nước cốt đỗ trọng, hà thủ ô hấp đường phèn Món ăn thuốc:

 sẻ 2 con, đỗ trọng 25g, hà thủ ô 25g. Đỗ trọng, hà thủ ô sắc lấy nước bỏ bã. Cho chim sẻ đã làm sạch, đường phèn, nước thuốc hầm chín nhừ. Cho ăn khi còn nóng. Chữa ho gà, ho dai dẳng do viêm khí phế quản mạn tính có tính chất dị ứng kích thích, hen suyễn; rất tốt cho người thận hư, đau lưng; mỏi gối, di tinh, di niệu, liệt dương, suy nhược cơ thể.

Sẻ ướp tiêu hồi quế sa nhân Món ăn thuốc :

 sẻ 3 con, tiểu hồi 9g, hồ tiêu bột 3g, sa nhân 6g, nhục quế 6g. Các dược liệu xay thành bột thô, chia đều cho vào bụng chim sẻ đã làm sạch. Dùng giấy thấm ướt hay giấy bạc gói kín đem nướng chín. Ăn khi đói với chút rượu. Dùng cho các trường hợp thận hư, hư hàn, thoát vị (sán khí).

Sẻ tiềm đại tiểu hồi gừng tỏi Món ăn thuốc:

 sẻ 15 con, đại hồi 10g, tiểu hồi 10g, gừng, tỏi lượng tùy ý đập dập để sẵn. Sẻ làm sạch, dùng bơ rán chim sẻ với gừng tỏi đến chín. Cho nước sôi, đại hồi, tiểu hồi và gia vị, đun nhỏ lửa trong 1 giờ. Dùng tốt cho nam giới liệt dương, di tinh tảo tiết, tính dục giảm.

Cháo chim sẻ Món ăn thuốc:

 chim sẻ 5 con, kê 300g (tiểu mễ). Chim sẻ làm sạch nướng chín, thái nhỏ, nấu với kê. Khi cháo chín, cho thêm 3 củ hành sống (đã thái mỏng), gia vị muối tiêu đảo đều. Ăn khi đói. Chữa suy nhược cơ thể, đau lưng, mỏi gối, di tinh liệt dương...

Sẻ tiềm tứ tử Món ăn thuốc

chim sẻ 5 con, câu kỷ tử 20g, thỏ ty tử 10g, phúc bồn tử 10g, ngũ vị tử 6g. Chim sẻ làm sạch, cắt nhỏ, tẩm rượu. Các vị thuốc sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước sắc nấu với thịt chim đến nhừ. Thêm gia vị cho vừa, ăn trong ngày. Chữa thận hư, huyết kiệt, liệt dương, phụ nữ lãnh cảm.

Chữa phụ nữ huyết khô, chữa vô sinh Món ăn thuốc:

 trứng chim sẻ 40g, thỏ ty tử 12g, phụ tử chế 4g. Trứng luộc chín, bóc vỏ, sấy khô, tán bột; thỏ ty tử và phụ tử chế sấy khô tán bột. Trộn lẫn hai bột hay sau khi trộn luyện với mật ong đã luyện làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g, chiêu với ít rượu. Uống lúc đói.

 chim sẻ Chữa vàng da :

 phân chim sẻ 3g, đậu đỏ 3g, khổ đinh hương 3g. Sấy khô, tán thành bột mịn. Hít qua mũi, ngày dùng 2 - 3 lần.

chim sẻ Chữa cổ họng sưng đau :

 phân chim sẻ 7 hạt, đường kính vừa đủ. Phân chim tán bột, trộn với đường, làm thành 2 viên. Ngâm rồi nuốt nước dần.

Chim sẻ Chữa bụng đầy trướng, kết hàn, ngực sườn đau tức 

 phân chim sẻ 21 hạt, tán bột, hòa với ít rượu để uống.

Tiết chim sẻ dùng cho người yếu mệt, kém sinh lý, hay chóng mặt, nhức đầu do thiếu máu và suy nhược. Ngâm với rượu (10%) có tác dụng làm đen tóc, chân tay cứng cáp, mắt sáng. Người cao huyết áp không được dùng.

Kiêng kỵ: Không dùng thịt chim cho các trường hợp âm hư hỏa vượng.