Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Món ăn, bài thuốc phòng bệnh mày đay

Mày đay là một bệnh ngoài da phổ biến, trong Đông y, ngoài các biện pháp dùng thuốc, châm cứu, bấm huyệt…, người bệnh còn được hướng dẫn sử dụng các món ăn - bài thuốc có công dụng phòng chống mày đay. Dưới đây, xin được giới thiệu với bạn đọc một số món ăn - bài thuốc thông dụng, dễ thực hiện:
Bài 1: Phòng phong 10g, mạch nha 15g, hai vị tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp mày đay do gió lạnh.
Bài 2: Bạch tiên bì 15g, thổ phục linh 15g, hai thứ đem sắc lấy nước uống thay trà. Dùng tốt cho trường hợp mày đay mẩn cục kéo dài.
Bài 3: Khoai môn lượng vừa đủ, cạo sạch, thái miếng rồi đem hầm nhừ, cho thêm muối hoặc đường, chia ăn nhiều lần. Dùng cho trẻ em bị mày đay do dị ứng thức ăn.
Món ăn, bài thuốc phòng bệnh mày đay
Khoai môn...
Bài 4: Đậu xanh 30g, bách hợp 30g, thảo quyết minh 10g. Đem thảo quyết minh sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi cho đậu xanh và bách hợp vào ninh nhừ thành cháo, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.
Món ăn, bài thuốc phòng bệnh mày đay
... đậu xanh
Bài 5: Tỳ bà diệp 250g rửa sạch, thái vụn, giã nát vắt lấy nước, đem hấp cách thủy cùng một lượng đường phèn vừa đủ trong 20 phút, chia uống vài lần trong ngày. Dùng cho những trường hợp mày đay nổi cục đỏ ngứa.
Bài 6: Sơn tra 10g, trúc diệp 10g, mạch nha 15g, cam thảo 5g. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi ninh cùng 50g gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày.
Món ăn, bài thuốc phòng bệnh mày đay
...bách hợp, những vị thuốc chữa bệnh mày đay.
Bài 7: Xương sườn lợn 100g, rửa sạch, chặt nhỏ, đổ nước vừa đủ, đun sôi, vớt sạch bọt nổi rồi cho thêm 50g hải đới và 30g thổ phục linh ninh thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm thức ăn hàng ngày, 10 ngày là 1 liệu trình. Dùng cho những trường hợp mày đay mạn tính.
Bài 8: Xác ve sầu 10 con, sắc trong 10 phút, bỏ bã lấy nước ninh với đậu xanh 30g và gạo tẻ 50g thành cháo loãng rồi cho thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.
Các món dược thiện nêu trên thường được dùng để dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh mày đay cấp và mạn tính. Khi dùng, cần chú ý kiêng các thức ăn cay nóng như ớt, hành, hẹ, tỏi, quế, hồi, thịt dê, thịt chó... Nên ăn những đồ ăn thức uống giàu vitamin như rau xanh, hoa quả tươi.

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn

Dược thiện phòng chống đau mắt đỏ

Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên. Có rất nhiều phương pháp để phòng chống căn bệnh này như dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt... và sử dụng các món ăn - bài thuốc. Xin giới thiệu một số món dược thiện để bạn đọc tham khảo áp dụng:
Nước thuốc thay trà
- Ruột dưa hấu 500g giã nát ép lấy nước uống mỗi lần 2 cốc, mỗi ngày 3 lần.
- Nước quả tươi tùy mùa như lê, đào, quýt, mận, mía, dưa chuột, dưa bở, dưa gang, dưa lê... ép lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày 3 cốc con.
- Lá non của thạch lựu tươi 30g sắc lấy nước uống thay trà trong ngày.
- Thạch quyết minh 30g, dã cúc hoa 15g, tang diệp 9g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày.
- Quyết minh tử, sơn cúc hoa mỗi thứ 9g, mạn kinh tử và mộc tặc mỗi thứ 6g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày.
Nước dưa hấu.
Nước dưa hấu.
- Sinh địa hoàng 9g, kim ngân hoa 9g, hoàng liên 6g, cam thảo 3g sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
- Cúc vạn thọ 15g sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày.
- Hạ khô thảo sao 6g, hương phụ (sao dấm) 3g, cam thảo nướng 12g. Các vị thuốc sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4,5g với nước trà xanh.
- Mướp đắng và cỏ bấc đèn lượng vừa đủ. Mướp đắng sấy khô nghiền thành bột, uống với nước sắc cỏ bấc đèn, mỗi ngày 15-20g.
- Quy đầu, sinh địa, bạch cúc hoa, bạch truật và bạch linh, mỗi thứ 120g. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g với nước sôi sau bữa ăn.
- Rễ xa tiền thảo 9g, thanh ngư thảo 6g, thạch cao sống 6g, sắc lấy nước uống trong ngày.
- Hoa cúc tươi 10g, cốc tinh thảo tươi 20g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Dùng ̉ dự phòng và hỗ trợ trị liệu những trường hợp mắt sưng đỏ, chảy nhiều nước mắt và có nhiều dử, sợ ánh sáng.
- Hạt dành dành 20g sao khô tán bột, rau sam tươi 100g rửa sạch, ngâm với nước muối rồi giã nát, vắt lấy nước uống với bột hạt dành dành.
- Rễ lau tươi 2 nhánh, lá sen tươi 1/2 tàu cùng sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, tối thiểu là 3 cốc. Dùng để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị những trường hợp đau mắt đỏ có sốt nhẹ, môi khô miệng khát, mắt rát nhiều.
Một số món ăn phòng đau mắt đỏ
- Vỏ quýt tươi 30g, phật thủ tươi 20g, sắc lấy nước bỏ bã đem ninh với 20g gạo tẻ thành cháo loãng, chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho những trường hợp đau mắt đỏ kèm theo tình trạng nhức mắt nhiều, tức ngực, hay cáu gắt, tâm tính bất an.
- Rau cần tươi 500g, rửa sạch, chần nước sôi, thái nhỏ làm nhân, bao vằn thắn, đồng thời nước cần làm canh ăn, ăn canh và vằn thắn. Dùng cho trường hợp đau mắt đỏ có kèm theo đau đầu, miệng đắng, đại tiện bất thông.
- Mã thầy tươi 250g nấu chín, uống canh ăn mã thầy, mỗi ngày 1 lần. Dùng cho trường hợp đau mắt đỏ có kèm theo ho, khạc đờm vàng, môi khô, họng khát, mắt sưng đau nhức.
- Hợp hoan hoa 5g, gan gà hoặc gan dê 100g, hai thứ đem hấp chín ăn trong vài ngày.
- Rễ dâu tươi 30g rửa sạch sắc lấy nước uống thay trà hoặc đem luộc với gan lợn ăn và uống vào sáng sớm lúc bụng đói. Hoặc dùng ngọn dâu non lượng vừa đủ sắc lấy nước uống hoặc nấu canh ăn.
- Bí đao 250g, kim ngân hoa 30g, đậu phụ 100g, trứng gà 1 quả, gia vị vừa đủ. Bí đao gọt vỏ bỏ hạt thái miếng, kim ngân hoa cho vào túi vải sắc lấy nước bỏ bã, đậu phụ nghiền nát, đập trứng gà vào đánh đều rồi đem hấp cách thủy cho chín, cắt thành từng miếng nhỏ. Nấu bí đao với nước sắc kim ngân cho chín rồi cho đậu phụ vào, đun sôi một lát, chế đủ gia vị, ăn nóng.
- Thịt lợn nạc 50g, giao bạch 3 củ, vỏ dưa hấu 30g, trứng gà 2 quả, đạm trúc diệp 10g, gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái chỉ, giao bạch bỏ vỏ và đầu rửa sạch thái chỉ, vỏ dưa hấu rửa sạch thái chỉ, trứng gà đập vào bát đánh đều với một chút muối gia vị. Sắc đạm trúc diệp lấy nước bỏ bã, cho thịt lợn, gia bạch và vỏ dưa hấu vào nấu chín, tiếp đó đổ trứng gà vào quấy đều, đun sôi một lát là được, chế thêm gia vị làm canh ăn.
Nhìn chung, những món dược thiện trên đây đều đơn giản, dễ kiếm, dễ chế, dễ dùng và rẻ tiền, được dùng để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh đau mắt đỏ. Đây là một phần trong kho tàng kinh nghiệm dân gian được sử dụng để phòng chống viêm giác mạc cấp tính cùng với các liệu pháp tự nhiên khác.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Biến hóa cùng rau đay

Cây rau đay trồng làm rau cao phổ biến từ 50 -100cm. Nếu để mọc hoang, nó còn cao hơn. Bạn có thể nhìn thấy rau đay bằng hình dáng một khối lùm tròn bởi người ta đã hái ngọn đi và loại rau này mọc nhánh rất khỏe. Thân cây màu tím ngắt, cũng có khi được lai tạp trở nên màu trắng tím. Bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy hoa và quả của rau đay. Hoa mọc ở kẽ lá, có màu vàng, nhỏ xíu. Quả tròn, dọc quả có khía chia ra thành múi tựa hồ như một cái đèn lồng nhỏ. Rau đay được phân biệt với các rau khác bởi tính nhớt của nó. Chỉ cần ngắt một chút lá, vò ra, bạn sẽ thấy hai tay bạn rất trơn và nhớt.
Ích mẹ, lợi con
Rau đay, về phương diện y học cổ truyền, là loại rau có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai. Do đó, rau đay thường được dùng làm loại rau làm thuốc có tác dụng chữa trúng nắng, phòng ngừa say nắng, trị táo bón, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu. Rau đay cũng được dùng làm rau thuốc chữa ho ra máu, nôn ra máu. Với bà mẹ mang thai và bà mẹ cho con bú, rau đay được dùng như một phương thuốc an thai và cực kỳlợi sữa giúp sữa về nhiều hơn và nhanh hơn.
Về phương diện y học hiện đại, rau đay là loại rau tương đối giàu dinh dưỡng, tất nhiên không phải là đầu bảng. Nhưng xét trên khía cạnh thực tế, rau đau đứng trong tốp đầu các loại rau chứa nhiều canxi (đứng hàng thứ 4 trong các loại rau dùng để ăn), sắt (đứng hàng thứ 1), beta caroten (đứng hàng thứ 4), vitamin C (đứng hàng thứ 3). Với những chất dinh dưỡng như vậy, rau đay rất tốt cho trẻ em, bà mẹ mang thai, bà mẹ sau sinh. Trong danh sách các loại rau nên chế biến cho trẻ ăn dặm, ngoài các thứ củ quả thông thường, bạn nên ngắt lá rau đay nấu cho trẻ. Nhớ bỏ cuống lá. Phân tích trong thành phần, người ta thấy trong 100g rau đay có tới gần 92g nước. Tức là khối lượng nước trong rau đay rất lớn, lại là lượng nước có chứa khoáng chất và hoạt chất sinh học. Nên rau đay vô cùng hữu ích với người kém ăn, chán ăn, người bị táo bón, ậm ạch, ăn lâu tiêu. Rau đay cũng là loại rau đứng trong tốp đầu bảng để thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể.
Canh cua rau đay
Canh cua rau đay
Theo các nghiên cứu mới, người ta còn thấy rau đay có nhiều giá trị thực phẩm-thuốc khác nhau. Phân tích hóa chất trong lá rau người ta thấy có nhiều chất flavonoid, saponin, tannin, steroid, triterpen. Đặc biệt, trong số các hóa chất tìm được người ta thấy có hai chất mang hoạt tính chức năng mạnh là phytol và monogalactosyldiacylglycerol (chống khối u). Ở phần ngọn non có rất nhiều polysaccharid và lignin (đây là các chất mang hoạt tính estrogen thực vật). Trong phần ngọn người ta cũng tìm thấy một số chất đường glucose, fructose, sucrose và 2 chất inositol (đây là các chất giúp nhuận tràng). Điều lý thú, trong lá rau đay người ta còn tìm thấy một hoạt chất thuốc có tên là capsin. Đây là một chất có tác dụng tương tự như với các glycosid cường tim vốn được sử dụng làm thuốc chống suy tim bấy lâu nay (hoạt chất làm vận mạch, lợi sữa và lợi tiểu). Trong chất nhầy của rau đay người ta tìm thấy rất nhiều acid hữu cơ như: coumaric, ferulic, vanillic, hydroxybenzoic (những hoạt chất có tác dụng kháng viêm).
Bằng nhiều thực nghiệm khác nhau, người ta chứng minh được dịch chiết lá rau đay có một số tác dụng mới như tác dụng chống co thắt đường tiêu hóa được thử nghiệm với chuột, tác dụng chống viêm được thử nghiệm với chân chuột bị phù, tác dụng chống khối u thực nghiệm gây ra bởi vi rút Epstein-Barr.
4 tác dụng tiêu biểu
Mặc dù nhiều tác dụng mới ngày càng được tìm ra nhưng rau đay có 4 tác dụng tiêu biểu mà bạn không nên quên.
Tác dụng 1: hóa giải táo bón.
Tác dụng này có được là vì trong rau đay có khá nhiều nước. Vì nhiều nước nên làm mềm phân. Trong rau đay có nhiều polysaccharid, vì nhiều polysaccharid nên sẽ làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân. Trong rau đay lại có nhiều chất nhầy, một chất như có tác dụng bôi trơn khiến cho dễ bị tống đẩy. Trong thành phần lại có nhiều đường sucrose và inositol. Các đường này không hấp thu mà lại giữ nước làm phân nở to nhưng lại rất mềm, hóa giải được táo bón.
Tác dụng 2: tăng cường lợi sữa.
Rau đay được chứng minh là rất lợi sữa trên thực tế và lý thuyết. Vì rau đay nhiều nước nên làm tăng thể tích sữa, lại có nhiều nhầy nên sữa về nhiều hơn. Trên thực tế, nếu bà mẹ sau sinh ăn rau đay liên tiếp trong 4 tuần ngay sau sinh thì người ta thấy rõ lượng sữa ra của tuần 3, 4, nhiều hơn tuần 1, 2. Nhưng nếu không ăn rau đay, sữa tuần 3, 4 vẫn về nhưng mức độ kém hơn nhiều. Hơn thế nữa, phân tích người ta thấy hàm lượng chất béo trong sữa mẹ ở tuần 3, 4 ở bà mẹ ăn rau đay cao hơn người không ăn.
Tác dụng 3: thanh nhiệt giải độc.
Rau đay có tác dụng làm mát, tiêu khát, giải nhiệt, chữa trúng nắng. Vì rau đay có nhiều nước, chữa nhiều nhầy, có nhiều đường nên ích lợi cho việc giải nhiệt. Tính hàn của rau đay giúp hóa giải mọi hiện tượng nóng trong.
Tác dụng 4: khai thông tiểu tiện.
Những người tiểu bí, tiểu đau, tiểu rát sẽ tìm thấy ở rau đay một phương cách thú vị bài trừ các hiện tượng trên. Lý do rau đay thân thiện với hệ tiết niệu là bởi rau đay có hoạt chất vận động tim mạch nên có tác dụng làm tăng số lượng nước tiểu, lại có tác dụng kháng viêm nên giải viêm nhiễm đường niệu, lại có tác dụng tiêu thũng nên nước tiểu sẽ dễ dàng ra ngoài.
Có nhiều cách dùng khác nhau để thu được các tác dụng trên. Một cách đơn giản nhất là bạn ăn 200 - 300g rau đay tùy bệnh, nấu ăn liên tục 2 lần/ngày và liên tục trong 20 - 30 ngày, bạn sẽ thấy khả quan.Cây rau đay trồng làm rau cao phổ biến từ 50 -100cm. Nếu để mọc hoang, nó còn cao hơn. Bạn có thể nhìn thấy rau đay bằng hình dáng một khối lùm tròn bởi người ta đã hái ngọn đi và loại rau này mọc nhánh rất khỏe. Thân cây màu tím ngắt, cũng có khi được lai tạp trở nên màu trắng tím. Bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy hoa và quả của rau đay. Hoa mọc ở kẽ lá, có màu vàng, nhỏ xíu. Quả tròn, dọc quả có khía chia ra thành múi tựa hồ như một cái đèn lồng nhỏ. Rau đay được phân biệt với các rau khác bởi tính nhớt của nó. Chỉ cần ngắt một chút lá, vò ra, bạn sẽ thấy hai tay bạn rất trơn và nhớt.

Ăn uống phòng tránh bệnh lý mạch vành

Những động mạch vành bao quanh trái tim là những con đường đem máu có chứa dưỡng khí tới nuôi trái tim. Nếu thành động mạch vành bị chất mỡ bám quá nhiều, làm hẹp hay nghẽn đường đi của máu, hoặc có một cục máu đông hay một mảng chất mỡ bám trong thành mạch máu bị bong ra, chạy từ nơi khác đến mạch vành, cục máu hoặc mảng chất mỡ này có thể làm tắc nghẽn con đường huyết mạch của trái tim.
Sự tắc nghẽn này khiến việc nuôi dưỡng tế bào cơ tim bị suy giảm trầm trọng, gọi là thiếu máu cơ tim.
Những loại thực phẩm giúp phòng chống bệnh lý mạch vành
Đậu nành có chứa có tỉ lệ protein 40%, lipid 20%. Ngoài ra, trong đậu nành có rất nhiều muối khoáng và các vitamin B1, B2, E, chất xơ và chất isoflavone, tác dụng như một chất chống oxy hóa, ngăn chặn không để các các gốc tự do tấn công cholesterol xấu (LDL) và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Những món chay chế biến với đậu hũ thường gặp như: đậu hũ cuốn bắp, đậu hũ kho gừng, đậu hũ hấp, đậu hũ nướng, đậu hũ kho trần bì, đậu hũ chiên giòn, đậu hũ chiên sả, nấu củ năng, nấu chao...
Ăn uống phòng tránh bệnh lý mạch vành
Những món chay giả mặn như đậu hũ xào giả thịt, nhồi thịt rán, kho thịt, hấp trứng, hấp thịt; canh đậu hũ thịt cà chua.
Gạo và ngũ cốc nguyên hạt:
Ăn gạo và ngũ cốc tốt nhất nên dùng loại nguyên hạt, không bị xay xát quá kỹ, hoặc dùng gạo lứt còn nguyên mầm và lớp cám bao quanh.
Rau, củ, trái cây:
Ăn nhiều rau, trái, đậu, hạt. Ít nhất phải được 300g rau trái mỗi ngày.
Rau củ, trái cây, đậu hạt các loại sẽ cung cấp những vi chất phytonutrients, phytochemicals… rất có ích sức khỏe.
Rau thơm và gia vị cũng chứa nhiều vi chất có tính chống oxy hóa (antioxidants).
Những loại rau trái có màu càng đậm (xanh lục, vàng, cam, đỏ, tím…) thì càng chứa nhiều phytonutrients hơn. Nên lựa chọn các loại rau và trái cây có màu sắc rực rỡ: đỏ (như: ớt chuông, cà chua, nho đỏ, dâu tây, táo, anh đào…), vàng (chuối, đu đủ, gấc…), tím (nho tím, mâm xôi, cà tím…). Những loại thực phẩm này chứa nhiều flavonoids, có tác dụng chống oxy hóa.
Thường xuyên dùng hai đến ba phần ăn trái cây hay rau đậm màu mỗi ngày cũng đủ giúp giảm rủi ro bị ung thư và đau tim.
Nên ăn rau dưa tươi và không nên dùng rau dưa muối.
Ăn uống phòng tránh bệnh lý mạch vành
Trà xanhcác nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxy hóa trong trà xanh rất có hiệu quả trong việc bảo vệ tế bào chống lại các tổn thương, rất có lợi cho việc phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư.
Hàu, sò, ốc, hến: những hải sản có hàm lượng kẽm, protein, omega-3 cao và ít cholesterol.
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng hến, hàu, ốc, sò có chứa tyrosine, nhiều acid amin, giúp cải thiện tâm trạng và kiểm soát mức độ căng thẳng. Con trai cũng có hàm lượng acid béo omega-3, acid folic và vitamin B12 cao, những dưỡng chất này có ích cho người bị bệnh tim mạch, giúp đối phó với sự bối rối, hồi hộp, mệt mỏi.
Ăn uống phòng tránh bệnh lý mạch vành
Một số trái cây, rau củ có ích
Trái bơ: có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa. Trái bơ chứa nhiều chất béo đơn không bão hòa, giúp cơ thể đốt cháy năng lượng một cách dễ dàng, làm giảm choleterol xấu. Hàm lượng vitamin A, E, C khá cao.
Thạch lựu: nước ép trái thạch lựu chứa nhiếu chất chống oxy hóa polyphenol (nhiều gấp bốn lần trà xanh), vitamin B1, B2, vitamin C, Ca, Na và P, có ích cho hoạt động của tim mạch, giúp hạ huyết áp, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh tim mạch, bệnh Azheimer và cả ung thư.
Nước ép lựu có tác dụng tăng cholesterol tốt HDL, giảm cholesterol xấu LDL với tỉ lệ là 20%, giúp làm giảm quá trình hình thành các mảng bám trong các động mạch.
Ăn uống phòng tránh bệnh lý mạch vành
Mận: chứa nhiều chất chống oxy hóa, rất có ích cho người bị bệnh tim mạch
Măng tâycó chứa chất rutin giúp bảo vệ các mạch máu nhỏ không bị vỡ, và có thể giúp cơ thể chống lại các tia bức xạ. Đây còn là nguồn thực phẩm cung cấp các loại vitamin A, C, E và B cùng các chất kẽm và kali cho cơ thể. Ngoài ra, còn có glutathione, rất tốt cho tim và là một hoạt chất quan trọng giúp phòng ngừa các chứng bệnh ung thư.
Bông cải, bông cải xanh: chứa nhiều chất flavonoids, là chất chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư. Trong bông cải còn có chứa vitamin C cao gấp hai lần so với một trái cam.
Cải bắc thảo có tính năng chống oxy hóa và chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Trong cải bắc thảo chứa nhiều thành phần acid folic, vitamin A và khoáng chất kali.
Su hào: có chứa nhiều chất xơ, kali và vitamin C, rất có ích cho người bị bệnh tim mạch. Ăn su hào giúp điều hòa lượng đường trong máu, nên cũng rất tốt cho các bệnh nhân đái tháo đường.
Hành tây: chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống hiện tượng dị ứng và nhiễm virút. Thành phần sulfur tổng hợp có trong hành tây giúp cơ thể giải độc, chất quercetin trong hành tây cũng là chất chống oxy hóa hiệu quả.
Ngò tây: giúp tăng cường hệ tiêu hóa, thanh lọc máu, có lợi cho hoạt động của tim và mạch máu, và giúp ngừa bệnh ung thư.
Ngò tây có chứa vitamin C nhiều gấp 3 lần so với trong trái cam, và chất sắt nhiều gấp 2 lần so với rau cải bó xôi.
Tỏi: kích thích cơ thể tiết ra chất hydrogen sulphide làm mạch máu đàn hồi tốt hơn, dòng máu chảy mạnh hơn, và ngăn chặn các cục đông máu và các tổn thương do oxy hóa.
Những người có tình trạng mỡ máu cao, có nguy cơ bị bệnh mạch vành, nên thường xuyên ăn tỏi chưa qua chế biến, khoảng 1 - 2g tỏi tươi cho mỗi kg thể trọng. Nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và ức chế sự sinh tổng hợp cholesterol ở gan.
Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu, nếu muốn dùng tỏi, cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Rượu vang: đỏ chứa nhiều chất có tính chống oxy hóa, chống viêm, làm giãn mạch và ức chế sự tăng sinh tế bào.
Cacao: đen chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, gấp hai lần trong rượu vang đỏ và ba lần trong trà xanh.
Nên dùng loại ca cao nguyên chất 100%, và khi pha nóng để uống, chỉ cho thêm một chút ít đường là được.
Một số món ăn - thức uống
Dưới đây là một số món ăn thức uống dễ thực hiện nhưng rất hiệu quả trong việc tham gia hỗ trợ phòng và điều trị bệnh động mạch vành tim
Nước sắn dây: dùng 30g củ sắn dây, sắc lấy nước uống. Rất tốt cho người bị bệnh về động mạch vành tim, bệnh tăng huyết áp.
Nước nhân trần: dùng 30g nhân trần, sắc lấy nước uống trong ngày.
Có tác dụng giảm mỡ trong máu, có ích cho người bệnh động mạch vành tim.
Hà thủ ô15g, thảo quyết minh (hạt muồng ngủ) 30g, nấm linh chi 15g, lá sen 15g, sơn tra 15g, lá chè 15g.
Tất cả rửa sạch, phơi sấy khô, hãm với nước sôi uống thay nước trà.
Uống lâu dài có thể giúp giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng bệnh động mạch vành, bệnh tăng huyết áp...
Sơn tra 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g. Sắc nước uống thay nước trà.
Có ích cho người mỡ máu cao, tăng huyết áp, phòng bệnh động mạch vành.
Mộc nhĩ đen12 - 16g, nấu với đậu phụ 100g. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn lâu dài sẽ có hiệu quả chữa xơ vữa động mạch, phòng bệnh động mạch vành.
Hiệp hội Quốc gia Đại điện Các nhà trồng trọt, các hãng chế biến và các thương gia về các loại đậu tại Canada:
“Nếu ăn đều đặn các loại đậu thì có thể giảm mức triglyceride và cholesterol trong huyết thanh, tức là hai yếu tố rủi ro chính của các bệnh tim mạch. Nghiên cứu cũng còn cho thấy có sự liên hệ giữa sự tiêu thụ các loại đậu với tình trạng tốt hơn của các động mạch và sự hạ huyết áp”.

Trám trắng chữa bệnh

Theo Đông y, trám trắng có vị ngọt, chua, tính bình; vào kinh phế vị có tác dụng  thanh nhiệt sinh tân, giải độc. Dùng cho các trường hợp đau sưng họng, viêm khí phế quản, sốt nóng, khát nước…
Trám trắng còn gọi là cà na, cảm lãm, mác cơm, cây bùi. Là loại cây gỗ to, cao khoảng 15 - 20m. Cành non màu nâu nhạt, có lông mềm. Lá kép lông chim, mọc so le, lá gần gốc có đầu ngắn; lá ở giữa dài hơn, có đầu thuôn dài; lá tận cùng hình bầu dục... gân lá hơi rõ, mặt trên lá màu xanh nhạt, bóng; mặt dưới có lông mềm màu nâu bạc. Hoa mọc thành chùm kép ở đầu cành hay kẽ lá, hình cầu, màu trắng. Quả hình thoi, hai đầu tù, dài khoảng 45mm, khi chín có màu vàng nhạt, trong có hạch cứng nhẵn, hình thoi với 2 đầu nhọn, trong có 3 ngăn. Mùa ra hoa: tháng 6 - 7, mùa quả tháng 8 - 10.
Trám trắng chữa bệnh
Trám trắng có tác dụng thanh nhiệt tân sinh.
Một số bài thuốc dùng theo kinh nghiệm
Bài 1: Trị cảm nóng, cảm nắng: Quả trám 10g, rễ sậy 30g. Trám đập vụn cùng rễ sậy đem sắc với 800ml nước trong 30 phút, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 3 ngày.
Bài 2: Chữa viêm họng, ho có đờm: Trám 30g, cam thảo 6g, mạch môn 10g, huyền sâm 15g. Rửa sạch hãm thay trà uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
Chữa ngộ độc do ăn phải cá độc: Trám 3 - 5 quả, sắc lấy nước để uống.
Bài 3: Chữa  ho khan ít đờm do viêm khí phế quản: Trám quả 20g, bạch truật 15g, đào nhân 5g, vừng đen 30g, mật ong 20g, gạo tẻ 60g. Đào nhân bóc bỏ vỏ và tâm. Đem bạch truật và trám nấu lấy nước. Lấy nước sắc được nấu cháo với gạo tẻ, vừng đen và đào nhân, khi cháo được cho thêm mật ong, khuấy đều. Ngày ăn 1 - 2 lần. Dùng liền 7 ngày.
Trám trắng chữa bệnh
Bài 4: Chữa đau họng, nhiều đờm nhớt: Quả trám tươi 500g, đường trắng 100g. Đập vỡ quả, nấu với nước nhiều lần, bỏ bã, lấy nước, cho  đường trắng, hòa tan, lọc và cô lại còn 250ml. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15ml, uống với nước đun sôi để nguội ngoài ra súng miệng nước muối pha loãng ngày nhiều lần.
Bài 5: Trị lở sơn: Vỏ cây trám, cạo bỏ lớp bần, thái nhỏ, nấu nước tắm, ngày 2 lần.
Bài 6: Trị nứt nẻ gót chân khi trời rét: Hạt trám trắng đốt thành than, tán mịn, trộn đều với dầu thực vật, bôi vào chỗ đau.
Bài 7: Trị đau răng, sâu răng: Lấy vỏ thân cây trám trắng cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái mỏng phơi khô, sắc lấy nước, ngậm 10 phút rồi nhổ đi. Ngày làm nhiều lần.

Lương y Hữu Đức

Kinh giới chữa nhiều bệnh

Kinh giới là loại rau gia vị không thể thiếu trong món rau sống, đặc biệt khi ăn cá, lẩu cá... Trong Đông y, kinh giới là vị thuốc chữa phong, dị ứng, đặc biệt những trường hợp ngứa, lở, mề đay phát ban, zona thì nó là vị thuốc quan trọng. Kinh giới được dùng riêng rẽ hoặc dùng chung với những vị khác tùy trường hợp.
Kinh giới chữa nhiều bệnh
Kinh giới - cây rau gia vị quen thuộc và cũng là cây thuốc quý trị nhiều bệnh.
Mùa thu, người ta cắt cả cây đem thái ngắn phơi thật khô rồi bảo quản để dùng lâu dài. Hoa kinh giới có thể riêng. Khi dùng có thể sao vàng hoặc sao đen. Hoa kinh giới sao đen sẽ có tác dụng chỉ huyết, thường được dùng để điều trị một số bệnh của phụ nữ.
Để điều trị phong tê thấp, kinh giới được kết hợp với nam tục đoạn, rễ có xước. Để điều trị cảm hàn: kinh giới kết hợp với quế, kiệu. Điều trị mề đay thì kinh giới kết hợp với kim ngân, sài đất, liên kiều. Nếu dùng ngoài người ta dùng kinh giới nấu nước để làm nước tắm chữa những bệnh ngoài da như: ngứa lở, eczema, chàm, zona, rôm sẩy... Ở nhiều vùng quê, chị em còn dùng kinh giới, cỏ mần trầu, cây cứt lợn, lá sả, lá chanh nấu nước để làm nước gội đầu. Vừa sạch gàu, mượt tóc và có hương thơm. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh có kinh giới.
Lở ngứa ngoài da do huyết nhiệt: kinh giới 16g, ngân hoa 12g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đau thần kinh vai cổ do bị nhiễm lạnh: kinh giới 16g, nam tục đoạn 20g, ngải diệp 20g, thủ ô chế 16g, tế tân 6g, quế 10g, kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Mề đay thể phong nhiệt (nổi khắp người, ngứa từng cơn, da nóng, tiểu đỏ, phân táo): kinh giới 16g, kim ngân 20g, hạ khô thảo 16g, thương nhĩ 12g, nam hoàng bá 16g, chi tử 12g, sài hồ 10g, chỉ xác 8g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt, tiêu độc, bình can, lợi tiểu.
Viêm mũi dị ứng (hắt hơi, tịt mũi...): kinh giới 16g, thương nhĩ (sao) 16g, xương bồ 16g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, cát cánh 12g, tía tô 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Sản phụ bị băng huyết: hoa kinh giới (sao đen) 16g, bẹ móc (sao đen) 16g, cỏ mực (sao đen) 20g, thục địa (sao khô) 20g, gừng nướng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Công dụng ít biết của lá sen và hoa sen

20 công dụng của lá và hoa sen theo công bố mới đây của tiến sĩ thảo dược Paul Haider.
1. Giảm cholesterol
Trà lá sen và trà hoa sen rất tốt cho việc giảm lượng cholesterol trong máu thông qua việc ngăn chặn hấp thu chất béo.
2. Kiểm soát đường huyết
Lá sen giúp lượng đường trong máu được điều hòa ở mức ổn định, chống tăng đường huyết và rối loạn lipid máu người bệnh tiểu đường.
3. Giảm mỡ trong máu
Lá sen chứa nhiều chất có tác dụng loại bỏ bớt lượng mỡ trong máu như tanin, alcaloid, nuciferin, vitamin C, các axit citric, tartric, succinic...
Công dụng ít biết của lá sen và hoa sen
Lá và hoa sen mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
4. Giảm căng thẳng
Mỗi ngày uống vài tách trà hoa sen là một trong những cách tốt nhất giúp bạn thư giãn, an thần, hết lo lắng và đem lại cảm giác yên bình.
5. Chống ợ chua
Trà lá sen và trà hoa sen làm giảm axit trong dạ dày khi lượng axit tăng cao, giúp mau lành các vết loét trong dạ dày.
6. Hạ huyết áp
Thay vì dùng thuốc hạ huyết áp, bạn nên dùng trà lá sen sẽ thấy hiệu quả và an toàn hơn.
7. Cải thiện khả năng sinh sản
Dùng trà sen thường xuyên giúp phái mạnh chữa chứng xuất tinh sớm, và phái đẹp sẽ thấy những ngày "đèn đỏ" không còn là nỗi ám ảnh mà trở nên nhẹ nhàng hơn. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai tạm ngưng uống trà lá sen sẽ tốt hơn.
8. Giải nhiệt
Theo y học Trung Hoa, trà sen giúp giải nhiệt và trị các bệnh mùa hè, làm mát các cơ quan nội tạng.
9. Làm đẹp da
Theo quan điểm y học Ayurvedic của người Ấn (hệ thống sử dụng nguyên lý vốn có của tự nhiên để giúp ích cho việc duy trì sức khỏe của con người), hoa sen được nghiền thành bột nhão, đắp lên da có tác dụng nuôi dưỡng, tái tạo tế bào da làm làn da luôn trẻ trung, mịn màng. Tinh dầu hoa sen làm cho cơ thể sản xuất melanin nhiều hơn, giúp bảo vệ da khỏi tác hại tia nắng mặt trời.
10. Ngừa ung thư
Hoa sen có chứa lượng lớn vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư và các bệnh nguy hiểm khác như: tim mạch, đột quỵ.
11. Chữa thiếu máu
Cánh hoa sen chứa nhiều thành phần rất công hiệu trong việc tái tạo tế bào máu. Do đó dùng hoa sen làm thuốc, làm thực phẩm chữa thiếu máu hữu hiệu.
12. Xương chắc khỏe
Phốt pho trong hoa sen là yếu tốt quan trọng giúp xương chắc khỏe, chống loãng xương đối với người lớn tuổi.
13. Ngừa bệnh tim
Lá sen chứa chất chống oxy hóa làm tăng lưu lượng máu đến tim và giảm huyết áp.
14. Chống viêm
Trà lá sen là dược liệu tuyệt vời chống viêm, mẩn đỏ, sưng, đau. Khi bị thương, bạn có thể dùng một nhúm trà lá sen cầm máu rất hiệu quả.
Công dụng ít biết của lá sen và hoa sen
15. Giảm cân
Việc dùng thường xuyên trà lá sen sẽ đem lại cho bạn vóc dáng thon thả. Lá sen chứa L - Carotene làm tăng sự trao đổi chất đồng thời ngăn chặn hấp thụ tinh bột và chất béo.
16. Chống nấm và kháng khuẩn
Giã nhuyễn lá sen đắp lên vùng da bị nấm, viêm có tác dụng mau lành da, diệt nấm.
17. Tăng cường miễn dịch
Hoa sen có chứa nhiều Acid linoleic - chất quan trọng ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường, ung thư, viêm khớp, tăng cường hệ thống miễn dịch.
18. Chống oxy hóa
Lá sen và hoa sen chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như: nuciferine, lotusine, demethyl coclaurine neferin, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư, duy trì sự trẻ trung của cơ thể.
19. Làm se
Trà lá sen có chất làm se ngăn chặn chảy máu bên trong, điều trị đi tiểu ra máu, đi cầu ra máu...
20. Loại bỏ chất nhầy
Nếu bạn thường gặp các vấn liên quan đến đường hô hấp, cảm lạnh, viêm xoang thì nên dùng trà lá sen vì nó có tác dụng loại bỏ chất nhầy gây hại ra khỏi cơ thể.