Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Rau dền thanh nhiệt, mát gan

Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
Theo Đông y, dền cơm vị ngọt, tính hàn. Dền tía vị ngọt, mát, vào đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu. Dùng cho các trường hợp kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ, sưng đau họng, côn trùng cắn đốt. Hằng ngày dùng 100 - 250g bằng cách nấu, xào, ép nước.
Rau dền thanh nhiệt, mát gan
Rau dền tía
Cháo rau dền tía: rau dền tía 200g, rửa sạch, nấu lấy nước, nấu cháo với gạo lứt. Ăn khi đói. Dùng cho phụ nữ trước sau khi sinh con có hội chứng kiết lỵ; dùng cho người cao tuổi viêm ruột, kiết lỵ.
Canh rau dền: rau dền tía 200g, rửa sạch, nấu canh, thích hợp với người bệnh ung thư cổ tử cung, hội chứng lỵ, u tuyến giáp trạng lành tính.
Chữa đau mắt: hạt dền cơm, hạt thảo quyết minh, liều lượng bằng nhau 10g. Sắc nước uống. Chữa mắt đau có màng mộng.
Chữa phát ban: rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc hà 4g, gừng tươi 2 lát. Sắc uống. Chữa sốt nóng thời kỳ đầu.
Theo kinh nghiệm dân gian, lấy lá rau dền giã nát, uống nước và lấy bã đắp chữa rắn cắn. Rễ dền tía và rễ bí ngô với liều lượng bằng nhau, sắc uống chữa chảy máu do sẩy thai. Hạt dền cơm 20g sắc uống chữa tiểu tiện không thông...
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và người hư hàn tiêu chảy dùng hạn chế.

BS. Tiểu Lan

Quả dâu chín bổ huyết

Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc... được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị thuốc lâu đời trong Đông y.
Quả dâu chín bổ huyết
Tang thầm (quả dâu chín) vị chua, tính hàn; vào kinh can, tâm và thận, tác dụng bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.
Tang thầm (quả dâu chín)
Tang thầm (quả dâu chín)
Cách dùng quả dâu làm thuốc
Bổ huyết, an thần: Dùng trị các chứng huyết hư, đầu nhức, mắt hoa, ít ngủ: tang thầm, nữ trinh tử, hạn liên thảo. Các vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g.
Sinh tân, chỉ khát: trị chứng tân dịch khô, miệng khát.
Tang thầm tươi 20 - 60g. Giã lấy nước quả, hòa vào nước đun sôi để nguội mà uống.
Tang thầm cao: 500g quả dâu chín đen. Cho nước và nấu nhiều lần cho hết màu đỏ sẫm. Lọc bỏ bã, cô các nước sắc lại thành cao lỏng (1/1); thêm 400g mật ong. Đun sôi, đóng chai. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 10 - 20ml, chiêu với nước. Dưỡng huyết nhuận táo. Chữa huyết hư, gan thận yếu, lưng gối đau mỏi, các chứng tê do huyết và phong của người già, táo bón.
Nhuận phế, thông tiện: tang thầm 20g, sinh địa 20g. Sắc với nước, thêm đường hay mật ong cùng uống. Trị chứng huyết hư, tân dịch thiếu sinh táo bón.
Món ăn - bài thuốc có tang thầm
Cao tang thầm: dâu chín nấu dạng cao lỏng (tỷ lệ 1/1), mỗi lần uống 1 - 2 thìa canh, uống với nước sôi. Dùng cho các trường hợp râu tóc bạc sớm.
Rượu dâu: dâu chín 200g, rượu trắng 500ml. Ngâm nửa tháng. Uống sáng, tối mỗi lần 25ml. Dùng cho các trường hợp phù nề hai chân do thiểu dưỡng.
Rượu dâu
Rượu dâu
Nước sắc toan táo nhân, tang thầm: quả dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), toan táo nhân 15g. Sắc hoặc hãm uống một lần vào buổi tối. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, mất ngủ, quên lẫn.
Nước sắc kỷ tử tang thầm: dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), kỷ tử 15g, sắc hãm, ngày uống 1 lần. Dùng cho các trường hợp mờ mắt, giảm thị lực, râu tóc bạc sớm.
Nước sắc long nhãn, tang thầm: dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), long nhãn 30g, nấu sắc lấy nước đặc cho uống ngày 1 lần. Dùng cho trường hợp thiếu máu, hồi hộp mất ngủ.
Kiêng kỵ: Người đại tiện lỏng không dùng được.

BS. Tiểu Lan

5 món giúp trị suy nhược thần kinh

Cuộc sống căng thẳng và làm việc trí óc quá sức là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiện nay nhiều người mắc chứng suy nhược thần kinh. Đây là trạng thái rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương. Người bệnh thường có biểu hiện đau đầu, ù tai, mắt mờ, mất ngủ, hay mơ, không tập trung, trí lực kém, tinh thần mệt mỏi, tâm thần bất an, thậm chí nam giới có thể di tinh, xuất tinh sớm.
Xin giới thiệu một số món ăn thuốc góp phần ổn định chức năng thần kinh, chữa trị chứng bệnh này.
Các món ăn thuốc hỗ trợ
Canh hàu biển thịt nạc dưỡng tâm huyết, chữa suy nhược thần kinh, ngủ không ngon.
Canh hàu biển thịt nạc dưỡng tâm huyết, chữa suy nhược thần kinh, ngủ không ngon.
Canh thịt lợn hàu biển: thịt hàu tươi 150g, thịt lợn nạc 150g, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái miếng cho vào nồi cùng với hàu, nước vừa đủ nấu canh; thịt chín cho gia vị là được. Chia ăn tùy ý trong ngày. Công hiệu: dưỡng tâm huyết, suy nhược thần kinh, đêm ngủ không ngon, hồi hộp.
Canh thịt lợn, sò khô: sò khô 40g, thịt lợn nạc 200g, bột gia vị vừa đủ. Thịt rửa sạch thái miếng, sò khô rửa sạch ngâm một lúc rồi cho cả vào nồi nấu canh, thịt chín cho gia vị là được. Ăn trong bữa cơm. Công hiệu: bổ âm, bổ thận chữa thận hư, thần kinh suy nhược, tâm phiền, mất ngủ, hay mơ, tiểu đêm nhiều.
Canh lươn, gà: thịt lươn đã luộc thái chỉ 50g, thịt gà xé 50g, trứng gà 1 quả, mì sợi 10g, rượu, gừng, hành, tiêu bột, xì dầu, nước luộc gà, nước luộc lươn, dầu vừng, muối, bột ngọt, tinh bột ướt vừa đủ.
Bắc chảo lên bếp, đổ nước luộc gà và nước luộc lươn mỗi thứ 1 bát, đun sôi cho thịt gà, thịt lươn, mì sợi, xì dầu, gừng, hành muối, đun sôi lại, cho trứng vào khuấy đều, một lúc cho tiếp tinh bột vào, đun sôi là được; múc ra bát, rắc dầu vừng, hạt tiêu, bột ngọt. Ăn kèm trong bữa cơm.
Công hiệu: bổ khí, thông huyết mạch, lợi gân cốt, trị huyết hư, suy nhược thần kinh, hồi hộp váng đầu, xương khớp đau, phong thấp.
Nước hành, táo: hành củ 7 cây, táo tàu 20 quả. Táo rửa sạch ngâm nở, hành rửa sạch, cho vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa 20 phút, cho hành vào đun thêm 10 phút là được. Chia ăn tùy ý trong ngày. Công hiệu: an tâm thần ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, nhiều mộng, giảm trí nhớ.
Nước tiểu mạch, cam thảo, táo tàu
Nước tiểu mạch, cam thảo, táo tàu
Nước tiểu mạch, cam thảo, táo tàu: tiểu mạch 60g, cam thảo 6g, táo tàu 30g. Tiểu mạch xát vỏ, táo ngâm nở, bỏ hạt, cho vào nồi cùng cam thảo, đổ nước vừa đủ đun to lửa tới sôi chuyển đun nhỏ lửa khoảng 60 phút, gạn lấy nước lần thứ nhất, lại đun lấy nước lần hai; gộp hai nước lại, chia uống trong ngày. Công hiệu: bổ dưỡng tâm can, an thần định chí, chữa tâm can hư suy, tinh thần hoảng hốt, ngủ không ngon, buồn chán.
Ngoài ra, cần kết hợp với phương pháp xoa bóp ấn huyệt, cụ thể: hằng ngày nên tiến hành xoa bóp các huyệt sau:
Huyệt lao cung
Huyệt lao cung
Chiếu hải: ở kẽ xương cách đầu mắt cá chân trong 1 tấc.
Lao cung: ở giữa lòng bàn tay, nắm chặt các ngón tay, huyệt ở khe giữa hai đầu ngón tay số 3 và 4 (ngón giữa và áp út).
Huyệt thần môn
Huyệt thần môn
Thần môn: ở đầu lằn chỉ cổ tay trong, ở phía ngón tay út; dưới huyệt là gân cơ trụ trước, xương đậu và xương tháp.
Huyệt thông lý
Huyệt thông lý
Thông lý: nếp gấp cổ tay phía trong lên 1 tấc; trong khe của gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung các ngón tay (nắm ngón tay và gấp bàn tay vào cẳng tay, khe sẽ nổi rõ).
Huyệt tâm âm giao
Huyệt tâm âm giao
Tam âm giao: trên mắt cá chân trong 3 tấc, nằm sát xương cẳng chân.
Chà xát hai lòng bàn chân cho ấm nóng lên.
Chú ý: Góc độ xoa bóp bấm huyệt phải vuông góc hướng vào trong. Khi xoa bóp cần điều tiết tâm lý thoải mái, xóa bỏ những ý nghĩ căng thẳng.

Lương y Nguyễn Văn Đồng

Thực phẩm phòng sởi hiệu quả cho bé

Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là danh sách thực phẩm mẹ nên tăng cường con dùng trong thời điểm này:
1. Thực phẩm giàu Kẽm
 1
Kẽm giúp khống chế sự sinh sôi và nảy nở của virus. Vì vậy bổ sung kẽmcũng là một cách để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Để bổ sung kẽm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý chọn nguồn thực phẩm giàu kẽm như thịt bò nạc, hải sản, đậu, rau bi-na, nấm v.v. Ngoài ra ăn thịt nạc, gia cầm , lòng đỏ trứng gà hoặc cá cũng giúp cơ thể hấp thụ được nhiều kẽm.
2. Tăng cường rau củ quả
 2
Các loại rau củ quả có chứa nhiều Vitamin A và Vitamin C cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Đặc biệt là Vitamin A vì đây là loại vitamin quan trọng cho mắt, chống lại sự tấn công của virus sởi vào mắt bé. Vitamin A bạn có thể tìm thấy ở các loại rau củ quả có màu cam như đu đủ, cà rốt, bí đỏ. Bổ sung cho bé bằng những món ăn như chè bí đỏ, bí đỏ xào, cháo thịt cà rốt, canh khoai tây cà rốt. Vitamin C có thể tìm thấy ở các loại hoa quả như chanh, bưởi, cam …
 3
Sữa chua có chứa Probiotic, một loại lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng để cơ thể bé chống lại bệnh tật và tăng cường tiêu hóa. Để bé có sức khỏe chống lại virus sởi, mẹ nên cho bé (từ 6 tháng tuổi trở lên) ăn sữa chua với "liều lượng": 6 - 10 tháng ăn nửa hộp/ ngày, 1 - 2 tuổi ăn 3/4 - 1 hộp/ ngày, trên 2 tuổi ăn 1 hộp/ ngày.
Ngoài ra khi cho bé ăn sữa chua mẹ lưu ý ko hâm nóng hay pha với nước nóng để tránh làm mất khả năng hoạt động của vi khuẩn có lợi. Nên để bé ănsữa chua sau bữa ăn chính và nên súc miệng khi ăn xong.
4. Tỏi
 4
Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin chống lại virus gây bệnh. Với trẻ nhỏ, việc cho thêm chút tỏi khi xào nấu không những tăng cường hương vị cho món ăn mà còn giúp bé rất nhiều trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Món ăn - bài thuốc cho người mắc bệnh sởi

Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
Giai đoạn 1: Bệnh nhân sốt, hắt hơi, sổ mũi nghẹt mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt, ở niêm mạc miệng và khoang miệng, hai gò má xuất hiện các nốt mẩn màu trắng, viền ngoài hơi hồng.
Bài 1: Nước rau mùi: rau mùi tươi 25g. Rau mùi tươi cả rễ rửa sạch cắt nhỏ cho vào nồi thêm 250ml nước, đun sôi kỹ 1 – 2 phút, chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, chỉ uống 1 – 2 ngày đầu khi mới mắc bệnh.
Bài 2: Canh đậu phụ: đậu phụ 1 miếng khoảng 200g, rau mùi non 25g, dầu thực vật bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Đậu phụ cắt miếng nhỏ, rán bằng dầu thực vật cho vàng. Rau mùi rửa sạch cho vào nồi, thêm 250ml nước sôi, đun nhỏ lửa, canh sôi cho đậu phụ, bột ngọt, bột gia vị vào đảo đều, canh sôi lại là được. Cho bệnh nhân ăn ngày 1 lần lúc đói, có thể ăn với cơm, chỉ ăn 1 – 2 ngày đầu mới bị sởi.
Món ăn - bài thuốc cho người mắc bệnh sởi
canh đậu phụ
Giai đoạn 2: Bệnh nhân sốt cao kéo dài, ho tăng, nặng tiếng, miệng khát, người khó ở trằn trọc, xuất hiện các nốt mẩn nhỏ màu đỏ gồ cao hơn mặt da, sờ vào thấy gợn ở tay ở đầu, trán, cổ, mặt. Mụn phát triển dày dần lên và lan xuống ngực, bụng, chân tay, long bàn chân bàn tay, cuối giai đoạn này sốt có phần giảm.
Bài 1: Nước cỏ tranh: rễ cỏ tranh 50g, vỏ mía xanh 100g. Rễ cỏ tranh nhặt kỹ rửa sạch, cắt nhỏ. Vỏ mía xanh rửa sạch cắt khúc, cả hai cho vào nồi, thêm 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Chỉ uống 1 – 2 ngày trong giai đoạn sởi mọc có sốt cao và trằn trọc không ngủ được.
Bài 2: Nước củ cải: củ cải 150g, đường phèn 15g. Củ cải rửa sạch ép lấy nước, cho đường phèn vào, hấp cách thủy cho chín và tan hết đường, để nguội chia hai lần uống trong ngày. Cần uống 1 – 2 ngày liền trong thời kỳ sởi mọc, ho có nhiều đờm.
Bài 3: Nước lê tươi: lê tươi 1 quả khoảng 200g, đường phèn 10g. Lê tươi rửa sạch cắt ở phần gần núm tạo thành một cái nắp, khoét bỏ một phần ruột quả, cho đường phèn vào đậy nắp lại, ghim chặt, đem hấp cách thủy. Khi lê chín đem ép lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 2 – 3 ngày trong thời kỳ sởi mọc có sốt cao và ho.
Giai đoạn 3: Còn gọi là thời kỳ sởi bay: Các mụn mẩn lặn theo thứ tự từ đầu, mặt, cổ xuống tới chân tay, sốt giảm dần, bệnh nhân ho khan ít đờm, trên mặt da bong rụng dạng như mạt cám, cơ thể thấy thoải mái, người bệnh khỏe dần trở lại.
Bài 1: Cháo kê: kê hạt 50g, hạt sen cả tâm 30g, đường phèn 10g. Hạt kê bỏ vỏ cho vào nồi thêm 250ml nước ninh nhừ thành cháo. Hạt sen bỏ vỏ xanh thành bột mịn, khi cháo kê chín nhừ cho bột hạt sen, đường phèn vào khuấy đều, cháo sôi lại là được. Cho bệnh nhân ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 4 ngày để phục hồi sức khỏe sau khi sởi bay, giảm trằn trọc, khó ngủ.
Bài 2: Cháo cà rốt: cà rốt 50g, củ mài 25g, lá dâu non 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g. Cà rốt rửa sạch. Củ mài, gạo xay nhỏ cho vào nồi thêm 400ml nước đun trên lửa nhỏ. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ, khi cháo chín cho lá dâu, đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Bệnh nhân ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền 4 – 5 ngày. Tác dụng: tiệt nọc sởi, loại trừ biến chứng ho kéo dài và đờm khò khè ở cổ.
Món ăn - bài thuốc cho người mắc bệnh sởi
Cháo cà rốt
Chú ý: Khi trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn uống thanh đạm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, ăn nhiều quả tươi, rau xanh.
Đặc biệt cần cho bệnh nhân uống đủ nước để góp phần lưu thông tuần hoàn huyết dịch, sởi mọc hết và bay nhanh, xuất hết độc tố của sởi; không cho trẻ ra gió lạnh, tắm rửa bằng nước ấm ở nơi kín gió.

Lương y Đình Thuấn

Gà ác, vị thuốc quý cho phụ nữ

Gà ác còn gọi gà chân chì, gà đen, gà ngũ trảo, ô kê. Thịt gà ác ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn các loại gà khác: ít lipid, rất giàu protid, các vitamin A, B1, B2, B6… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Mg… Gà ác cũng một vị thuốc quý cho phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, có thể dùng riêng thịt gà ác hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc từ gà ác:
Gà ác hầm thảo quả bột nghệ hồ tiêu vỏ quýt: Gà ác 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g (hoặc nghệ tươi), hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp sau đẻ suy nhược cơ thể, đầy bụng không tiêu.
Gà ác hấp hoàng kỳ: Gà ác 1 con, hoàng kỳ 60g. Gà làm sạch, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung, kinh nguyệt không đều
Gà ác hầm sâm quy: Gà ác 1 con; nhân sâm, đương quy, mỗi thứ đều 15g, muối ăn vừa đủ. Hầm chín nhừ. Ăn hết trong một vài lần. Dùng cho bệnh nhân hay nôn ói ra thức ăn, ăn vào nôn ra; viêm gan; phụ nữ sau nạo thai, sau đẻ.
Gà ác, vị thuốc quý cho phụ nữ
Gà ác hầm ngũ vị.
Gà ác hầm bách hợp: Gà ác 1 con, gạo trắng 100g, và bách hợp 30g. Gà làm sạch bỏ ruột, cho bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm gạo, nước, gia vị. Hầm nhừ là ăn được. Dùng cho các trường hợp suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ.
Gà ác hầm sâm hồi xuyên tiêu: Gà ác 1 con, nhân sâm 10g, tiểu hồi 10g, xuyên tiêu 6g. Gà làm sạch, cho các vị thuốc cùng với chút rượu, đường, dầu, mắm, gia vị vào bụng gà buộc lại, thêm nước, hầm cách thủy, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi.
Gà ác hầm thảo quả: Gà ác 1 con, xích tiểu đậu 30g, thảo quả 3g. Gà làm sạch, tất cả cho vào nồi; đun to lửa cho sôi sau đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần. Dùng cho các trường hợp thiểu dưỡng gây phù mặt và chân tay.
Gà ác hầm ngũ vị: Gà ác 1 con, sinh địa 15g, đương quy 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g, đổ thêm nửa cốc rượu. Hầm nhừ. Ăn hết trong ngày. Chữa thiếu máu.
Lưu ý: Làm chết gà, không cắt tiết, làm sạch lông, mổ bỏ ruột và phổi, để lại tim, gan, cật và mề đã làm sạch. Xương gà ác là loại thuốc quý nên các món ăn có gà ác thường được hầm nhừ.

Bác sĩ Lê Hoài Nam

Các chất gây ung thư trong thực phẩm, thức ăn

Dinh dưỡng đóng vai trò khoảng 35% trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư. Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến dinh dưỡng như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư vòm mũi họng, ung thư vú, ung thư nội tiết…
Nitrosamin và các hợp chất   N-Nitroso khác, là những chất gây ung thư thực nghiệm trên động vật. Những chất này thường có mặt trong thực phẩm với một lượng nhỏ. Các chất nitrit và nitrat thường có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm chế biến. Tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa nitrit, nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối có hàm lượng nitrosamin cao. Các nước khu vực Đông Nam Á thường tiêu thụ loại thực phẩm này có liên quan đến sinh bệnh ung thư vòm mũi họng. Các nhà khoa học Nhật Bản chỉ ra việc tiêu thụ nước mắm, chứa một hàm lượng nitrosamin cao, liên quan đến ung thư dạ dày.
Các chất gây ung thư trong thực phẩm, thức ăn 1
Thực phẩm chiên, nướng ở nhiệt độ cao dễ gây ung thư.
Aflatoxin sinh ra từ nấm mốc Aspecgillus flavus, đây là một chất gây ra bệnh ung thư gan, bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới. Loại nấm mốc này thường có các ngũ cốc bị mốc nhất là lạc mốc.
Mối liên quan giữa dinh dưỡng với ung thư được thể hiện ở hai khía cạnh chính: trước hết là sự có mặt của các chất gây ung thư có trong các thực phẩm, thức ăn, vấn đề thứ hai có liên quan đến sinh bệnh học ung thư là sự hiện diện của các chất đóng vai trò làm giảm nguy cơ sinh ung thư (vitamin, chất xơ…) đồng thời sự mất cân đối trong khẩu phần ăn cũng là một nguyên nhân sinh bệnh.
Sử dụng một số phẩm nhuộm thực phẩm, có thể gây ra ung thư, như chất Paradimethyl Amino Benzen dùng để nhuộm bơ thành “bơ vàng” có khả năng gây ung thư gan. Tại các nước này sử dụng các chất phẩm nhuộm thức ăn cũng như các chất phụ gia được kiểm duyệt rất nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn thực phẩm. Các thực phẩm có chứa các dư lượng, tàn tích của các thuốc trừ sâu, không chỉ có thể gây ra ngộ độc cấp tính mà còn có khả năng gây ung thư.
Một số cách nấu thức ăn bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư. Những thức ăn hun khói có thể bị nhiễm Benzopyrene. Việc nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể sẽ tạo ra một số sản phẩm có khả năng gây đột biến gen.
Khẩu phần bữa ăn đóng một vai trò quan trọng trong gây bệnh ung thư nhưng ngược lại, có thể lại làm giảm nguy cơ gây ung thư. Có mối liên quan giữa bệnh ung thư đại trực tràng với chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật. Chế độ ăn mỡ, thịt gây ung thư qua cơ chế làm tiết nhiều axit mật, chất ức chế quá trình biệt hóa của các tế bào niêm mạc ruột.
Trong hoa quả và rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ. Các chất xơ làm hạn chế sinh ung thư do chất xơ thúc đẩy nhanh lưu thông ống tiêu làm hạn chế sinh ung thư do chất xơ thúc đẩy nhanh lưu thông ống tiêu hóa làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư với niêm mạc ruột, mặt khác bản thân chất xơ có thể gắn và cố định các chất gây ung thư để bài tiết theo phân ra ngoài cơ thể. Các loại vitamin A, C, E làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư phổi… thông qua quá trình chống oxy hóa, chống gây đột biến gen.
Dự án Phòng chống bệnh ung thư quốc gia Bệnh viện K TW

Khỏe mạnh nhờ hải sản

Hải sản là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể, vì nó giàu vitamin và chất khoáng tự nhiên... Ăn hải sản có nhiều lợi ích: phòng ngừa bệnh tim mạch, giúp thai phụ tránh đẻ non, giúp thai nhi thông minh, sáng mắt, khỏe cơ bắp, tăng cường trí não.
Hải sản là nguồn cung cấp chất đạm tốt cho cơ thể
Khoa học về dinh dưỡng cho biết, hải sản cung cấp lượng protein rất lớn có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa, protein trong hải sản có chất lượng cao, giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, lại dễ ăn, dễ tiêu hóa. 
Khỏe mạnh nhờ hải sản 1Hải sản chứa nhiều axit béo omega-3, vitamin và chất khoáng tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Phòng chống bệnh trầm cảm
Trong cuộc sống hiện đại, các vấn đề an ninh, việc làm, kinh tế, khói, bụi, tiếng ồn… làm cho mọi người đều có khả năng mắc bệnh trầm cảm do gặp stress kéo dài. Nhiều nghiên cứu cho biết, bệnh trầm cảm có liên quan đến nồng độ axit béo omega-3 trong cơ thể bị thấp. Trong khi đó, hải sản có chứa lượng axit béo omega-3, đặc biệt là DHA rất nhiều có thể giúp tăng lượng axit béo omega-3 trong cơ thể, từ đó giúp giảm và ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Hải sản còn có các hợp chất giúp giảm nguy cơ bị mất trí nhớ, Alzheimer… Nhờ đó nó có thể làm giảm các dấu hiệu trầm cảm và chống lại chứng trầm cảm mạn tính. Một vài nghiên cứu cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều hải sản sẽ giúp thai nhi phát triển với chỉ số thông minh cao hơn.
Tăng cường thị lực
Các loại hải sản, đặc biệt là các loại cá dầu chứa nhiều axit béo omega 3. Vì vậy, nếu ăn hải sản thường xuyên sẽ tăng cường khả năng thị lực. Trong các loại tôm, cua, rất giàu vitamin A, có tác dụng bảo vệ và tăng cường thị lực. Nếu ăn hải sản thường xuyên có thể cải thiện được tình trạng thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi. Nói chung, hải sản bổ sung hàm lượng vitamin và chất khoáng giúp mang lại thị lực tốt hơn. Hiện nay, dầu cá chứa nhiều vitamin A giúp bổ sung cho cơ thể được chiết xuất từ một số loại hải sản như cá thu, cá ngừ…
Cung cấp vitamin D, cải thiện chức năng phổi
Khi cơ thể bị thiếu vitamin D sẽ làm giảm chức năng phổi một cách trầm trọng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cá là một loại thực phẩm giúp bảo vệ phổi. Bởi trong cá chứa nhiều vitamin D giúp bổ sung cho cơ thể. Các loại cá béo và dầu cá là hai nguồn cung cấp loại vitamin này, có tác dụng rất tốt cho người bị bệnh về phổi, nhất là bệnh hen suyễn. Vitamin D có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá ngừ…
Tốt cho tim mạch
Nguồn axit béo omega-3 có trong hải sản giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm giảm hàm lượng chất béo triglyceride trong máu, giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể. Do đó, để phòng tránh các bệnh tim mạch chúng ta nên ăn các loại hải sản từ 2 lần/tuần trở lên.
Trong các loại hải sản rất giàu chất khoáng sắt và kẽm, đó là những nguyên liệu giúp sản sinh ra máu giúp phòng và chữa bệnh thiếu máu. Nếu chúng ta thường xuyên ăn hải sản sẽ giúp tăng nồng độ hemoglobin của cơ thể. 
Khỏe mạnh nhờ hải sản 2
 Cấu trúc phân tử omega-3 - chất có nhiều trong hải sản.
Làn da sáng khỏe nhờ hải sản
Các loại cá tươi rất giàu omega 3 axit béo và protein, trong đó protein giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, thúc đẩy quá trình sản sinh ra collagen giúp làn da mịn màng tươi sáng. Trong hải sản rất giàu kẽm, giúp mái tóc khỏe, đẹp, giúp vết thương mau lành.
Giúp xương chắc khỏe
Trong hải sản giàu hàm lượng canxi, rất tốt cho việc tái tạo và bảo vệ bộ xương chắc khỏe cho cơ thể. Đối với bệnh nhân đau khớp, việc thường xuyên ăn hải sản sẽ giúp giảm viêm và đau khớp. Chất protein trong cá còn có tác dụng giúp củng cố cơ bắp sau những giờ luyện tập thể thao.
Như vậy, muốn có một trái tim khỏe mạnh, một cơ thể săn chắc, một trí tuệ minh mẫn và một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, chúng ta nên thường xuyên ăn hải sản.
BS. Đào Thị Thinh

10 công dụng bất ngờ từ bia

Diệt chuột, ướp thịt, hấp tôm, dưỡng da... là những tác dụng bất ngờ từ bia mà có thể bạn chưa biết.
 
Dưới đây là những liệt kê về những công dụng lạ của bia, từ Gomestic.
Ướp thịt. Bạn có thể dùng bia để ướp thịt thay cho rượu. Cách này không chỉ giúp thịt có vị ngon hơn mà còn khiến món ăn mềm và thơm hơn.
- Giúp cỏ tươi tốt: Nếu bạn đang trồng một thảm cỏ xanh trước nhà nhưng có những bụi cỏ tàn lụi, hãy đổ chút bia lên đó. Cỏ hấp thụ các chất dinh dưỡng, đường và năng lượng cần thiết từ bia để phát triển. 
10 công dụng bất ngờ từ bia 1
Ảnh minh họa: Uber-facts.com.
- Giết sên và các loại ốc: Đổ vào hộp hay chai miệng rộng khoảng 1/4 đến một nửa bia. Sau đó chôn chúng ra vườn. Ốc sên hay các loại ốc khác sẽ bị hấp dẫn đến đó và chết đuối.
- Diệt chuột: Nghe có vẻ lạ nhưng cách này khá hữu hiệu. Đổ vào các vật chứa bằng loại bia rẻ tiền. Chuột bị hấp dẫn bởi mùi bia sẽ trèo tới, ngã vào trong và không thể trèo ra.
Làm dịu cơn đau bụng. Khi bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa, chỉ cần ngồi xuống và uống chút bia. Thức uống có ga này sẽ giúp dạ dày của bạn dịu lại. Chất cồn giúp giảm đau khá tốt. Đừng dùng nếu bạn có vết loét hoặc viêm dạ dày.
- Đánh bóng đồ bằng vàng. Thấm ướt một miếng vải với chút bia và chà xát lên đồ bằng vàng (không được lẫn đá) để giúp đồ vật sáng bóng trở lại. Sau đó, dùng một miếng vải mềm khác để lau khô. 
- Tắm dưỡng da: Thêm vài lon bia vào trong nước tắm của bạn. Cách này sẽ giúp làm mềm và dịu cho da bạn.
- Đánh bóng đồ nội thất bằng gỗ: Bia là một chất đánh bóng đồ gỗ tốt đến ngạc nhiên. Hãy đổ một chút bia lên một tấm khăn lau mềm, sau đó dùng khăn lau đồ gỗ và cuối cùng lau lại với một miếng vải khô. Bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên với vẻ ngoài sáng bóng của đồ gỗ sau khi được lau bằng bia.
- Dùng hấp thức ăn, như tôm, cá. Khi đun tôm sôi lên, thêm bia vào nấu. Bạn sẽ  ngạc nhiên vì thực phẩm rất thơm ngon, đậm đà mà không hề còn mùi bia.
 
Theo VnExpress

Chế độ dinh dưỡng bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm" suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Khuyến cáo về muối: < 6g muối/ ngày:
Trong số 5g muối dùng hàng ngày, 2g đã có sẵn trong thực phẩm, do đó gia vị nêm nếm chỉ khoảng 3g. 3g muối tương đương: hơn 1/2 muỗng cà phê muối; 1 muỗng cà phê vun bột nêm; 3 muỗng cà phê nước mắm; 5 muỗng cà phê nước tương.
Khi có suy tim, suy thận, phù, tiểu ít… thì phải ăn nhạt hoàn toàn hoặc chỉ sử dụng < 2g muối/ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn như: cà dưa muối, mắm, thức ăn đóng hộp, giò lụa, xúc xích, các loại hải sản khô (cá khô, tôm khô)…
Hạn chế nêm bột ngọt trong nấu ăn.
Hạn chế dùng thêm nước chấm mặn trong bữa ăn như: nước mắm, muối tiêu…
Chế độ dinh dưỡng bệnh tăng huyết áp 1

Chế độ ăn giàu canxi, kali, magiê:
Kali: 4.000 - 5.000mg/ngày.
Cần ăn nhiều rau quả và trái cây (> 500g/ngày) để cung cấp đủ kali cần thiết và đáp ứng nhu cầu về vitamin và chất xơ (chỉ hạn chế kali khi bệnh nhân bị suy thận có phù, tiểu ít).
Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: ngũ cốc, khoai củ, đậu đỗ và các loại rau quả đều có nhiều kali và magiê.
Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn canxi tốt.
Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol:
Chọn thịt nạc, bỏ da, không ăn nội tạng (óc, tim, gan…).
Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.
Nên dùng chất béo từ dầu thực vật như dầu nành, dầu hướng dương, dầu oliu, dầu mè… (chú ý không dùng dầu chiên qua chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra loại chất béo chuyển đổi Transfat gây hại cho sức khỏe).
Nên ăn cá tối thiểu 3 lần trong tuần.
Nên ăn các loại cá biển sâu như: cá thu, cá hồi, cá trích, cá kiếm, cá ngừ... có nhiều chất béo omega 3 có lợi cho tim mạch, ăn tối thiểu 3 lần trong tuần.
NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG:
Cân đối năng lượng và các chất dinh dưỡng.
Hạn chế muối trong khẩu phần ăn.
Ăn nhiều rau củ quả và trái cây.
Hạn chế cholesterol, acid béo bão hòa.
Hạn chế các chất kích thích.
Tăng cường chất xơ:
Lượng chất xơ cần cung cấp từ 20 - 30g/ngày (tương đương khoảng 300 - 400g rau xanh hoặc 200 - 300g trái cây).
Những thực phẩm tốt cho người tăng huyết áp: cần tây, cải cúc, rau muống, cà chua, cà, cà rốt, đậu Hà Lan, đậu xanh, táo, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột...
Thức uống:
Nước cam, chanh, bưởi… giàu kali.
Nước chè xanh, chè hoa hòe, nước ngô luộc, nước rau luộc giúp lợi tiểu, an thần, hạ huyết áp.
Bỏ rượu bia, cà phê, chè đặc.
Thay đổi lối sống:
Chế độ luyện tập thân thể vừa sức và đều đặn như: đi bộ, yoga, dưỡng sinh…
Không hút thuốc lá.
Duy trì cân nặng lý tưởng (BMI 18,5 - 23).
Sống lạc quan, giảm căng thẳng.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ:
Cần tái khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Thực hiện tốt chế độ ăn kiêng phù hợp.
Không tự ý ngưng thuốc.
BS.CKII. NGUYỄN VIẾT QUỲNH THƯ