Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Món ăn bài thuốc bổ máu

 Ngoài việc sử dụng thuốc còn rất chú trọng sử dụng phối hợp dược phẩm và thực phẩm để tạo thành các món ăn cho dược thiện tốt, nhằm điều trị hỗ trợ và duy trì một cách tích cực đủ lượng máu nuôi cơ thể.

Theo y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi các chứng hư lao, huyết chứng, nội thương phát nhiệt... Ngoài việc sử dụng thuốc còn rất chú trọng sử dụng phối hợp dược phẩm và thực phẩm để tạo thành các món ăn cho dược thiện tốt, nhằm điều trị hỗ trợ và duy trì một cách tích cực đủ lượng máu nuôi cơ thể.

Sau đây là những món ăn cho thuốc dùng được cả cho người lớn và trẻ em bị thiếu máu. Tuỳ điều kiện mà lựa chọn sao cho thích hợp, hiệu quả và thuận tiện nhất.

 Gà hầm tam thất Món ăn bài thuốc bổ máu: 

Thịt gà 150g, tam thất 10g, gừng tươi 10g. Thịt gà chặt miếng nhỏ, tam thất thái mỏng, gừng giã nát. Tất cả cho vào bát to, đổ đủ nước, đậy kín miệng rồi đem hấp cách thuỷ trong hai giờ. Nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

 Gan lợn xào nấm mèo đen Món ăn bài thuốc bổ máu:

 gan lợn 400g, nấm mèo đen 80g, dưa chuột 100g. Hành, gừng, bột nêm, bột năng, dầu mè mỗi thứ vừa đủ. Nấm mèo đen ngâm nở, để ráo nước. Gan lợn rửa sạch, bỏ màng, thái lát. Dùng bột năng, bột nêm trộn đều với gan. Dưa chuột rửa sạch, thái lát xéo, hành cắt đoạn, gừng thái sợi. Đổ dầu vào chảo, chờ dầu nóng, thêm hành và gừng vào xào thơm. Đổ nấm mèo đen vào xào chín. Sau đó đổ gan lợn vào đảo đều, thêm bột nêm, dưa chuột, xào lại rồi đổ ít dầu mè lên.

 Cháo gan Món ăn bài thuốc bổ máu: 

Gan động vật có thể gan lợn, gà... tuỳ thích 50g, rửa sạch, thái miếng nhỏ. Gạo nếp 50g, cho nước vào nấu thành cháo nhừ cùng gan. Cháo sánh là ăn được.

Cháo gà nấu hoàng kỳ Món ăn bài thuốc bổ máu:

 Gà mái một con khoảng 500g, hoàng kỳ 15g, gạo tẻ 100g (thực đơn cho cả nhà). Gà mái làm sạch, đun lấy nước đặc. Sắc hoàng kỳ lấy nước riêng. Sau khi trộn hai thứ nước này, nếu thiếu cho thêm nước, rồi cho gạo vào nấu thành cháo. Ăn nóng vào sáng và tối.

 Chè mộc nhĩ đen Món ăn bài thuốc bổ máu:

 Mộc nhĩ đen 15g, hồng táo 20 quả. Mộc nhĩ đen ngâm cho nở. Sau đó cho mộc nhĩ và hồng táo vào bát to, đường phèn một chút, đem hấp cách thuỷ sau một giờ là được.

Chè đậu xanh táo đỏ Món ăn bài thuốc bổ máu:

Đậu xanh 50g, táo đỏ 50g, đường vừa đủ. Đậu xanh ngâm nước khoảng hai giờ, táo đỏ rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, thêm nước, đổ đậu xanh và táo đỏ vào, nấu lửa nhỏ cho đến khi đậu nở, táo đỏ phình đầy, nêm đường.

Chè hà thủ ô trứng gà Món ăn bài thuốc bổ máu: 

Hà thủ ô 50g, trứng gà hai quả rửa sạch vỏ, đường vừa đủ. Cho hà thủ ô và trứng gà vào nồi đun nhỏ lửa trong 30 phút, sau đó bóc vỏ trứng rồi lại cho vào đun tiếp khoảng 60 - 90 phút, thêm đường vào.

Lưu ý khi chế biến, da gà chứa nhiều chất mỡ, trước khi nấu tốt nhất loại bỏ hay sau khi nấu thì vớt váng trên bề mặt. Ngoài ra, gan động vật nói chung và gan lợn nói riêng, tuy chứa nhiều chất sắt, giúp tạo ra tế bào hồng cầu nhưng cũng chứa khá nhiều cholesterol, vì vậy người đang bị tăng huyết áp, mỡ máu, bệnh mạch vành nên hạn chế sử dụng. Những người nào của tiền sử các bệnh mạn tính khi lựa chọn các bài thuốc trên phải đến thầy thuốc để được tư vấn.

Món ăn bài thuốc trị tiểu đêm

 Đi tiểu ban đêm nhiều lần gây mất ngủ, cơ thể mệt mỏi suy nhược, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và là hiện tượng khá phổ biến ở người cao tuổi.

Đi tiểu ban đêm nhiều lần gây mất ngủ, cơ thể mệt mỏi suy nhược, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và là hiện tượng khá phổ biến ở người cao tuổi.Trong Đông y, chứng bệnh này gọi là “niệu tần” và được điều trị với nhiều phương pháp khác nhau. Sách Thực vật trung dược viết: “Người cao tuổi thận yếu, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối yếu mỏi...”; Mặt khác khi tuổi cao khả năng hấp thu kém, khả năng bài tiết, hệ tiết niệu giảm hoặc do tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh phù thũng do suy tim, suy thận và xơ gan... dần đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương thuốc từ các loại thực phẩm có công dụng ôn thận, tráng dương, chỉ niệu... điều trị chứng tiểu đêm để bạn đọc tham khảo:

Món ăn bài thuốc trị tiểu đêm

Bài 1: hoàng kỳ 30g, thục địa 30g, thịt gà 500g, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, hầm mềm. Ăn cái, uống thang, bỏ bã thuốc. Công dụng bổ tỳ vị, khí huyết, cải thiện chứng tiểu đêm.

Bài 2: thỏ ty tử 15g, gan gà trống 1 bộ, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi nấu chín thành cháo ăn hàng ngày. Công dụng thu liễm, bổ can thận trị lưng gối đau mỏi, tiểu tiện nhiều, đại tiện lỏng.

Bài 3: kim anh tử 20g, bàng quang lợn 1 cái, gia vị vừa đủ, hầm chín ăn hàng ngày. Hoặc: kim anh tử 6g hãm uống thay trà hàng ngày. Công dụng cố tinh khí, chỉ niệu

Bài 4: ích trí nhân 12g, ruột gà trống, gia vị vừa đủ,nấu canh ăn hàng ngày. Công dụng chữa tiểu tiện nhiều lần và tiểu tiện không tự chủ.

Bài 5: chim sẻ 5 con,  gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Nấu cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tráng dương ích tinh, làm ấm lưng gối và chỉ niệu.

Cháo chim sẻ ích tinh, ấm lưng gối  và chỉ niệu.

Bài 6: khiếm thực 50g, gạo tẻ 100g,  nấu cháo, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng cố thận, bổ tỳ, chỉ niệu.

Bài 7: bạch quả  sao vàng, tán bột mịn, uống mỗi ngày 6g với nước ấm; Công dụng: liễm phế khí, trị chứng tiểu đêm nhiều lần.

Bài 8: bầu dục lợn làm sạch, thái miếng, khiếm thực 50g, gia vị vừa đủ, đun chín, ăn trong ngày. Công dụng: chữa thận hư, tỳ yếu, ăn uống kém, tiểu đêm.

Món ăn thuốc trị hen phế quản

 Hen phế quản là tình trạng phản ứng cao độ ở phế quản trước nhiều kích thích khác nhau, biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng rít cò cử do co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch nhày phế quản.

Hen phế quản rất phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt ở người cao tuổi.

Theo y học cổ truyền, hen phế quản thuộc phạm trù “háo suyễn” “đàm ẩm”. Nguyên nhân do cảm nhiễm ngoại tà, ăn uống, tình chí thất thường, khí hậu thay đổi khác thường, tiếp xúc với các chất lạ, hoặc lao động quá sức; hoặc do sự thay đổi hoạt động hai tạng phế và thận làm cho phế khí không tuyên phát, không túc giáng được nên thận không nạp được khí gây hen suyễn... Sau đây là một số món ăn thuốc  phòng trị bệnh.

Món ăn thuốc trị hen phế quản

Rau hẹ xào trứng gà rất tốt cho người hen phế quản.

Rau hẹ xào trứng gà rất tốt cho người hen phế quản.

Bài 1: Rau hẹ 100g, rửa sạch cắt đoạn; trứng gà 2 quả đập vào bát đánh đều. Cho dầu thực vật vào chảo đun sôi, đổ trứng và rau vào xào chín, ăn với cơm.

Bài 2: Tỏi 10 củ giã nát, cho đường đỏ vào nồi cùng tỏi, đổ nước vừa đủ nấu thành cao. Mỗi lần ăn 1 thìa, ăn 2 lần vào sáng và tối.

Bài 3: Lạc nhân 15g, đường phèn 15g, lá dâu 15g. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu khi lạc nhân nhừ thì bỏ lá dâu, ăn lạc uống canh.

Bài 4: Dấm gạo 100ml, đường đỏ 30g, hòa chung đun sôi, chia uống trong ngày, mỗi lần  20ml.

Bài 5: Gừng tươi 200g giã vắt lấy nước, đường phèn 200g nấu chảy ra, vừng đen 200g rang vàng, để nguội trộn với nước gừng, sao khô, thêm mật ong và nước đường phèn vào trộn đều, cho vào lọ đậy kín. Ngày uống hai lần sáng tối, mỗi lần 1 thìa với nước nguội. Dùng tốt cho người già bị hen suyễn.

Bài 6: Sữa đậu nành 1 bát, đường phèn 60g, đun sôi để nguội.  Ngày uống 1 lần.

Bài 7: Lá táo ta 100g, lá chanh 50g, hạt cải canh 10g. Hoặc lá dâu 200g, lá khế 500g, hạt tía tô 10g. Hoặc lá ngải cứu 150g, dây tơ hồng 100g, hạt bìm bìm 10g. Các vị tán bột dùng nước sôi hãm trong phích nước để uống trong buổi sáng có thể ngăn cơn hen trong cả ngày.

Món ăn thuốc từ chân giò lợn

 Giò lợn là phần chân của lợn được xẻ từ khớp háng, cho ta thịt chân giò thường làm món luộc.

Phần cẳng chân xẻ từ khớp gối (móng giò lợn) thường dùng làm các món ăn cho sản phụ để có nhiều sữa. Giò lợn còn là thực phẩm tốt cho người suy nhược cơ thể, làm da tươi nhuận. Sau đây là một số món ăn thuốc từ chân giò và móng giò lợn.

Món ăn thuốc từ Chân giò lợn

Theo Đông y vị ngọt mặn tính bình, có tác dụng bổ huyết, thông sữa, tươi nhuận da.

Chân giò lợn đường phèn nấu đông Món ăn thuốc : 

Chân giò trước của lợn 1 cái  khoảng 1kg, đường phèn 200g, xì dầu, rượu hành, gừng, quế, hoa hồi, gia vị, mỗi thứ lượng vừa đủ. Chân giò sau khi làm thật sạch bên ngoài da, lóc lấy thịt. Xương được chẻ đôi chặt miếng. Nồi được đặt vỉ để tránh dính, bỏ thịt xương và ít bì lợn cho sôi. Vớt bỏ váng nổi, cho gia vị vào, đun lửa nhỏ cho sôi nhẹ ninh nhừ. Sau đó mới cho đường phèn, hồi, quế vào, tiếp tục đun nhỏ lửa, tưới xì dầu lên thịt đang trong nước sôi. Lật thịt cho ngấm đều gia vị và xì dầu tạo ra tất cả có màu của xì dầu. Đậy vung nấu tiếp nhỏ lửa cho đến khi nước chỉ còn độ 1/4 ban đầu, đun to lửa cho sánh lại là được. Công dụng: làm da hồng hào tươi trẻ.

Chân giò lợn nấu dấm, gừng Món ăn thuốc : 

Đó là món ăn dân dã còn ít được để ý. Công dụng bổ huyết, khu phong, lưu thông khí huyết, trục huyết ứ trong người.

Chân giò béo nhưng không đáng ngại vì đã có giấm - gừng phối ngũ. Mặt khác sản phụ sau sinh đẻ tiêu hao nhiều sinh lực cần được bồi dưỡng đầy đủ chất để khoẻ mới có đủ sữa nuôi con. Có thể chọn phần cẳng chân (móng giò) sẽ ít mỡ, giòn ngon.

Lưu ý: Người đang giảm béo nên hạn chế ăn giò lợn.

Móng giò lợn hầm quy táo tác dụng bổ máu, làm da tươi nhuận.

Móng giò lợn hầm quy táo tác dụng bổ máu, làm da tươi nhuận.

Món ăn thuốc từ Móng giò lợn

Theo y học cổ truyền, móng giò lợn (4 cẳng chân tính từ móng lên khoảng 8cm) vị mặn ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ huyết, thông sữa, tăng tiết sữa, đẹp da, mau lành vết thương.

Móng giò lợn hầm quy táo bổ máu, làm da tươi nhuận

móng giò lợn 3 chiếc, đương quy 40g, kỷ tử 100g, táo đen 10 quả, rượu gạo 4 thìa canh, muối, đường. Móng giò lợn làm sạch, rửa để ráo, chặt miếng. Các vị thuốc làm sạch, táo bỏ hột, móng giò lợn ninh lửa nhỏ. Sắc các vị thuốc, chắt lấy nước rồi đổ vào nồi móng lợn cùng rượu gạo, đun tiếp lửa nhỏ độ 2 tiếng. Ăn nóng. Công dụng: bổ máu, làm da tươi nhuận, tốt cho phụ nữ sau sinh, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược, bồi dưỡng cho phụ nữ và người già.

Cháo móng giò bổ huyết, thông sữa.

Móng giò lợn 1 - 2 chiếc, thông thảo 15g cho vào túi vải, gạo xay vỡ 150g, gừng hạt tiêu vừa đủ. Cho gạo đã vo sạch vào nồi cùng  móng giò lợn, túi thuốc, đổ nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo, vớt bỏ túi thuốc, chia ăn trong ngày. Công dụng: bổ huyết, thông sữa.

Kỳ quy trư đề thang: móng giò lợn 1 cái, hoàng kỳ 30g; đảng sâm, đương quy, hoàng kỳ mỗi vị 30g, thông thảo 9g. Các vị thuốc cho vào túi vải mỏng khâu lại, cho vào nồi cùng móng giò lợn,  đổ nước vừa đủ, ninh lửa nhỏ cho nhừ. Khi ăn bỏ túi thuốc, ăn móng chân lợn và nước. Ngày 1 lần. Công dụng: bồi bổ cho phụ nữ suy nhược sau sinh, ít sữa.

Vương bất lưu hành tán: trư đề thang (canh móng chân lợn), vương bất lưu hành tử 50g sấy khô tán bột. Mỗi lần uống 100g thuốc với nước canh móng chân heo, ngày 3 lần. Món này thích hợp trường hợp sản phụ sau đẻ huyết hư, sữa không xuống.

Sơn giáp trư đề thang: móng chân lợn 2 cái, cam thảo 5g, hoàng kỳ 30g, đương quy 15g, xuyên sơn giáp 10g, vương bất lưu hành tử 40g, thông thảo 6g. Hầm móng giò lợn lấy nước, bỏ váng mỡ, lấy nước sắc các vị thuốc. Mỗi lần uống 100ml ngày 2 lần. Uống trong 1 tuần.

Chữa viêm da thần kinh: Móng sừng chân lợn tươi mới, cạo rửa sạch, để ráo nước, sao khô vàng, nghiền thật nhỏ. Mỗi lần lấy 15-30g pha vào 60-90ml rượu vàng để uống. Uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi. Ngày 1-2 lần, trong 1 tuần.

Món ăn thuốc trị chảy máu cam

 Chảy máu mũi (chảy máu cam) thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân do cảm nhiễm nóng, lạnh đột ngột, thiếu vitamin C hoặc bệnh truyền nhiễm cấp tính... Y học cổ truyền gọi bệnh huyết hư và chia làm 2 nhóm: chứng thực và chứng hư.

Chứng thực là bệnh phát sinh do phổi nhiệt, gan nóng hỏa bốc, dạ dày thực nhiệt gây ra. Hư chứng thuộc về âm, huyết hư, kèm theo các tạng gan, thận, phổi đều hư gây ra.

Canh mướp hương nấu thịt nạc thanh nhiệt dưỡng huyết, rất tốt cho người chảy máu cam.

Canh mướp hương nấu thịt nạc thanh nhiệt dưỡng huyết, rất tốt cho người chảy máu cam.

Một số cách để hết chảy máu cam:

Đắp tỏi: tỏi tươi 3-5 tép, vải xô 2 miếng. Tỏi bỏ vỏ the giã nhỏ. Nếu cả hai lỗ mũi đều chảy máu thì chia tỏi làm 2 phần gói vào vải xô, buộc vào hai gan bàn chân (chỗ lõm nhất khi để ngửa bàn chân lên). Nếu máu cam chỉ chảy ở lỗ mũi phải thì chỉ buộc tỏi ở gan bàn chân bên trái và ngược lại. Ngày thay tỏi 1 lần, buộc 2 ngày.

Chườm nước lạnh: Trường hợp chảy máu cam nhẹ thì nằm ngửa, dùng khăn mặt nhúng nước lạnh đắp lên trán, ngón tay chắn nhẹ phía lỗ mũi bị chảy máu.

Buộc ngón giữa: khi bị chảy máu cam, để cấp cứu nhanh, dùng một sợi chun (dây cao su cũng được) quấn nhẹ vào ngón tay giữa phần sát bàn tay, nếu chảy máu ở lỗ mũi phải thì quấn ở ngón giữa bàn tay trái và ngược lại, khi máu không chảy thì cởi bỏ.

Nên cho trẻ ăn các thức thanh mát, rau xanh, quả tươi giàu vitamin C như quýt, cà chua… để phòng ngừa chảy máu cam.

Nên cho trẻ ăn các thức thanh mát, rau xanh, quả tươi giàu vitamin C như quýt, cà chua… để phòng ngừa chảy máu cam.

Các món ăn tốt cho người chảy máu cam

Canh mướp nấu thịt nạc Món ăn thuốc trị chảy máu cam: 

mướp tươi 200g, rau ngót 50g, thịt lợn nạc 100g, bạc hà tươi 4 - 5 lá, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Mướp bỏ vỏ thái miếng, rau ngót, bạc hà rửa sạch, thịt lợn băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín, cho nước vừa đủ đun sôi, cho mướp, rau ngót, bạc hà vào đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt vào. Ăn ngày 1 lần với cơm. Ăn liền 5 ngày.

Canh rau má tôm nõn Món ăn thuốc trị chảy máu cam:

 rau má 100g, cỏ nhọ nồi 50g, tôm nõn 20g, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Tôm nõn giã nhỏ, cho vào nồi thêm nước vừa đủ, cho bột gia vị vào đun sôi. Rau má, cỏ nhọ nồi rửa sạch, thái nhỏ cho vào nước tôm, canh sôi lại cho bột ngọt quấy đều là được. Ăn ngày 1 lần với cơm. Ăn liền 3 ngày.

Tim chó hấp đậu đen Món ăn thuốc trị chảy máu cam

tim chó 1 quả, đậu đen 50g, bột gia vị vừa đủ. Tim chó rửa sạch thái mỏng, đậu đen xay thành bột, cùng cho vào bát to thêm bột gia vị trộn đều đem hấp cách thủy, khi chín cho bệnh nhân dùng 1 lần. Cần ăn liền 3 ngày.

Nước lá hẹ Món ăn thuốc trị chảy máu cam:

 lá hẹ tươi 60g rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 200ml nước đặc, chia 2 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày.

Nước nhân lạc Món ăn thuốc trị chảy máu cam:

 nhân lạc tươi 60g. Chọn lạc non, bỏ vỏ lấy nhân còn cả vỏ the cho vào nồi, đổ nước đun sôi kĩ, chắt lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày, ăn lạc, uống nước. Cần ăn, uống liền 3 ngày.

Nước rau muống Món ăn thuốc trị chảy máu cam:

Rau muống trắng 30g, đường trắng 20g. Rau muống nhặt kỹ rửa sạch, giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 200ml nước đặc, cho đường vào quấy đều, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.

Nước củ cải trắng Món ăn thuốc trị chảy máu cam:

 củ cải trắng 50g rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy nước đặc chia 3 lần uống trong ngày, trước khi uống nhỏ 3 giọt nước củ cải vào mũi bên chảy máu. Làm liền 3 ngày.

Nước vỏ quả dừa trị chảy máu cam: 

vỏ quả dừa 60g (loại dừa cho nước giải khát, vỏ còn xanh) cắt thành miếng cho vào nồi thêm nước, đun sôi kỹ khi chắt lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 3-5 ngày.

Nước ngó sen trị chảy máu cam: 

ngó sen 10g rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước. Ngày nhỏ 3 lần, mỗi lần 2-3 giọt vào lỗ mũi bị chảy máu, làm liền 3 ngày.

Chú ý: nên ăn uống những chất thanh đạm, mát, nhiều rau xanh, quả tươi giàu vitamin C như cà chua, quýt... Không ăn các chất cay nóng như ớt, hành tây, gừng, tỏi; các món ăn khô như thịt nướng, rán, quay, hun khói...

Nước mía giải nhiệt bổ phế

 Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía vừa để ăn, vừa làm thuốc trị bệnh rất tốt. Sách Tùy tức cư ẩm thực phổ cho rằng: “Nước mía có giá trị như phục mạch thang thiên nhiên”.

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía vừa để ăn, vừa làm thuốc trị bệnh rất tốt. Sách Tùy tức cư ẩm thực phổ cho rằng: “Nước mía có giá trị như phục mạch thang thiên nhiên”. Phục mạch thang là một bài thuốc cổ được ghi trong sách thương hàn luận có công dụng bổ khí, dưỡng huyết. Sách Bản thảo kinh sơ ghi: “Mía trước tiên nhập vào kinh tỳ, trợ giúp tỳ khí, vì tỳ chủ trung tiêu nên mía có thể trừ nhiệt độc, nhuận táo, có lợi cho đại tràng”.

Theo Đông y, mía vị ngọt, tính lạnh, lợi vào kinh phế và vị, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, sinh tân nhuận táo, lợi liệu, tiêu trừ mệt mỏi, trợ giúp tiêu hoá. Dùng mía chữa các chứng bệnh đường hô hấp, sốt cao, giải độc, tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết, bụng đầy trướng, tiêu hoá phiền nhiệt...

Nước mía Chữa đau dạ dày mạn tính: 

nước mía 100ml, nước cốt gừng 10ml. Hòa đều, uống ngày 2 lần.

 

Nước mía hòa nước cốt gừng tươi chữa viêm dạ dày.

Nước mía Dưỡng âm, nhuận phế, trị ho, nóng rát cổ họng: 

bách hợp 50g, gạo tẻ 50g, nước mía 300ml, nước củ cải 200ml nấu cháo, ăn trong ngày.

Nước mía Chữa ho gà:

 mía cắt khúc, chẻ nhỏ, rau má 50g, gừng tươi 2 lát, nước 400ml, sắc còn 250ml, chia uống nhiều lần.

Nước mía Táo bón nhiệt kết đại tràng, hơi thở hôi, đầy bụng, nước tiểu vàng, nóng:

 vỏ cây đại (cạo vỏ ngoài) 40g, phèn chua sống 8g. Hai vị tán bột mịn, nước mía 300ml cô đặc, trộn 3 thứ hoàn viên. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần.

Nước mía Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái dắt, buốt, đục, viêm đường tiết niệu: 

mía 1 khúc (300g), mã đề 200g (cả cây), râu ngô 200g. Mía róc vỏ, rửa sạch, cắt khúc chẻ nhỏ, cho mã đề, râu ngô vào sắc uống.

Hoặc: nước mía 100ml, nước ngó sen 100ml, hòa đều, uống ngày 3 lần. Nước này có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp.

Nước mía Trị bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp: 

nước ép mía 500g, hòa nước ép ngó sen tươi 500g. Chia nhỏ uống trong ngày.

Nước mía Chữa suy nhược cơ thể, ăn uống kém, ngủ ít:

 nước mía 300ml, trứng gà tươi 2 quả. Nước mía đun sôi, đập trứng vào để nhỏ lửa 3 phút, nhắc xuống. Ăn nóng.

Nước mía Làm đẹp da và tóc: 

nước rau má 100ml, nước dừa 50ml, nước mía 50ml. Hòa đều có thể thêm mật ong, sữa ong chúa. Uống đều.

Nước mía Chữa trẻ em mồ hôi trộm, tư âm, dưỡng vị, giải say rượu: 

ăn mía, uống nước mía.

Nước mía Chữa bệnh bụi phổi:

 nước mía 50ml, củ cải ép 50ml, mật ong hoặc đường phèn vừa đủ, chưng thành cao; Lòng đỏ trứng gà đánh đều với cao rồi hấp cơm. Tuần ăn 2-3 lần.

Nước mía Sơ cứu ngộ độc cá nóc: 

nước mía, gừng tươi uống liền rồi đưa đi bệnh viện gần nhất.

Chú ý: Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản không tốt thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh.

Mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường không nên dùng nhiều.

Món ăn thuốc trị đau bụng khi mang thai

 Đau bụng khi mang thai là hiện tượng rất hay xảy ra trong những tháng đầu hay suốt thai kỳ.

Chị em có khi đau vùng bụng ngực hoặc bụng dưới; đôi khi đau vùng eo lưng bụng. Đó là do khi thai lớn lên thì tử cung người mẹ cũng to lên, dây chằng tròn hai bên căng giãn ra gây đau bụng.

Theo Đông y, nguyên nhân do tử cung hư hàn hoặc do khí uất hoặc do khí huyết đều hư. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc bổ dưỡng, an thai cho chị em.

Cháo đậu đen gạo nếp Món ăn thuốc trị đau bụng khi mang thai: 

đậu đen 30g, gạo nếp 100g. Gạo nếp và đậu đen vo sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo loãng, ăn theo bữa. Tác dụng: bổ thận an thai, hết đau bụng.

Cháo cá chép lá gai Món ăn thuốc trị đau bụng khi mang thai: 

Cá chép 500g, lá gai 30g, gạo nếp 100g, gia vị vừa đủ. Cá chép bỏ mang, ruột, rửa sạch, nấu canh. Lá gai sắc lấy nước hòa chung với nước canh cá chép, cho vào gạo nếp đã vo sạch vào nấu cháo, nêm gia vị. Ăn theo bữa. Tác dụng an thai. Chữa có thai đau bụng.

Cháo đậu đen dây tơ hồng Món ăn thuốc trị đau bụng khi mang thai:

 đậu đen 50g, dây tơ hồng 30g, gạo 100g. Tất cả vo rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo loãng. Ăn theo bữa. Tác dụng: bổ thận an thai. Chữa có thai đau bụng dọa sẩy thai.

Cháo mạch môn sinh địa Món ăn thuốc trị đau bụng khi mang thai:

mạch môn tươi 50g giã lấy nước, sinh địa 50g giã lấy nước, gừng tươi 10g, ý dĩ nhân 10g, gạo 100g. Gạo vo sạch cho vào nồi, cho ý dĩ nhân, gừng tươi vào, đổ nước vừa đủ nấu cháo loãng, cháo chín cho nước mạch môn và sinh địa vào, nấu thêm một lát là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Tác dụng an thai. Chữa mang thai đau bụng, hay nôn.

Cháo bí ngô Món ăn thuốc trị đau bụng khi mang thai

 bí ngô 30g, đường mạch nha 20g, gạo ngon 50g. Gạo vo sạch, bí ngô rửa sạch thái miếng cho vào nồi cùng đường mạch nha, thêm nước nấu cháo loãng. Ngày ăn 1 bát, ăn nóng. Tác dụng: bổ trung an thai. Chữa mang thai đau bụng.

Mì sợi nấu xuyên tiêu Món ăn thuốc trị đau bụng khi mang thai: 

xuyên tiêu 10g, mì sợi 150g, gia vị vừa đủ. Xuyên tiêu sao tán bột mịn; mì sợi cho vào nồi nước sôi luộc chín rồi cho bột gia vị, bột xuyên tiêu vào là được, ăn bữa chính. Tác dụng: ôn vị tán hàn giảm đau trừ nôn. Chữa đau bụng khi có thai do lạnh tổn thương tỳ vị.

Canh cật dê đỗ trọng ngũ vị tử Món ăn thuốc trị đau bụng khi mang thai:

 cật dê 2 quả, đỗ trọng 15g, ngũ vị tử 6g, bột gia vị, hành vừa đủ. Cật dê bổ đôi lọc bỏ màng hôi, rửa sạch thái miếng cho vào nồi. Đỗ trọng, ngũ vị tử đựng trong túi vải cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cật dê chín thấu thì cho gia vị, đun sôi lại là được. Ăn lúc đói. Tác dụng: bổ gan thận dưỡng gân cốt. Trị có thai đau bụng, thai động bất an.

Nước hạt sen sa nhân Món ăn thuốc trị đau bụng khi mang thai:

 sa nhân 8g, tô ngạnh 5g, hạt sen 60g. Hạt sen bỏ tâm, các vị rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun hạt sen trước, sau cho sa nhân, tô ngạnh vào đun tiếp, chín hạt sen là được. Ăn hạt sen uống nước. Tác dụng: hành khí bổ thận bổ gan, an thai, hết đau bụng.

Món ăn thuốc trị viêm phế quản

 Ðông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khi táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút.

Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt làm thương phế, thận, phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Sau đây là một số món ăn thuốc hỗ trợ trị bệnh.

Món ăn thuốc Thời kỳ viêm phế quản cấp

Cháo lá sơn trà Món ăn thuốc trị viêm phế quản cấp : 

lá sơn trà 15g, gạo 100g, đường phèn vừa đủ. Gói lá sơn trà trong túi vải, cho vào nồi, đổ 200ml nước còn 100ml, bỏ bã, cho gạo đã vo sạch vào, thêm nước vừa đủ nấu cháo. Ăn hằng ngày, 4-5 ngày là 1 liệu trình.

Cháo quả lê ý dĩ Món ăn thuốc trị viêm phế quản cấp

quả lê 500g, ý dĩ nhân 100g, đường phèn vừa đủ. Nhân ý dĩ rửa sạch ngâm nước vớt ra để ráo; lê bỏ hạt cắt quân cờ. Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu cháo. Ngày 1 bát chia ăn 2 lần.

Cháo bách hợp hạnh nhân Món ăn thuốc trị viêm phế quản cấp: 

gạo nếp 100g, bách hợp 30g, hạnh nhân ngọt 30g. Tất cả rửa sạch cho vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu cháo ăn.

Cháo phổi bò Món ăn thuốc trị viêm phế quản cấp : 

phổi bò 150g rửa sạch, gạo nếp 100g vo sạch, nước vừa đủ nấu cháo, thêm lát gừng và gia vị, ăn trong ngày.

Canh đậu phụ hạt sen Món ăn thuốc trị viêm phế quản cấp :

 hạt sen 30g bỏ tâm rửa sạch, đậu phụ 150g, nước vừa đủ nấu chín ăn.

Gà hầm sa sâm Món ăn thuốc trị viêm phế quản cấp 

gà 1 con nhỏ làm sạch bỏ nội tạng, sa sâm 30g cho vào bụng gà, đổ nước vừa đủ ninh nhừ. Ăn gà uống canh trong ngày.

Tỏi chưng mật ong Món ăn thuốc trị viêm phế quản cấp 

tỏi 1 củ bỏ vỏ, mật ong vừa đủ đem hấp hoặc chưng cách thủy khoảng 1 giờ. Ăn mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn. Ăn liên tục vài tháng

Chim sẻ nấu phổi lợn Món ăn thuốc trị viêm phế quản cấp :

 chim sẻ 2 con, phổi lợn 1 cái. Chim sẻ làm sạch lông, bỏ nội tạng rửa sạch cho cùng phổi lợn với nước đun chín kỹ. Ngày ăn 1 lần.

Trứng gà nấu dấm Món ăn thuốc trị viêm phế quản cấp : 

trứng gà 3 quả rán bằng dầu vừng, cho 60g giấm đun sôi vào, ăn 2 lần sáng và tối.

Ðông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Nguyên nhân  do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khi táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút.

Ðông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Nguyên nhân  do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khi táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút.

Món ăn thuốc Thời kỳ viêm phế quản mạn tính

Cháo vỏ quýt Món ăn thuốc trị viêm phế quản mạn tính:

 vỏ quýt tươi 30g rửa sạch, gạo ngon 50-100g vo sạch. Vỏ quýt cho vào nồi nấu kỹ, bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo loãng. Ngày ăn 2 lần.

Cháo hạt đay Món ăn thuốc trị viêm phế quản mạn tính: 

hạt đay 10g, gạo 50g vo sạch. Hạt đay loại bỏ tạp chất, sao nhỏ lửa có mùi thơm, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi thật kỹ, lọc bỏ bã rồi cho gạo vào, thêm nước nấu cháo, chia ăn ngày 2 lần.

Cháo hạt mã đề Món ăn thuốc trị viêm phế quản mạn tính: 

hạt mã đề 15g, gạo ngon 50g. Hạt mã đề bọc trong túi vải cho vào nồi,  đổ 300ml nước, đun còn 150ml, bỏ túi thuốc, cho gạo vào, thêm nước nấu cháo loãng. Ăn nóng ngày 2 lần.

Cháo tứ nhân Món ăn thuốc trị viêm phế quản mạn tính: 

bạch quả nhân, cam hạnh nhân đều 25g; hạch đào nhân, lạc nhân đều 50g; trứng gà 1 quả. Bốn vị đều nghiền nhỏ, mỗi lần dùng lấy 20g thuốc và cho 1 quả trứng gà vào nấu chín, ăn buổi sáng hằng ngày.

Canh bách hợp Món ăn thuốc trị viêm phế quản mạn tính: 

bách hợp 100g rửa sạch cho vào nồi cùng với đường trắng 50g, đổ nước vừa đủ đun sôi sau nhỏ lửa khoảng 60 phút. Ăn trong ngày.

Canh phổi lợn lá chanh Món ăn thuốc trị viêm phế quản mạn tính: 

phổi lợn 200g rửa sạch, lá chanh 15g. Cả hai cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun nhỏ lửa cho chín, nêm gia vị. Ăn trong ngày.

Nước phật thủ Món ăn thuốc trị viêm phế quản mạn tính

phật thủ 30g cho vào nồi, đổ nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước, hòa 20ml mật ong, uống thay nước trà.

Nước củ cải ngó sen Món ăn thuốc trị viêm phế quản mạn tính: 

củ cải 250g, ngó sen tươi 250g, lê 2 quả rửa sạch thái nhỏ. Tất cả đem xay nhỏ, vắt lấy nước, cho mật ong vào trộn đều, chia uống trong ngày.