Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Người tiểu đường ăn mặn hại tim

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật, những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 nếu ăn mặn, lạm dụng muối, nguy cơ bị biến chứng bệnh tim cao gấp 2 lần so với không lạm dụng.

ĐH Niigata (UNP) Nhật Bản vừa kết thúc nghiên cứu mang tên Japan Diabetes Complications Study nhằm nhận biết nguy cơ biến chứng ở người Nhật mắcbệnh đái tháo đường. Nghiên cứu phát hiện thấy, những người mắc bệnh tuýp 2 nếu ăn mặn, lạm dụng muối có nguy cơ bị biến chứng bệnh tim cao gấp 2 lần so với nhóm không lạm dụng muối. 
Đái tháo đường là căn bệnh có nhiều đường trong máu, cơ thể kháng insulin làm cho đường đi thẳng vào dòng máu thay vì sản xuất năng lượng cho cơ thể.
Người tiểu đường ăn mặn hại tim
Nhóm người tham gia có độ tuổi trung bình 40-70, hiện đang được điều trị ngoại trú thuộc 59 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn nước Nhật. Tổng thể có 1.588 người tham gia, trả lời câu hỏi liên quan đến khẩu phần ăn hàng ngày và nguy cơ biến chứng tim mạch trong vòng 8 năm. Những người tình nguyện được chia thành 4 nhóm.
Kết quả, nhóm ăn trung bình 5,9 gam muối/ngày có nguy cơ gia tăng bệnh tim gấp 2 so với nhóm ăn trung bình 2,8 gam. Hiệu ứng bất lợi nhất của việc ăn mặn là làm cho việc khống chế đường huyết gặp khó khăn. Vì vậy, nhóm chuyên gia khuyến cáo nhóm người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 nên giảm ăn muối để giúp duy trì ngưỡng đường huyết tối ưu, hạn chế biến chứng do đường huyết tăng gây ra, nhất là nguy cơ biến chứng gây bệnh tim mạch.



Thức uống ưu việt cho người đái tháo đường


 muop dang
1. Nước khổ qua (mướp đắng)
Các nghiên cứu của y học hiện đại gần đây cho thấy khổ qua có hoạt tính sát khuẩn, có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose. giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
Nước ép khổ qua tươi có tác dụng chữa đái tháo đường tuýp 2 mới mắc (khi chưa phải dùng thuốc Tây y), phối hợp với các loại sulfamid chữa đái tháo đường tuýp 2 để tăng tác dụng, đồng thời giúp phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, lão hóa…
Lưu ý:
- Bạn có thể dùng mướp khổ qua khô pha như pha trà, sau đó dùng dần thay nước uống hàng ngày.
- Khi dùng mướp khổ qua sấy khô bạn nhớ bảo quản không ẩm mốc, tránh các vi khuẩn gây có hại xâm nhập.
2. Nước vối
nuoc-voi
Cây vối có nhiều dược tính quý, chữa được nhiều loại bệnh như vàng da, gan, ghẻ lở, các bệnh tiêu hóa… Đặc biệt, vối hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường rất tốt. Ở nước ta, từ lâu, cây vối (lá, nụ, vỏ, rễ) được người dân dùng làm trà uống giải khát. 
Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Nước vối sẽ giúp bạn bình ổn đường huyết, giảm mỡ máu, chống lão hoá, thanh nhiệt – tốt cho bệnh nhân đái tháo đường và người có nguy cơ cao.
Lưu ý:
- Nếu xác định sử dụng nước vối, ban nên sử dụng thường xuyên
- Nước vối tươi có tác dụng tốt hơn vối đã ủ.
3. Gạo lứt
nc' gạo lứt
Theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân mắc đái tháo đường thường có lượng đường trong máu cao hơn người bình thường và như vậy cơ thể họ sẽ dần không còn khả năng sản sinh ra insulin để phá hủy lượng đường dư thừa. 
Trong khi đó, nếu ăn gạo lứt rang có thể tăng cường lượng khoáng chất, chất xơ, vitamin, phòng ngừa rối loạn mỡ máu, béo phì, bệnh tim mạch và bệnh tăng huyết áp. Điều quan trọng hơn là không tác động tiêu cực tới lượng đường trong máu như gạo trắng.
Lưu ý:
- Với gạo lứt rang, trước khi nấu không cần vo đãi để tránh mất dinh dưỡng. Trong thời gian đầu ăn chưa quen, bạn có thể trộn 50% gạo lứt rang với 50% gạo trắng khi nấu để đảm bảo sức khỏe phòng bệnh đái tháo đường.
- Ban đầu nếu không quen bạn có thể rang gạo lứt và nấu lấy nước và bảo quản để làm thức uống hàng ngày.
4. Trà xanh
nuoc-tra
Không chỉ là loại thức uống chứa ít calo, những kết quả nghiên cứu sơ bộ còn cho thấy trà giúp phòng chống một số căn bệnh mãn tính. Trà xanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim nguyên nhân gây chết người hàng đầu của bệnh đái tháo đường chính là bệnh tim. 
Một trong những lý do khiến những bệnh nhân đái tháo đường phải chịu đựng nguy cơ mắc bệnh tim rất cao chính là do cơ thể của họ sản xuất ra nhiều chất AGEs (là các hợp chất trong cơ thể đến từ thức ăn và các loại đồ uống chúng ta tiêu thụ mỗi ngày). Bên cạnh đó trà giúp bạn thêm tỉnh táo và mang lại sự sảng khoái, giúp chống ôxy hóa lưu giữ nét trẻ trung cho bạn.
Lưu ý:
- Bạn nên uống trà không đường hoặc thêm một chút chất tạo ngọt nhân tạo.
- Để tránh nạp nhiều calo, bạn nên uống trà với sữa tách kem.


Hạt cười tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Mỗi ngày ăn khoảng 100 gr hạt cười (quả hồ trăn) có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch của bệnh nhân tiểu đường, theo nghiên cứu đăng trên Journal of the American Heart Association.

Ảnh minh họa

Các nhà khoa học thuộc ĐH Pennsylvania (Mỹ) phát hiện chỉ cần ăn một nắm hạt cười hai lần mỗi ngày (chừng 150 hạt mỗi ngày) có tác dụng bảo vệ động mạch ở bệnh nhân tiểu đường khỏi bị tổn hại cũng như giúp giảm huyết áp.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch nhưng ăn hạt cười có thể giúp giải quyết vấn đề này. Hạt cười còn chứa nhiều chất béo tốt, chất xơ, kali và các chất chống ô xy hóa, tốt cho sức khỏe.  

Những thực phẩm phổ biến gây hư thận


Thịt - bạn sẽ có nguy cơ suy thận cao gấp 3 lần do chế độ ăn nhiều thịt (còn được gọi là chế độ ăn uống có độ axit cao). Do đó, hãy hạn chế tiêu thụ các loại thịt và thay vào đó tăng cường các loại trái cây và rau quả để bảo vệ thận.
Nước ngọt có gas - nếu bạn đang dần hình thành thói quen tiêu thụ ít nhất hai lon nước giải khát mỗi ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng proteinuria (hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều).
Trong trường hợp này, sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, nghĩa là thận đã bị tổn thương.
Chất cồn - tiêu thụ quá nhiều chất cồn, dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng axit uric ở ống thận. Từ đó gây tắc nghẽn ống thận, làm tăng nguy cơ suy thận và các bệnh về thận.
Trong rượu bia có chứa nhiều cồn và các chất kích thích. Các chất này khi đi vào cơ thể đòi hỏi thận của bạn phải làm việc hết "công suất" để xử lý và thải loại ra ngoài các độc tố.
Thực phẩm chế biến sẵn - Nếu ăn thường xuyên, các chất bảo quản tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Khi đó khả năng đào thải độc tố có trong các chất này của gan và thận sẽ trở thành "vô hiệu hóa".
Bạn nên tránh xa đồ ăn vặt vì thận phải lọc các độc tố có hại từ máu, ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.
Chế độ ăn uống giàu protein làm tăng gánh nặng cho thận vì có quan này phải tăng cường làm việc để đào thải một lượng lớn urê ra khỏi cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương thận.
Đường chứa đầy fructose, việc tiêu thụ quá nhiều đường thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận cũng như sức khỏe hệ tim mạch.
Màu thực phẩm - bạn có thói quen thêm phẩm màu vào các món ăn để làm cho chúng trông hấp dẫn hơn? Nếu có, hãy ngừng thói quen sử dụng phẩm màu từ bây giờ. Các loại màu thực phẩm phổ biến hiện nay dễ gây hại và làm chậm quá trình phát triển của thận.
Viên uống bổ sung vitamin C - theo một nghiên cứu tiến hành bởi Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, việc tiêu thụ viên uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận ở nam giới.
Mật cá - Ăn mật cá (mật cá chép) là nguyên nhân phổ biến gây suy thận cấp.
Nước xốt là thành phần không thể thiếu khi chuẩn bị món mì ống, pizza và phở. Tuy nhiên, chúng chứa đầy natri, chất gây ra cao huyết áp và cũng dẫn đến nguy cơ bệnh thận. Vì vậy, hãy thay thế nước sốt bằng nhiều loại rau củ và gia vị để có được nhiều lợi ích sức khỏe.

Uống nhiều rượu bia dễ bị khối u ruột già

Thêm một tác hại của rượu bia vừa được nhóm nghiên cứu hỗn hợp của Trung Quốc và Mỹ công bố trên tạp chí chuyên ngành ”Alimentary Pharmacology & Therapeutics”

Các tác giả đã phân tích dữ liệu từ 25 nghiên cứu lớn nhỏ trên toàn thế giới và nhận thấy người uống rượu bia có tỷ lệ mắc bệnh khối u ruột già cao hơn những người không uống rượu đến 17%, nguy cơ mắc bệnh khối u ruột già sẽ tăng dần theo lượng rượu bia tiêu thụ. 
Cụ thể: nếu uống trung bình 10g rượu/ngày (tương đương một lon bia) thì nguy cơ cao gấp 1,02 lần, nếu tăng lên trung bình 50g rượu/ngày (khoảng bốn lon bia) thì nguy cơ tăng cao gấp 1,16 lần, còn nếu uống đến mức 100g rượu/ngày (khoảng tám lon bia) thì nguy cao tăng cao gấp 1,61 lần.
Khối u lành tính ở ruột già có thể nhỏ như hạt đậu xanh hoặc to đến 5-6cm. Bệnh thường không triệu chứng hoặc có thể bị đau bụng, tiêu lỏng, tiêu nhiều lần, hoặc tiêu lẫn máu. Khi phát hiện bệnh, khối u cần được cắt bỏ qua nội soi để hạn chế nguy cơ chuyển sang ác tính sau này. 
Mặc dù sự xuất hiện của khối u lành tính ở ruột già có liên quan yếu tố di truyền nhưng chúng ta vẫn có thể phòng bệnh bằng cách hạn chế ăn thịt màu đỏ, chất béo, hút thuốc lá, tăng cường ăn nhiều rau xanh và canxi.


Những thực phẩm không nên ăn khi bị lòi dom

Khi bị lòi dom, cần có chế độ ăn uống hợp lý để giúp bệnh mau thuyên giảm.Các thức ăn nóng, nướng xào cay khô như hành, tỏi, gừng là các thức ăn kích thích bốc nhiệt lên, không tốt cho bệnh nhân bị lòi dom.
Những thực phẩm không nên ăn khi bị lòi dom.Những thực phẩm không nên ăn khi bị lòi dom.
Đặc biệt nên kiêng bia, rượu, hạn chế tối đa thuốc lá, trà, cafe.
Các món ăn nên bổ sung trong quá trình chữa và điều trị bệnh lòi dom
Nên ăn nhiều thức ăn dễ tiêu mà giàu dinh dưỡng, nhiều protein như thịt gà, thịt trâu, bò, trứng cá...
Nên ăn nhiều rau xanh, các loại đậu như rau cải, cà chua, cà rốt đậu tương, đậu phụ...
Nên ăn nhiều hoa quả như táo, lê, quýt, chuối tiêu...
Thực đơn cho người bệnh trĩ
Bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn uống, kiêng kị hợp lý, bạn cũng có thể áp dụng một vài bài thuốc sau vào thực đơn ăn uống của bạn hàng ngày.
Chuối tiêu ngày 2-3 quả, ăn sớm khi đói bụng. Dùng chữa lòi dom kèm đi ngoài táo, phân khô kết.
Sữa trâu, bò 500ml, thêm 2 thìa mật ong, dùng cho người đi ngoài bí kết, nước bọt ít.
Mộc nhĩ đen 100g, hồng táo 15g, đường cát trắng một ít, nấu canh ăn. Dùng cho người khí huyết đều hư, đầu váng hoa mắt, mất sức mệt mỏi.
Gạo tẻ 100g, ý dĩ nhân 30g, hồng táo 15g, nấu nhừ ăn, dùng cho người lòi dom kèm huyết hư như thiếu máu, váng đầu hoa mắt mất sức...
Trứng gà 2 quả, hà thủ ô 60g, thêm nước cùng nấu. Trứng chín bỏ vỏ, lại nấu thêm chút nữa, ăn trứng uống canh. Dùng chữa thiếu máu, mặt mắt, tứ chi phù.
Đường mật 30g, ô mai 30g, ô mai sắc nước bỏ bã để nguội thêm đường mật hòa tan dùng uống, dùng cho người miệng khô, tân dịch giảm.
Cá diếc tươi 1 con (khoảng 100-150g), cát căn 30g. Cá diếc bỏ vảy và nội tạng, rửa sạch, thêm nước vừa đủ, cho cát căn nấu 1-2 giờ, thêm gia vị cùng ăn. Dùng cho người thiếu máu, đầu váng mắt tối, khí huyết đều hư.


Thịt vịt, món ăn tốt cho người suy nhược

Theo y học cổ truyền, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận táo, tiêu thũng,… thích hợp với người bị suy nhược gầy sút, ăn kém, đại tiện táo, sốt nóng ra mồ hôi trộm,…
Một số món ăn, bài thuốc từ thịt vịt:
Bài 1: Thịt vịt 250g, củ kiệu 200g, gừng 10g, hành 15g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt vịt rửa sạch, để ráo nước, chặt miếng vuông khoảng 4cm. Củ kiệu lột vỏ, rửa sạch, để ráo nước. Gừng xắt miếng. Cho dầu ăn và gừng vào xào thơm, bỏ thịt vịt, gia vị vào xào vài phút, đổ vào 2 lít nước, cho hành vào, đun sôi khoảng 30 phút, bỏ củ kiệu vào nấu chín, sau đó vớt bọt, vớt hành ra là dùng được. Món ăn này có công dụng thanh nhiệt khử phiền, khai vị, ra mồ hôi,... dùng thích hợp khi thời tiết nóng bức, người mệt mỏi, chán ăn.
Thịt vịt, món ăn tốt cho người suy nhược
Thịt vịt vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Bài 2: Vịt 1 con khoảng 1kg, bỏ lòng, làm sạch; vừng đen, ngó sen, đào nhân, tang thầm, hạt khiếm thực, táo đỏ, ý dĩ, mỗi vị 20g. Cách làm: Cho các vị thuốc vào bụng vịt rồi khâu lại, cho vào bát to, thêm gia vị vừa đủ và một ít nước, hấp cách thủy cho chín, khi ăn tháo chỉ khâu. Món ăn này có tác dụng bổ thận kiện tỳ, thích hợp với người gầy yếu suy nhược, huyết áp thấp.
Thịt vịt, món ăn tốt cho người suy nhược
Ngó sen.
Bài 3: Vịt một con 1kg, trần bì 10g, hoàng kỳ 30g. Các gia vị gừng, hành, dầu hạt cải, nước tương, muối, mì chính. Cách làm: Vịt làm sạch, bỏ lòng, bôi nước tương lên da, rán trong dầu hạt cải, xong rửa sạch dầu mỡ đặt lên đĩa cho vào nồi đất. Các vị thuốc: trần bì, hoàng kỳ cho vào túi vải nhỏ cho vào nồi. Cho lượng nước xâm xấp, hầm vịt chín, chắt lấy nước đổ lên vịt đã chặt miếng. Món ăn này rất bổ dưỡng, thích hợp với người tỳ vị hư nhược, chán ăn.
Bài 4: Thịt vịt 200g, đỗ trọng 30g, mộc nhĩ trắng 30g. Cách làm: Thịt vịt làm sạch, chặt miếng, ướp gia vị cho vào nồi nấu khoảng 30 phút, sau đó cho đỗ trọng và mộc nhĩ trắng đã làm sạch vào nồi, nấu thêm 15 phút là dùng được. Ăn thịt vịt, mộc nhĩ, nước canh, bỏ đỗ trọng. Món ăn này rất tốt cho người bị tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, suy nhược, mất ngủ.
Thịt vịt, món ăn tốt cho người suy nhược
Vừng đen.
Bài 5:  Thịt vịt nạc 300g băm nhỏ, ướp gia vị, nước mía 300ml, gạo tẻ 100g.Cách làm: Cho tất cả vào nồi ninh nhừ thành cháo, ăn nóng. Ăn thường xuyên món cháo này rất tốt cho người bị hen suyễn, mệt mỏi, gầy sút.


Phòng rôm sảy bằng hoa thiên lý

Hoa thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương. Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong hoa thiên lý như chất xơ là 3%, chất đạm2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao.
Vì vậy cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già giảm được chứng phì đại tuyến tiền liệt, làm tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng. Ngoài ra sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì bởi thường xuyên tiếp xúc với vật liệu chứa chì như ắc quy, mực in, xăng pha chì, các động cơ có chì...
Phòng rôm sảy bằng hoa thiên lý
Đông y cho rằng hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, bớt đi đái đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tính chống viêm và làm tan màng mộng, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, trị giun kim.
Sau đây xin giới thiệu cụ thể các phương thuốc từ cây hoa lý để có thể tự chọn lựa sử dụng sao cho phù hợp và hiệu quả.
Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn dặm.
Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7-10 ngày sẽ hiệu quả.
Chữa lòi dom, sa dạ con: Lấy 1 nắm lá thiên lý rửa sạch, giã nát cho vào 5% muối ăn, vắt lấy nước cốt tẩm vào bông rịt vào hậu môn, hay âm hộ ngày thay 1-2 lần, sử dụng liền 5-7 ngày sẽ có tác dụng co dần phần dom hay dạ con lòi ra.
- Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.
- Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.
Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30-50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.
Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10-20g, sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.

Chú ý: Không ăn chung hoặc xào nấu cùng thiên lý với các thức ăn giàu chất sắt như gan, tiết, thịt nạc lợn, rau muống... vì chất sắt (Fe) có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm (Zn) ra khỏi cơ thể.