Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Món ăn thuốc từ quả đào

  Cây đào không chỉ cho hoa chơi dịp Tết, mà còn đơm thành trái ngọt mát đầy dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Các bộ phận của cây cũng là thuốc trị bệnh rất hữu ích. Nếu biết quả đào có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, chắc bạn không bỏ lỡ cơ hội thưởng thức loại trái cây bổ dưỡng này.

Quả đào còn có tên đào tử, mao đào, đào thực, hồng đào... Tên khoa học: Prunus persica Stokes., họ hoa hồng (Rosaceae). Quả đào thành phần dinh dưỡng rất phong phú: hàm lượng cao glucose, sucrose, và fructose, chất xơ, protein, lipid, Ca, P, Fe, K, caroten, các sinh tố B1, B2, C, acid nitric. Đặc biệt hàm lượng sắt cao, cần thiết cho phụ nữ và trẻ em thiếu máu do thiếu sắt. Đào chín có nhiều acid hữu cơ và chất xơ có tác dụng kích thích tiết dịch tiêu hóa, làm tăng nhu động dạ dày ruột, thuận lợi cho tiêu hóa.

Quả đào chín ăn tươi rất tốt cho người bị cảm nóng, cảm nắng, mất nước, người già hư nhược...

Quả đào chín ăn tươi rất tốt cho người bị cảm nóng, cảm nắng, mất nước, người già hư nhược...

Theo Đông y, quả đào vị chua ngọt, tính ấm; vào can và trường vị. Tác dụng sinh tân nhuận tràng hoạt huyết tiêu tích. Dùng tốt cho người bệnh hen suyễn, viêm khí phế quản, cảm nắng sốt khát nước (thử nhiệt phiền khát), táo bón, bế kinh, chấn thương đụng giập, các chứng kiết lỵ, bế kinh... Hằng ngày ăn 2-6 quả. Ăn quả vừa chín tươi hoặc dạng mứt khô. Xin giới thiệu một số thực đơn chữa bệnh có quả đào:

Đào tươi Món ăn thuốc:

 Ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả. Tác dụng tăng tiết nước bọt, ích khí, nhuận tràng, hoạt huyết. Dùng tốt cho người có chứng miệng khô, ít nước bọt, người già hư nhược, phụ nữ và trẻ em thiếu máu do thiếu sắt.


 Rửa sạch, gọt vỏ ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 1-3 quả. Dùng tốt cho người bị cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước.

Đào chín ướp đường Món ăn thuốc:

 Đào chín gọt vỏ, thái lát bỏ hạt, ướp với đường trắng, ăn tráng miệng sau bữa ăn. Tác dụng trợ tiêu hóa, kiện vị, nhuận tràng.

Đào chín hoặc mứt đào khô Món ăn thuốc: 

Ngày ăn 1-4 quả. Tác dụng làm đẹp da.

Xi rô đào quả, đào nhân Món ăn thuốc

Đào chín 2 quả, nhân hạt đào 9g, xi rô 30g. Đào gọt vỏ ngoài, tách bỏ hạt, thêm nước chưng cách thủy cho chín nhừ. Ăn mỗi ngày 1 lần. Tác dụng thông kinh. Dùng cho chị em bị bế kinh, kinh ít.

Cháo đào Món ăn thuốc: 

Đào chín 2-3 quả, gạo tẻ 60g. Đào rửa sạch, bỏ hạt xay nhuyễn; gạo vo sạch nấu cháo. Khi cháo chín cho bột đào và đường vừa ăn, đun sôi. Ngày ăn 2 lần (sáng và tối).

Massage da mặt bằng đào: Đào tươi 2 quả gọt rất tốt cho người yếu phổi, hen, ra mồ hôi trộm. Vỏ bỏ hạt, xay nhuyễn, ép lấy nước; thêm ít nước cơm, đắp lên da mặt mỗi ngày. Tác dụng làm đẹp da.

Kiêng kỵ: Không nấu quả đào với thịt ba ba, rùa, xương truật, bạch truật. Không nên ăn nhiều sinh nhiệt lở ngứa, những người mắc bệnh về nhiệt hạn chế ăn.

Cách dùng trà chữa bệnh trong y học cổ truyền

 Tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch thông qua chế độ ăn uống, nếp sống, sinh hoạt điều độ là một trong những phương pháp điều trị lâu dài hiệu quả nhất. Trong y học cổ truyền, trà thảo dược có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Mời các bạn cùng tham khảo mỗi loại trà phù hợp với bản thân trước khi sử dụng.

Trà dược dành cho người tăng huyết áp, xơ vữa động mạch

Trà đan sâm khiếm thực dành cho người tăng huyết áp, xơ vữa động mạch

Đan sâm 20g, tam thất 8g, khiếm thực 5g, cỏ ngọt 5g. Cho vào ấm, hãm với nước sôi, dùng hằng ngày. Có tác dụng điều khí, thông huyết tiêu ứ, thúc đẩy lưu thông huyết mạch, an thần. Thích hợp với các trường hợp xơ vữa động mạch, mỡ máu, hồi hộp đánh trống ngực, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...

Trà thiên ma cúc hoa dành cho người tăng huyết áp, xơ vữa động mạch:

 Thiên ma 10g, cúc hoa 10g, hòe hoa 5g. Tất cả đem hãm với nước nóng dùng hằng ngày, có tác dụng ích khí, bổ âm, an thần, hạ áp, thanh can sáng mắt mạnh gân cốt. Dùng cho những người âm hư hỏa vượng, tăng huyết áp, hoa mắt chóng mặt, xơ vữa động mạch, thị lực giảm do biến chứng tăng huyết áp và đái tháo đường...

Trà thủ ô sâm cúc dành cho người tăng huyết áp, xơ vữa động mạch

Hà thủ ô 20g, đan sâm 25g, cúc hoa 15g, đường phèn hoặc mật ong vừa đủ. Tất cả đem hãm 30 trong bình kín, uống hằng ngày có tác dụng bổ can thận, hoạt huyết hóa ứ, an thần, hạ áp. Dùng cho những người thiểu năng mạch vành, thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp...


Trà dược dành cho người mắc bệnh đường tiêu hóa

Trà sinh khương đại táo dành cho người mắc bệnh đường tiêu hóa

Gừng tươi 20g thái lát, đại táo 10 quả bỏ hạt. Tất cả đem hãm trong bình kín, có thể thêm đường theo khẩu vị, uống hằng ngày, có tác dụng: tán phong hàn, ấm tỳ vị, ích khí bổ hư. Thích hợp với những người tỳ vị hư yếu, dễ bị cảm lạnh, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, lạnh tứ chi, huyết áp thấp, thận dương hư, dễ mắc bệnh đường hô hấp... Những người tăng huyết áp không nên dùng trà này.

Cách dùng trà chữa bệnhTrà thảo dược tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch.

Trà tiểu hồi hương dành cho người mắc bệnh đường tiêu hóa

 Tiểu hồi hương 15g, tán vỡ, hãm với nước sôi thêm đường, dùng uống hằng ngày, có tác dụng ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống, giảm đau. Thích hợp người mắc chứng tỳ vị hư yếu thường, đau bụng đi ngoài, lạnh bụng, dễ mắc cảm cúm, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau trong các chứng viêm khớp, cước khí, huyết áp thấp, tỳ thận dương hư...

Trà bồ công anh kim ngân dành cho người mắc bệnh đường tiêu hóa:

 Bồ công anh 10 -15g, kim ngân hoa 10g, sinh khương 5g. Tất cả cho vào bình kín hãm với nước sôi, dùng  uống trong ngày, có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải độc... Thích hợp cho những người mắc bệnh dị ứng theo mùa như viêm mũi, mày đay, viêm da thời tiết, ăn uống khó tiêu...

Trà dược cho người mắc bệnh đường hô hấp
Trà bách táo ngư tinh thảo cho người mắc bệnh đường hô hấp : 

Bách hợp 10g, đại táo 5 quả, ngư tinh thảo khô 10g. Tất cả đem hãm với nước sôi 20 phút. Có tác dụng nhuận phế, bổ hư, giảm ho tiêu đờm. Thích hợp cho những người viêm phổi phế quản, hen phế quản, viêm họng...

Trà câu kỷ ngọc diệp cho người mắc bệnh đường hô hấp:  

Kỷ tử 5g, đại táo 3 quả, râu ngô 10g, lá dâu 5g. Tất cả sơ chế thái vụn đem hãm với nước sôi, uống hằng ngày, có tác dụng: mát gan, nhuận phế, bổ thận khí, trừ phong, tiêu khát, lợi niệu. Thích hợp cho những người viêm gan, viêm đường tiết niệu, viêm phổi - phế quản, thận hư gây đau lưng mỏi gối...

Trà dược dành cho người huyết áp thấp

Trà tô diệp khương dành cho người huyết áp thấp

Tô diệp (lá tía tô) 10g, gừng tươi 3g. Hãm với nước sôi nêm đường vừa đủ, uống trong ngày. Có tác dụng: ôn ấm trung tiêu, giải biểu tán hàn, điều hòa khí vị. Thích hợp cho những người dễ cảm lạnh, đau đầu hoa mắt chóng mặt do huyết áp thấp, sợ lạnh, lạnh bụng, bụng trướng đau do lạnh, đại tiện lỏng...

Trà ngưu tất nhục quế dành cho người huyết áp thấp :

 ngưu tất 30g, nhục quế 10g, quế chi 10g. Tất cả cho vào bình kín hãm khoảng 30 phút. Thích hợp cho những người gân cốt hư yếu, đau lưng mỏi gối, viêm đa khớp dạng thấp, cước khí, huyết áp thấp.

L

3 món cháo thanh nhiệt, bổ dưỡng

  Mùa hè nắng nóng, cơ thể ra mồ hôi nhiều, người mệt mỏi.

Để đáp ứng nhu cầu nước, khoáng chất, muối của cơ thể, vừa giúp thanh nhiệt, hóa thấp, nhuận trường ninh phế, nâng cao thể trạng, nên ăn một số cháo sau.

Cháo thịt vịt - mướp đắng thanh nhiệt, bổ dưỡng:

Thịt vịt 400 - 500g, gạo tẻ 100g, mướp đắng 50g, gia vị vừa đủ. Thịt vịt làm sạch để cả xương, chặt miếng to. Gạo tẻ vo sạch. Mướp đắng bỏ ruột rửa sạch thái mỏng. Cho thịt vịt cùng gạo vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu cháo, cháo vừa chín cho mướp đắng vào nấu tiếp đến chín nhừ, nêm gia vị, mắm muối vừa ăn. Món này phù hợp cho người âm hư sinh nội nhiệt, biểu hiện ra mồ hôi trộm, đau đầu mất ngủ, da khô, táo bón, ngứa lở ngoài da, phiền khát; Nam giới di hoạt tinh, đau lưng, tảo tiết; Phụ nữ đau ngực, bốc hỏa, mồ hôi toát ra bất kỳ...

 Cháo đậu tương - tràng lợn thanh nhiệt, bổ dưỡng: 

Đậu tương 30g, gạo tẻ 30g, tràng lợn chọn loại vừa và mềm 200g, gia vị, hành rau thơm, mắm muối vừa đủ. Đậu tương ngâm nước sôi 2 giờ cho nở mềm. Gạo vo sạch. Tràng lợn rửa sạch luộc chín, vớt ra cho nguội rồi thái từng khúc 2,5cm. Cho gạo và đậu vào nồi, đổ nước nấu cháo, cháo chín cho tràng lợn cùng các gia vị, mắm muối vào vừa ăn. Món này bổ sung năng lượng, thanh nhiệt, dùng cho người trẻ hay người cao tuổi đều thích hợp.

 Cháo cua - rau cần thanh nhiệt, bổ dưỡng: 

Cua đồng 500g, gạo tẻ 80g, gia vị (hành hoa, rau thơm, mắm muối mì chính, chanh ớt...) vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu cháo. Rau cần rửa sạch cắt ngắn để riêng. Cua rửa sạch giã lọc nước để riêng. Cháo chín cho nước cua vào đun sôi rồi cho rau cần vào trộn đều là được. Công dụng: Bổ sung canxi và chất đạm, phòng say nắng say nóng; mát da thanh nhiệt, bổ gân xương, lợi tiêu hóa, chống khát, hoạt huyết tiêu ứ, chống xơ vữa mạch; chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, táo bón, đau bụng âm ỉ.

Trà dược ích khí, dưỡng huyết

  Trong y học cổ truyền, một trong những phương thức hết sức đơn giản và có thể dùng lâu dài mà không có tác dụng phụ, đó là lựa chọn và sử dụng các loại trà dược để hỗ trợ điều trị.

Các vị thuốc trong phương dược trà dưới đây đều được chứng minh có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tạo huyết, tăng số lượng và chất lượng tế bào máu từ đó nâng cao và cải thiện sức miễn dịch của cơ thể.

Ích huyết thăng bạch trà-Trà dược ích khí, dưỡng huyết

Thành phần: sinh hoàng kỳ, nữ trinh tử, linh chi, đương quy, đan sâm, đẳng sâm và sơn thù, mỗi vị 6g. Công dụng: ích khí, dưỡng huyết, phù chính, dùng cho các trường hợp suy giảm tế bào máu, đặc biệt là giảm bạch cầu do dùng hóa chất và tia xạ trị liệu ung thư. Cách chế và cách dùng: Các vị thuốc có thể bội lượng theo tỷ lệ như trên, sấy khô, tán vụn, trộn đều rồi đựng trong lọ kín để dùng dần, có thể đóng dưới dạng trà túi, mỗi túi 50g. Mỗi lần dùng 50g bột thuốc hoặc 1 túi đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày 1 lần. Khi bị cảm sốt không dùng.

Trong phương: Hoàng kỳ và đẳng sâm ích khí sinh huyết. Đương quy và đan sâm hoạt huyết sinh huyết. Sơn thù và nữ trinh tử dưỡng âm ích tinh. Linh chi tư bổ cường tráng, các vị phối hợp với nhau tạo nên công năng phù chính bồi bản (nâng cao chính khí và bồi bổ cơ thể). Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tất cả các vị trong phương đều có tác dụng cải thiện công năng tạo máu của tủy xương, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, trong đó đặc biệt là hoàng kỳ có tác dụng làm tăng chất lượng và số lượng hồng cầu trưởng thành và hồng cầu lưới, nâng cao lượng bạch cầu trên mô hình động vật thí nghiệm làm giảm số lượng bằng cầu bằng phương pháp chiếu xạ; nữ trinh tử cũng được chứng minh có khả năng tăng số lượng bạch cầu trên bệnh nhân ung thư trị liệu hóa chất.

Vị thuốc kê huyết đằng hoạt huyết, sinh huyết.

Vị thuốc kê huyết đằng hoạt huyết, sinh huyết.

Phù chính bồi bản trà -Trà dược ích khí, dưỡng huyết

Thành phần: Hoàng kỳ 300g, kê huyết đằng 300g, phá cố chỉ, thỏ ty tử, đương quy và kỷ tử mỗi vị 200g, trần bì 150g. Công dụng: ích khí bổ huyết, dưỡng tinh bồi bản. Cách chế và cách dùng: Các vị đem sấy khô, tán vụn, trộn đều rồi đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày 1-2 lần.

Trong phương: Hoàng kỳ bổ khí sinh huyết. Đương quy và kỷ tử bổ huyết sinh huyết. Kê huyết đằng hoạt huyết sinh huyết, bồi bổ can thận, gân xương. Phá cố chỉ và thỏ ty tử bổ thận dưỡng tinh mà sinh huyết. Ngoài các vị thuốc thường dùng để làm tăng số lượng và chất lượng tế bào máu như hoàng kỳ, đương quy và kỷ tử, kê huyết đằng là một vị thuốc Nam nhưng cũng đã được các tác giả Trung Quốc chứng minh có tác dụng cải thiện năng lực hoạt động của hệ thống tạo máu, làm tăng số lượng hồng cầu và lượng huyết sắc tố trong trường hợp thiếu máu do các nguyên nhân khác nhau, đồng thời vị thuốc này còn có khả năng nâng lượng tiểu cầu ở những bệnh nhân mắc chứng xuất huyết do giảm tiểu cầu. Phá cố chỉ và thỏ ty tử cũng được chứng minh có tác dụng làm tăng số lượng bạch cầu.

Nữ trinh kỷ sâm trà -Trà dược ích khí, dưỡng huyết

Thành phần: Nữ trinh tử, kỷ tử, thái tử sâm mỗi vị 10g, kê huyết đằng 15g. Công dụng: tư bổ can thận, ích huyết bồi bản. Cách chế và cách dùng: các vị đem sấy khô, tán vụn, trộn đều rồi đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày 1 lần.

Trong phương: Thái tử sâm bổ sinh tân, sinh huyết. Kỷ tử tư bổ can thận, nhuận phế minh mục. Kê huyết đằng hoạt huyết sinh huyết. Nữ trinh tử tư bổ can thận, thanh nhiệt minh mục. Các vị thuốc đều được chứng minh có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tạo huyết, tăng số lượng và chất lượng các tế bào máu, cải thiện sức miễn dịch của cơ thể. Trong đó, đặc biệt là thái tử sâm và nữ trinh tử có khả năng tăng tạo số lượng bạch cầu và tế bào lympho, phòng chống hữu hiệu tình trạng suy giảm lượng bạch cầu ở các bệnh nhân ung thư được trị liệu bằng hóa chất và tia xạ; kê huyết đằng khi dùng với liều cao có thể ngăn ngừa và hỗ trợ trị liệu tình trạng suy giảm số lượng tiểu cầu, rất thích hợp với bệnh lý thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Món ăn bổ não, tăng trí nhớ cho sĩ tử

 Sắp bước vào kỳ thi quan trọng, các sĩ tử phải căng sức để học nhiều giờ trong ngày; thời tiết nắng nóng nên nhiều em mệt mỏi, trí nhớ giảm, ngủ chập chờn... Các cụ nhà ta có câu “Có thực mới vực được đạo”. Để giúp phụ huynh chọn lựa các món ăn, bài viết này giới thiệu một số món ăn tăng cường sức khỏe, bổ não, tăng trí nhớ để phụ huynh tham khảo.

Ngân nhĩ nấu kỷ tử long nhãn Món ăn bổ não, tăng trí nhớ:

 ngân nhĩ 25g, câu kỷ tử 20g, long nhãn 15g, đường phèn 100g. Ngân nhĩ nấu với nước cho chín nhừ, cho kỷ tử long nhãn vào nấu tiếp (vừa đun nhỏ lửa vừa khuấy), thêm đường phèn khuấy cho tan. Dùng tốt cho người suy nhược cơ thể, sốt cao mất nước, mất ngủ, suy nhược thần kinh, viêm khí phế quản...

Ngó sen hầm Món ăn bổ não, tăng trí nhớ: 

ngó sen 150-200g hầm nhừ, ăn. Tác dụng bổ ngũ tạng, thực hạ tiêu.

Chè đậu nành trứng gà long nhãn Món ăn bổ não, tăng trí nhớ: 

đậu nành 50g, long nhãn 20g, trứng gà 2 quả. Đậu nành, long nhãn cùng nấu chín nhừ, sau đập trứng gà vào, khuấy đều, thêm chút đường trắng, tuần ăn 3 lần, liền trong 2-3 tuần. Thích hợp cho người cơ thể suy nhược.

Ngân nhĩ nấu kỷ tử long nhãn đường phèn tốt cho người suy nhược cơ thể, sốt cao mất nước, mất ngủ, suy nhược thần kinh, viêm khí phế quản...

Ngân nhĩ nấu kỷ tử long nhãn đường phèn tốt cho người suy nhược cơ thể, sốt cao mất nước, mất ngủ, suy nhược thần kinh, viêm khí phế quản...

Chè mộc nhĩ vừng đen Món ăn bổ não, tăng trí nhớ: 

 mộc nhĩ 60g, vừng đen 50g. Mộc nhĩ một nửa để sống, còn một nửa sao chín; vừng đen sao chín. Tất cả nấu, gạn qua lọc lấy nước uống. Tác dụng tăng lực ích thọ.

Sâm táo thangMón ăn bổ não, tăng trí nhớ :

 nhân sâm 5g (hoặc đảng sâm 15g), đại táo 20 trái. Sâm thái lát mỏng, cho vào nồi cùng với đại táo, cho thêm 500ml nước, sắc hãm khoảng 30-45 phút là được. Uống nước và ăn cả sâm táo. Dùng tốt cho người huyết hư thiếu máu, suy nhược cơ thể.

Ếch hầm đảng sâm bạch truật Món ăn bổ não, tăng trí nhớ:

 ếch 2 con, đảng sâm 10g, bạch truật 10g. Ếch làm sạch, bỏ ruột; thêm gia vị nấu súp. Món này rất tốt cho người mệt mỏi suy kiệt do học tập và làm việc quá sức, người sau khi bị bệnh dài ngày.

Canh mực thịt heo Món ăn bổ não, tăng trí nhớ:  

mực 1-2 con, thịt heo nạc 50g, tôm nõn 200g, củ mài 20g, hạt sen 20g. Mực ngâm mềm làm sạch thái lát; hạt sen bỏ tâm; thêm gia vị và lượng nước thích hợp nấu canh. Món này rất tốt cho người bị mệt mỏi suy nhược, mất ngủ, ngủ hay mơ.

Gan gà chần Món ăn bổ não, tăng trí nhớ: 

gan gà 2 bộ làm sạch thái lát, chần qua nước sôi khi thấy chuyển màu không còn máu là được, ăn với muối tiêu, ăn hàng ngày. Dùng tốt cho người bị suy dinh dưỡng, thị lực giảm, mắt nhìn mờ, quáng gà.

Ếch hầm đẳng sâm bạch truật rất tốt cho người mệt mỏi suy kiệt do học tập và làm việc quá sức, người sau khi bị bệnh dài ngày.

Ếch hầm đẳng sâm bạch truật rất tốt cho người mệt mỏi suy kiệt do học tập và làm việc quá sức, người sau khi bị bệnh dài ngày.

Lươn hầm hoàng kỳ đương quy Món ăn bổ não, tăng trí nhớ:

 lươn 300-500g, đương quy 15g, hoàng kỳ 30g. Lươn làm sạch, khía dọc theo thân; hoàng kỳ và đương quy cho vào túi vải xô. Tất cả cho trong xoong, thêm gia vị, rượu, gừng, hành, tỏi, muối trộn ướp đều; thêm nước lượng thích hợp, đun to lửa cho sôi, vớt bỏ váng bọt, tiếp tục đun trong 1 giờ, bỏ bã thuốc, thêm chút bột ngọt, ăn với cơm. Món này thích hợp cho người mệt mỏi suy kiệt do học tập và làm việc quá sức, suy nhược sau bệnh nặng dài ngày, khí  huyết hư (thiếu máu, gầy sút).

Chim cút xào Món ăn bổ não, tăng trí nhớ: 

 chim cút 100g, măng tre 30g, mộc nhĩ  12g, dưa chuột 12g. Chim cút làm sạch bỏ ruột; mộc nhĩ ngâm mềm, rửa sạch, thái lát; măng tre, dưa chuột rửa sạch thái lát. Thả chim cút vào dầu, rán chín, cho thêm nước hàng, bột đậu, măng, nấm, dưa chuột vào xào chín, cho chút bột ngọt là được. Tác dụng bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt. Dùng tốt cho người mắc chứng hư lao, suy nhược, tiêu, chảy, kiết lỵ, suy dinh dưỡng, phong thấp.

Món ăn, bài thuốc giải nhiệt của y học cổ truyền

 Trong những ngày hè nắng nóng cao điểm đến 39- 40 độ C, những món ăn bài thuốc của y học cổ truyền có tác dụng giải nhiệt, sinh tân thường hay được sử dụng trong cộng đồng. Sau đây là một số món ăn, đồ uống của y học cổ truyền thường được sử dụng để giải nhiệt trong mùa hè.

Món ăn, bài thuốc giải nhiệt

Các loại đậu rất tốt cho sức khỏe.

Trà xanh giải nhiệt

Đông y gọi là trà diệp, hồng trà, thanh trà... là món đồ uống truyền thống của người Việt. Trà xanh có thể dùng tươi, hoặc sấy khô để dùng dần. Theo Đông y, trà xanh có vị ngọt đắng, tính hơi hàn, vào bốn kinh tâm, phế, tỳ, vị.

Tác dụng: Thanh nhiệt giáng hỏa, tiêu thực, gây hưng phấn trong khi lao động.

Uống trà xanh có tác dụng trừ nhiệt ở thượng tiêu để giải nhiệt, giảm bớt khát nước, làm tỉnh táo đầu óc. Hồng trà đã sao khô có tác dụng tiêu thực, giảm tích trệ, còn có tác dụng trị chứng tiêu chảy thuộc nhiệt tả, chứng kiết lỵ do thấp nhiệt.

Dừa giải nhiệt 

Bộ phận dùng là nước dừa và cùi dừa non từ trái dừa nước. Cùi dừa non chứa: protein toàn phần;  lipid, glucid, celulose; vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP, vitamin C.  Cùi dừa già chứa protein toàn phần, lipid, glucid, celulose; vitamin B1, vitamin B¬2, vitamin PP, vitamin C, acid béo. Nước dừa chứa protein, lipid, chất vô cơ, cacbonhydrat, Ca, P, Fe, nhiều acid amin và vitamin nhóm B.

Món ăn, bài thuốc giải nhiệt

Theo Đông y, nước dừa vị ngọt mát, tính bình; vào tỳ, thận và vị. Tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Cùi dừa vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận và vị. Tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. Dùng cho các trường hợp say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn thổ mất nước, phù nề, tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc...

Cách dùng: Dừa nước 1 trái lấy cả nước và cùi non, cho uống liền hoặc để lạnh, ngày 3 lần.

Sắn dây giải nhiệt 

Đông y gọi cát căn, sinh cát căn.

Bộ phận dùng là rễ, thường gọi là củ, củ to nhỏ khác nhau, vỏ bên ngoài có màu nâu tía, trong có màu trắng vàng nhạt, nhiều bột, ít xơ là loại tốt. Sắn dây có vị ngọt, tính bình, vào kinh vị và bàng quang.

Món ăn, bài thuốc giải nhiệtNước sắn dây.

Tác dụng: Giải biểu thanh nhiệt chỉ khát, trị chứng cảm mạo do nhiệt thử, đi lỵ ra máu do đại trường nhiệt, chứng sởi đậu mới phát bệnh nhân sốt cao.

Trẻ em, người lớn sốt cao lấy 30g sắn dây tươi, bóc bỏ vỏ, rửa sạch giã nhuyễn, lấy nước đun sôi để nguội hòa đều vớt bỏ bã, cho bệnh nhân uống ngày 2 lần. Hoặc lấy 15g bột sắn dây khô hòa với nước đun sôi để nguội, cho bệnh nhân uống để hạ sốt.

Giải nhiệt mùa hè có thể dùng 15g bột sắn dây khô pha nước uống hàng ngày.

Đậu xanh giải nhiệt 

Đông y gọi lục đậu, vỏ đậu xanh gọi lục đậu y, có vị ngọt, tính hàn, vào kinh vị, tâm, can, nấu nước uống có tác dụng thanh thử nhiệt, giải độc.

Cách dùng để giải nhiệt: Ngày dùng 100g đun với 2 lít nước cho nhừ chia đều uống 3-4 lần vào buổi trưa và buổi chiều trong ngày. Nếu có điều kiện có thể cho thêm 50ml mật mía có tác dụng điều hòa bồi bổ tỳ vị.

Đậu đen giải nhiệt 

Theo y học cổ truyền, hạt đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt...

Món ăn, bài thuốc giải nhiệtNước đậu đen.

Theo y học hiện đại, đậu đen mang đến cho cơ thể chúng ta 10 loại axit amin cần thiết như lysine, methionine, tryptophane, đồng thời có rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong 100g đậu đen có chứa 56mg canxi, 354mg photpho, 6mg sắt, 0,06mg caroten, 0,5mg vitamin B1, 0,21mg vitamin B2, 3mg vitamin C…

Cách dùng: Đậu đen 300g là hạt loại một, mẩy, đều hạt đem rang trên chảo. Khi đậu chín cho 2 lít nước vào nấu chừng 10 phút rồi để về chế độ ủ 30 phút, sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi đậu chín mềm.

Để nguội rồi lọc lấy nước, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sử dụng dần.

Hoặc có thể nấu nước đậu đen uống hàng ngày. Cố gắng uống không pha thêm đường như một loại nước giải khát, nước lọc hàng ngày sẽ giúp giải nhiệt mùa hè và duy trì làn da đẹp, tươi sáng, không mụn nhọt.

Một số món ăn chế biến từ củ, quả… giải nhiệt của y học cổ truyền

Canh củ sắn, đậu đỏ: Củ sắn 1 củ, lột vỏ, cắt nhỏ thành những hạt lựu. Đậu đỏ 50g. Cho đậu đỏ vào nồi nước xương, hầm mềm. Tiếp theo cho củ sắn. Nấu thêm 5 phút rồi cho thêm rau thơm, gia vị. Tránh những gia vị cay nóng như tỏi, tiêu, ớt...

Cháo vỏ dưa hấu, gạo tẻ: Vỏ dưa hấu 250g, gọt bỏ đi lớp vỏ màu xanh bên ngoài, cắt thành những hạt lựu. Gạo 50g. Cho gạo vào nồi nước, nấu cho đến khi gạo nở bung ra. Tiếp theo cho vỏ dưa hấu vào. Nấu thêm 5 phút nữa. Cho thêm bột nêm, hành ngò là có thể dùng được.

Chè đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen: Đậu xanh 20g, đậu đỏ 20g, đậu đen 20g. Nấu chè ăn. Nên cho ít đường, chè có vị ngọt thanh là được. Khi ăn, có thể cho thêm chút đá hoặc để ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút cho dễ ăn, không bị ngán.

Nấu cháo đậu đen và gạo lứt để giải nhiệt, cung cấp dinh dưỡng, giữ dáng, làm mịn da vào mùa hè: Sử dụng 150g đậu đen, 100g gạo lứt đem nấu nhừ, thêm chút muối biển cho vừa miệng. Ăn món ăn này vào những ngày nóng bức không muốn ăn cơm sẽ giúp cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng để hoạt động hiệu quả vào mùa hè, lại giúp giải nhiệt, làm mịn da rất tốt.

Ngó sen: Ngó sen tươi 150g. Ép lấy nước uống. Tác dụng tốt trong trường hợp chảy máu cam, giúp an thần, thanh nhiệt, giải độc.

Đậu ván trắng: Đậu ván trắng là món ăn bổ dưỡng, có vị ngọt mát, tính ôn, được nhiều người ưa chuộng. Đậu ván trắng còn là vị thuốc tốt, đặc biệt với chứng cảm sốt.

Đây là thực phẩm rất tốt cho những ngày hè, có tác dụng cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và giải cơn khát.

Củ cải trắng: Củ cải trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để phục vụ sức khỏe. Củ cải trắng chứa nhiều nước, có tác dụng tốt trong giải nhiệt, đặc biệt là bệnh nhiệt miệng.

Mướp đắng: 

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, là một loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: canxi, kali, magie v.v…

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, lạnh, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ giảm cân.

Mướp đắng có thể ăn sống, luộc, xào trứng, xào thịt. Ngoài ra, mướp đắng phơi khô có thể hãm nước uống hằng ngày.

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, lạnh, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ giảm cân. Mướp đắng có thể ăn sống, luộc, xào trứng, xào thịt. Ngoài ra, mướp đắng phơi khô có thể hãm nước uống hằng ngày.

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

món ăn thuốc từ ốc nhồi tốt cho người bệnh đái tháo đường, phù nề theo đông y

  Món ăn thuốc từ ốc nhồi tốt cho người bệnh đái tháo đường, phù nề

 Nem, chả, ốc nhồi thịt hấp lá gừng, ốc nhồi nướng than hoa, ốc nhồi om chuối đậu, ốc xào nấm hương thịt nạc ... là những món ăn dân dã cực hấp dẫn từ ốc nhồi mà bạn khó có thể cưỡng lại được. Không chỉ ngon bổ, các món ăn này còn có tác dụng tốt với sức khỏe, giúp thông lợi đại tiểu tiện, giải phiền nhiệt và tiêu thũng, là thực đơn lý tưởng trong những ngày hè.

Ốc nhồi còn gọi ốc đồng, điền loa. 

Tên khoa học: Pila polita Deshayes., họ ốc nhồi (Pilidae). Ốc có hình tròn bóng; mặt ngoài màu nâu đen hay xanh vàng, mặt trong hơi tím, có nhiều vòng xoắn. Các vòng xoắn hơi phồng ở giữa và có rãnh nông; vòng soắn ở miệng ốc lớn, gần bằng 5/6 chiều cao con ốc. Vòng xoắn nhỏ dần theo tháp ốc và vót nhọn ở đỉnh tháp. Lỗ miệng vỏ dài và hẹp, có vành sắc. Nắp che miệng dài, gần hình thận, hai đầu tròn không bằng nhau. Loài ốc bươu (Pila conica Gray.) cũng được dùng, nhưng chất lượng không bằng loại ốc đồng.

Về thành phần dinh dưỡng, ốc nhồi chứa 11,9% protid; 0,7% lipid; các vitamin (B1 0,01mg%, B2 0,06mg%; PP 1mg%); khoáng chất (1357mg% Ca, 191mg% P). ốc cung cấp 86 Calo/100g thịt.

Theo Đông y, ốc nhồi vị ngọt, mặn, tính hàn; vào Vị, Đại tràng, Bàng quang. Vỏ ốc vị ngọt, tính bình. Ốc nhồi tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt. Dùng tốt cho người bị sốt nóng, tiểu tiện khó, phù nề, vàng da, đái tháo đường, trĩ. Vỏ ốc có tác dụng giải tâm phiền. Liều dùng cách dùng: 500 - 2000g (cả vỏ); nấu, hầm, nướng hay xào. Sau đây là 4 món ăn thuốc có ốc nhồi:

Món ăn thuốc từ Canh ốc nhồi củ chuối tiêu

ốc nhồi 500 - 2000g, củ chuối  500g – 1.000g. Ốc ngâm sạch, đập bỏ vỏ, rửa sạch nhớt, thái miếng; củ chuối ép lấy nước, nấu với ốc, khi chín nhừ thêm chút đường trắng và gia vị là được. Vẫn thực đơn này, theo kinh nghiệm dân gian, dùng quả chuối xanh gọt bỏ vỏ ngoài, ngâm nước, sau đó rửa sạch thêm gia vị nấu với ốc thành một món đặc sản. Món này có tác dụng lợi niệu chống phù nề.

Canh ốc nấu chuối tác dụng lợi niệu, chống phù nề

Món ăn thuốc từ Ốc xào nấm hương:

ốc nhồi 500 – 2.000g, nấm hương 20g, thịt nạc 60g. Ốc ngâm nước sạch 1 - 2 ngày, đem đập lấy phần thịt ốc, rửa sạch nhớt, thái lát; nấm hương ngâm rửa sạch để cho hết nước, thái nhỏ; thịt nạc thái lát, cùng trộn lẫn với ốc và nấm hương, thêm gia vị hành, gừng, bột tiêu, muối, giấm; để 15 phút. Xào to lửa với dầu chiên đến chín, thêm nước dùng, đun cho sôi đều. Ăn nóng. Món này dùng tốt cho người bị sốt nóng vàng da, tiểu ít.

Món ăn thuốc từ Ốc nhồi luộc

ốc nhồi 500 – 2.000g ngâm với nước gạo rồi rửa sạch, đem luộc với 1 nắm lá bưởi đến khi ốc chín, khêu ốc ăn với nước gừng pha rượu, giấm thanh, đường và mắm, đồng thời uống nước luộc ốc. Món này thanh nhiệt lợi niệu, rất tốt cho người bệnh sốt nóng vàng da. Cách này hay làm với ốc bươu, ốc bươu vàng.

Ốc nhồi luộc chấm mắm gừng thanh nhiệt lợi niệu, rất tốt cho người bị sốt nóng, vàng da.

Món ăn thuốc từ Nước canh ốc nhồi tàu hũ: 

ốc nhồi 500 – 2.000g đem đập bỏ vỏ ốc, rửa sạch, thái miếng; nấu với đậu phụ, hành củ (hoặc hành tươi) lấy nước uống. Dùng thích hợp cho người bị say rượu, hôn mê.

Kiêng kỵ: người bị tỳ vị hư hàn không được ăn ốc nhồi.