Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Những món ăn - bài thuốc giúp "tăng nhiệt cuộc yêu"

Theo lương y Vũ Quốc Trung, những bài thuốc này rất tốt cho thận, do đó, cải thiện tình trạng chăn gối rất hiệu quả, thậm chí đối với những quý ông bị gán mác “bất lực”, trên bảo dưới không nghe.
“Tăng nhiệt cuộc yêu” với cá chép
Để có được bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị một con cá chép 1kg, 0,5kg gạo nếp và 1,5kg vừng đen. Sau đó, nấu thành cháo và ăn liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày ăn một lần, có thể giúp bổ thận tráng dương, trẻ trung lâu dài.
“Tăng nhiệt cuộc yêu” với dê
Từ lâu, loài dê đã nổi tiếng trong giới tự nhiên vì khả năng tình dục vượt trội, do đó, Đông y đã biết tận dụng loại thịt này để tăng cường sức khoẻ cũng như độ bền dẻo trong chuyện chăn gối của con người, đặc biệt là các đấng màu râu.
Dưới đây là một số món ăn - bài thuốc giúp tăng nhiệt cuộc yêu từ dê của Đông y.
Món 1:
Nguyên liệu: 200g gan dê, 200g rau hẹ.
Cách làm: Thái mỏng gan dê, cho dầu vừng và xào cùng với rau hẹ. Chú ý để lửa mạnh trong quá trình xào. Lúc chín mới nêm gia vị. Ăn món này trong 7 ngày liền cùng cơm.
Gan dê xào rau hẹ giúp ôn thận, ích huyết, dưỡng gan, giúp cơ thể cường tráng, sinh lực dồi dào.
Món 2:
Nguyên liệu: 1 quả thận dê, 20g nhục thung dung.
Cách làm: Thận dê làm sạch sau đó thái mỏng ướp mắm muối rồi cho nhục thung dung vào, đổ nước vừa phải, hầm cách thủy 1 tiếng. Ai bị khoản kia ỉu, mỏi gối, đau lưng, tiểu tiện ban đêm nhiều lần do thận hư gây nên, rất cần ăn món này.
Cần ăn từ 7-14 ngày. Món ăn này có tác dụng bổ thận khí, ích tinh huyết, tráng dương.
Những món ăn - bài thuốc giúp "tăng nhiệt cuộc yêu"
“Tăng nhiệt cuộc yêu” với tôm
Nguyên liệu: 250g tôm nõn, 200g rau hẹ.
Cách làm: Xào to lửa rau hẹ và tôm với dầu vừng, khi chín nêm gia vị vừa phải để ăn với cơm. Món này phải ăn liên tục trong 7 ngày, có tác dụng bổ thận, tráng dương.
“Tăng nhiệt cuộc yêu” với đuôi lợn
Món ăn này không chỉ bổ dương, ích khí, cường dương mà còn chữa khỏi bệnh di tinh.
Nguyên liệu: Món ăn này cần 250g đuôi lợn, 250g đỗ trọng và 250g xuyên đoạn.
Cách làm: Cho các nguyên liệu vào hầm nhừ và ăn liên tục trong 7 ngày.


8 món ăn cho trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh có thể do ăn uống, bị nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị nên gây bệnh. Trẻ thường biểu hiện nôn, tiêu chảy và gầy mòn. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ có thể chế biến những món ăn thuốc dưới đây để tăng hiệu quả điều trị và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
Bột củ ấu củ mài: củ ấu cả vỏ 30g, củ mài 30g. Nấu nhừ, ép lọc lấy nước, bỏ bã vỏ củ ấu, đun sôi trên bếp cho thành hồ bột. Dùng cho trẻ em tiêu chảy mạn tính.
Bột hạt dẻ: hạt dẻ (bóc bỏ vỏ cứng), nghiền nát, liều lượng thích hợp, nấu bột, thêm đường. Dùng cho trẻ em bị tiêu chảy.
Cháo ích mẫu: lá ích mẫu 20g, gạo tẻ 50g. Ích mẫu nấu ép lấy nước, đem nấu với gạo thành cháo. Dùng cho trẻ em bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kiết lỵ (tiểu nhi cam tích trĩ lỵ).
Xôi kê: kê đã sát vỏ (lật mễ) 150-250g. Nấu xôi kê hoặc cơm nếp, cho ăn bữa chính. Dùng cho các trường hợp suy nhược, trẻ em suy dinh dưỡng.
Cháo trứng cút: trứng chim cút 1-2 quả, cháo (gạo tẻ hoặc gạo nếp) 1 tô. Đập trứng vào bát, múc cháo nóng vào, thêm mắm muối vừa ăn, đảo đều. Mỗi lần ăn 1 bát cháo (ăn vào buổi sáng hoặc buổi tối). Dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng, người thể trạng suy nhược.
Cháo kê nội kim: kê nội kim 10g, gạo tẻ 50g, đường trắng liều lượng thích hợp. Kê nội kim sao giòn, tán mịn; gạo nấu cháo, khi cháo được cho bột kê nội kim và đường vào, đun tiếp cho sôi lăn tăn là được. Dùng cho các trường hợp ăn kém, chậm tiêu, đầy bụng, trẻ em suy dinh dưỡng.
Bánh khảo mạch nha sơn tra: mạch nha 100g, sơn tra 50g, gạo 150g, đường trắng 75g, mật ong vừa đủ. Mạch nha, sơn tra, sao giòn; gạo rang. Tất cả tán mịn; trộn với mật ong, ép thành bánh cho ăn thường ngày. Dùng cho trẻ em ăn kém, chậm tiêu, chậm lớn.
Kê nội kim xa tiền tử tán: kê nội kim 20 cái, xa tiền tử 120g. Sao giòn tán mịn, chia làm 10-20 phần. Mỗi lần lấy 1 phần, khuấy với nước cơm hoặc cháo có thể thêm chút đường, muối). Mỗi ngày 1 lần (đợt dùng 10-20 ngày). Dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng (tiểu nhi cam tích).


Món ăn bài thuốc và day bấm huyệt trị bệnh tiểu đường

Trong khi bệnh tiểu đường týp 1 không thể phòng ngừa được, thì chúng ta có thể đề phòng bệnh tiểu đường týp 2 thông qua những thay đổi về lối sống.
Theo Đông y, bệnh tiểu đường được gọi là chứng tiêu khát và được phân làm 3 thể là tiêu khát thượng, tiêu khát trung và tiêu khát hạ. Tiêu khát thượng đặc trưng bởi khát nhiều, tiêu khát trung đặc trưng là đói và tiêu khát hạ đặc trưng là đi tiểu nhiều.
Có những giai đoạn phần lớn người bị tiểu đường biểu hiện các triệu chứng của cả 3 thể này.
Trong Đông y bệnh tiểu đường được cho là có liên quan với nhiều yếu tố: chế độ ăn nhiều chất béo và đường sinh nhiệt trong cơ thể; rối loạn cảm xúc, như trầm cảm; cơ thể suy nhược và các yếu tố khác trong môi trường.
Năm hội chứng hay gặp dẫn tới bệnh tiểu đường:
Chứng thấp nhiệt
• Nguyên nhân: Tiếp xúc với môi trường nóng ẩm và ăn quá nhiều các thực phẩm chiên rán và gia vị cay nóng, khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể. Ăn uống quá nhiều thực phẩm và đồ uống lạnh cũng khiến tì vị suy yếu và dẫn đến thấp.
• Triệu chứng: Khát nhưng không muốn uống, đói nhưng không muốn ăn, đắng miệng, cơ thể có cảm giác nặng nề, chất lưỡi dày, rêu lưỡi vàng nhớt. Bệnh nhân cũng có thể đi tiểu sẫm màu và mạch nhanh.
• Món ăn: Nấu 100g cần tây với 250g đậu phụ trong dầu ăn. Thêm hành lá, gừng và bột ngô. Thêm muối và dầu mè (dầu vừng) cho dễ ăn.
Âm hư hỏa vượng
• Nguyên nhân: Cơ thể suy nhược do sinh đẻ hoặc tuổi già, nghỉ ngơi không đầy đủ và ăn nhiều đồ nóng.
• Triệu chứng: Miệng và họng khô, khát muốn uống nước lạnh, táo bón và thường xuyên cảm thấy đói dẫn đến ăn nhiều. Người bệnh có thể đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn chân bàn tay nóng, rêu lưỡi ít hoặc không có.
• Món ăn: Dùng 50g gạo, 100 – 250g rau cải bó xôi nấu thành cháo.
Khí âm hư
• Nguyên nhân: Tình trạng lưỡng suy này xảy ra ở giai đoạn sau của bệnh tiểu đường, khi “nhiệt tà” trong cơ thể làm kiệt quệ cả phần khí và phần âm.
• Triệu chứng: Khát nhiều, mệt mỏi, thở nông, không muốn nói, đánh trống ngực, mất ngủ, cảm giác nóng lòng bàn chân bàn tay.
• Món ăn: Dùng 20g mộc nhĩ, 50g thịt nạc và 10g kỷ tử nấu thành canh. Thêm gừng và hành cho dễ ăn.
Âm dương hư
• Nguyên nhân: Âm hư kéo dài sẽ dẫn đến dương hư. Ví dụ, người thường xuyên phải nói nhiều sẽ bị hao tổn phần âm do mất dịch nước bọt và cuối cùng là phải ngưng hoạt động nói, là hoạt động do phần dương chủ trì.
• Triệu chứng: Miệng khô, sợ lạnh, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm nhiều lần, chóng mặt, rêu lưỡi dày có in dấu răng. Tình trạng hồi hộp đánh trống ngực và mất ngủ ở những người này sẽ nặng hơn ở người khí âm hư.
• Món ăn: Xào 300g nấm kim châm với 100g thịt lợn. Thêm hành lá, muối và dầu mè (dầu vừng) theo ý thích.
Huyết ứ
• Nguyên nhân: Bệnh mạn tính lâu ngày không điều trị sẽ làm tổn thương kinh lạc trong cơ thể. Phần khí, âm và dương hư kéo dài sẽ dẫn đến tê và cảm giác đau nhức trong người.
•Triệu chứng: Đau ở ngực, eo hoặc lực, và các biến chứng của bệnh tiểu đường ở các mạch máu nhỏ, như tê ở bàn chân.
Lưỡi của người bệnh xỉn màu và môi có màu xanh tím. Người bệnh có thể bị hồi hộp đánh trống ngực và mất ngủ.
Món ăn bài thuốc và day bấm huyệt trị bệnh tiểu đường
Day ấn huyệt
Day mỗi huyệt trong 3 - 4 phút càng nhiều lần càng tốt. Những huyệt này nhằm vào các chứng có liên quan đến bệnh tiểu đường.
Có thể thực hiện ở một hoặc cả hai chi.
1: Huyệt Nội quan
Công dụng: Điều hòa khí trong cơ thể.
Dùng một ngón tay sờ tìm hai gân trên cổ tay kia. Đánh dấu vùng cách cổ tay một khoảng bằng 1/6 chiều dài từ cổ tay đến khuỷu tay, sau đó xác định huyệt nằm giữa hai gân nói trên. Day huyệt bằng một ngón tay, hoặc bấm huyệt bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Một cách khác là có thể dùng đuôi bút để day ấn huyệt.
2: Huyệt Túc tam lý
Công dụng: Thúc đẩy khí lưu thông trong kinh vị để chữa bụng chướng, đói nhiều và mệt mỏi.
Tìm điểm lõm ở phía ngoài khớp gối. Đặt 4 ngón tay dưới điểm lõm này. Ở ngay rìa ngón út, xác định huyệt nằm cách xương chày một khoảng bằng chiều rộng của ngón tay cái. Có thể cảm thấy hơi tức khi day huyệt này.
3: Huyệt Tam âm giao
Công dụng: Lưu thông khí huyết.
Tìm điểm cao nhất của mắt cá trong. Đặt 4 ngón tay trên điểm này. Xác định điểm nằm trên ngón tay trên cùng và dưới xương chày. Dùng một ngón tay để day huyệt. Có thể cảm thấy hơi tức khi ấn huyệt này.
4: Huyệt Thái khê
Công dụng: Bổ thận để giảm tiểu nhiều, khát và tiểu không tự chủ. Tìm điểm lõm giữa mắt cá trong và rìa của gân liền kề. Day huyệt này.


8 Món ăn giải nhiệt, tiêu khát

Trong tiết trời nóng và khô hanh tháng 8 những người thường xuyên làm việc dưới nắng nóng, người già yếu, trẻ em sức chịu nóng yếu, người mới ốm dậy rất dễ bị say nắng, nóng. Sau đây là một số món ăn, thức uống giải nhiệt.
8 Món ăn giải nhiệt, tiêu khát
Canh đậu nành củ cải phòng chống cảm nắng, nóng, sốt nhẹ, ho.
Cháo đậu xanh: Đậu xanh 50g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo cho ăn thường ngày. Dùng cho bệnh nhân mạch vành, say nắng say nóng, sốt nóng khát nước, mụn nhọt lở ngứa, trúng độc do ăn uống.
Canh đậu nành, cải củ: Đậu nành 50g, cải củ 20g, thái lát, hành ta 3 củ thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp có tiền triệu cảm nắng cảm gió sốt nhẹ, sợ gió, ho.
Ô mai giải khát: Ô mai dầm nát, cho thêm nước, thêm đường trắng, điều chỉnh độ chua ngọt theo khẩu vị, dùng uống thay trà. Dùng uống vào mùa nóng. Dùng cho các trường hợp cảm nóng, cảm nắng, vã mồ hôi khát nước.
Trà kim ngân hoa cúc: Kim ngân hoa 10 - 12g, cúc hoa 10 - 12g. Pha hãm uống thay chè. Dùng cho các trường hợp cảm nắng (say nắng, say nóng), nổi ban mẩn ngứa dị ứng.
Nước thanh quả lô căn: Trám 10g, rễ sậy 30g, đường phèn 30g. Trám đập vụn; tất cả sắc hãm 30 phút, gạn lấy nước, hòa đường; cho uống. Dùng cho các trường hợp cảm nóng, cảm nắng, sốt nóng đau đầu, đau sưng họng, ho khan ít đờm.
Song cát thang: Khổ qua tươi 250g, cát căn tươi 250g. Rửa sạch thái lát; sắc hãm cho uống. Ngày 1 lần, đợt 2 - 3 ngày. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt đau đầu sốt nóng vã mồ hôi, tắc ngạt mũi, đau sưng họng, viêm khí phế quản, ho có đờm vàng, các trường hợp sốt xuất huyết (sốt Dengue) mới sốt nóng hay đã có xuất huyết dưới da và niêm mạc.
Trà tang diệp cúc hoa bạc hà cam thảo: Tang diệp 10g, cúc hoa 10g, bạc hà 10g, cam thảo 10g. Cho nước sôi pha hãm uống thay nước trà. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt.

Tang cúc đạm trúc ẩm: Tang diệp 6g, cúc hoa 6g, đạm trúc diệp 30g, bạch mao căn 30g, bạc hà 4g. Hãm với nước sôi, thêm chút đường uống thay trà. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, ho khan ít đờm, vã mồ hôi (cảm mạo phong nhiệt), viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ).


Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Món ăn, cho người bị bệnh trĩ

Để điều trị bệnh trĩ, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Trong y học cổ truyền, có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ như: thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm chữa trĩ, trong đó việc sử dụng các món ăn thuốc có tác dụng rất tốt trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình. Dưới đây là một số món ăn mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng.
Bài 1: Mộc nhĩ đen 15g, táo đỏ 20 quả. Cách làm: Cho mộc nhĩ đen và táo đỏ vào nồi đất, nấu chín với lượng nước vừa phải. Mỗi ngày dùng một lần. Dùng 7-10 ngày là một liệu trình.
Bài 2: Mướp hương 100g, rau đay 100g, rau bát 50g, thịt cua đồng 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn 2-3 lần/tuần.
Bài 3: Đu đủ ương 150g, trực tràng lợn 100g làm sạch cắt khúc, gia vị gừng hành vừa đủ hầm ăn 2-3 lần/tuần.
Bài 4: Hoa hòe 30g, thịt lợn 100g. Cách làm: Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, sau đó cùng hoa hòe cho vào nồi thêm nước, cho thêm gia vị nấu chín. Ngày ăn 1 lần. Dùng liền 1 tuần.
Bài 5: Cà tím 100g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cà tím rửa sạch, cắt làm đôi, thêm dầu và gia vị, cho vào bát, lớn chưng cách thủy đến chín. Ngày ăn 1 lần. Dùng liền 1 tuần.
Món ăn, cho người bị bệnh trĩ
Cà tím
Bài 6: Mè đen sao vàng, tán nhỏ cho vào lọ mỗi lần dùng 20 - 30g pha với một chút đường uống 2-3 lần trong ngày. Dùng 7-10 ngày.
Bài 7: Lươn 1 - 2 con 100g làm sạch, gạo tẻ 100g, đậu xanh 100g, rau ngổ 30g, mùi tàu 50g, gia vị nấu cháo ăn ngày 1 lần. Ăn 3-5 ngày.
Bài 8: Chim cút 1 con, hoàng kỳ 20g, đương quy 12g, thăng ma 8g, sài hồ 10g, bạch truật 12g, trần bì 6g, cam thảo 4g, nếu có điều kiện thêm nhân sâm16g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Chim cút làm sạch, các vị thuốc rửa sạch, ướp gà cùng gia vị sau đó cho khoảng 2 bát nước vào nồi, hầm cách thủy đến khi gà chín nhừ là ăn được. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng liền vài tuần.
Món ăn, cho người bị bệnh trĩ
Vừng đen
Bài 9: Nhân sâm trắng 10g, hạt sen 15g, đường phèn 30g. Cách làm: Cho nhân sâm và hạt sen (bỏ tâm) vào bát, ngâm với lượng nước vừa phải cho nở, cho thêm đường phèn hấp khoảng 1 tiếng đồng hồ là được. Dùng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Dùng 3-5 ngày.
Bài 10: Hoàng kỳ 30g, gạo lức 100g. Cách làm: Hoàng kỳ thái lát, sắc với 1 lít nước còn lại 750ml, lọc bã, cho gạo lức vào nấu thành cháo, ăn trong ngày khi đói. Dùng 5-7 ngày.
Bài 11: Mã thầy tươi 500g, rửa sạch, đường 90g, nước vừa đủ. Cho tất cả vào nồi đun sôi trong 1 giờ, ăn cả nước lẫn cái. Ăn liên tục 5 - 7 ngày.
Bài 12: Trứng gà 2 quả, khổ sâm 6g, đường đỏ 60g. Cách làm: Khổ sâm đun với 400ml nước trong khoảng 30 phút, lọc bã lấy nước, cho trứng gà và đường đỏ vào cùng đun với nước sâm cho đến trứng gà chín là được. Khi ăn bóc vỏ trứng gà khi còn nóng, một lần ăn hết trứng gà và nước sâm. Ăn ngày 1 lần. Dùng 5- 7 ngày là một liệu trình.
Bài 13: Người bị bệnh trĩ nên dùng khoai lang luộc, hấp để ăn hàng ngày, hoặc cũng có thể ăn khoai chấm với mật, vừng, nấu chè từ khoai, uống nước luộc khoai cũng rất tốt. Mỗi ngày nên ăn 1-2 củ.

Lưu ý: Trong thời gian điều trị, người bệnh nên tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, trà đặc, thuốc lá... Không ăn các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, cà ri, gừng, riềng... Ăn nhiều chất xơ từ các loại rau quả. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, đồ nướng… Tập thể dục đều đặn, tránh ngồi lâu và tập thói quen đại tiện đúng giờ.