Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Tác dụng tuyệt vời của dâu tây

Dâu tây là loại quả có trong mùa đông. Chứa nhiều vitamin C, nó được coi là một loại siêu thực phẩm. Dưới đây là những lý do bạn nên ăn nhiều loại quả này:
tác dụng của dâu tây,dâu tây giúp giảm cholesterol xấu,dâu tây chứa vitamin C làm đẹp da
- Vitamin C cần thiết để sản sinh collagen giúp cải thiện độ đàn hồi và mềm mại của làn da. Dâu tây nhờ chứa vitamin C nên giúp đem lại cho bạn một làn da khỏe mạnh, trẻ trung hơn.
- Các chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có trong dâu tây giúp giảmg viêm các khớp có thể dẫn tới viêm khớp và bệnh tim. Chúng cũng giúp chống lại cholesterol xấu. Các chất chống oxy hóa và axit ellagic (một loại hợp chất thực vật) hoạt động nhanh chống lại ảnh hưởng của cholesterol xấu trong máu.
- Dâu tây giúp điều hòa huyết áp. Kali, một dưỡng chất có lợi cho tim khác có trong dâu tây có thể giúp giảm huyết áp cao và hoạt động như một chất đệm chống lại tác động tiêu cực của natri.
- Mắt chúng ta cần vitamin C để bảo vệ tránh phơi nhiễm với các gốc tự do từ tia cực tím. Đặc tính chống oxy hóa của vitamin C giúp cải thiện giác mạc và võng mạc, do đó giúp phòng ngừa đục thủy tinh thể. Nhờ chứa nhiều vitamin C, dâu tây có thể phòng ngừa ung thư.
- Axit ellagic trong dâu tây cũng được coi là có đặc tính chống ung thư, như ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.
- Dâu tây không chỉ không chứa chất béo mà còn có hàm lượng natri, đường và carbohydrat thấp. Do vậy nó giúp duy trì cân nặng và chống lại tiểu đường típ 2.
- Nhờ chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, dâu giúp làm chậm hấp thu đường trong máu.
- Giàu folat, một loại vitamin B cần thiết cho phụ nữ mang thai hoặc đang cố gắng mang thai, dâu tây có lợi cho sự phát triển não của thai nhi, hộp sọ và tủy sống. Ngoài ra, axit folic giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như gai đôi cột sống.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chim cút làm thuốc


chim cút
Chim cút
Chim cút, tên khoa học: Coturnix japonica Temminck. et Schlegel., họ Trĩ là loài chim nhỏ, nặng khoảng 110 - 130g. Y dược học cổ truyền dùng thịt chim và trứng chim làm thuốc. Thịt chim chứa nhiều protit, lipit và muối khoáng. Trứng chim có nhiều chất lecithin hơn các trứng khác. Chim cút vị ngọt, tính bình, vào các kinh tỳ vị, đại tràng.
Thịt chim cút có tác dụng bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt. Dùng cho các chứng lao, suy nhược, tiêu chảy, kiết lỵ, suy dinh dưỡng và phong thấp.
Trứng chim cút: Bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí. Dùng cho các trường hợp sau khi bị bệnh lâu ngày làm khí huyết hư nhược, tiêu hoá kém, sản phụ sau đẻ bị suy nhược.
Chú ý: người đang bị cảm sốt, nhiều đàm không nên dùng chim cút.
Do tác dụng bổ dưỡng tăng lực rõ rệt nên ở Trung Quốc, có nơi gọi chim cút là nhân sâm động vật. Chim cút được chế biến các món ăn để chữa bệnh như sau:
Chim cút xào măng: Chim cút 100g (đã được làm sạch, bỏ ruột), măng tre 30g, mộc nhĩ 12g (ngâm mềm, rửa sạch), dưa chuột 12g. Đặt xoong trên bếp nóng, cho dầu, thả thịt chim cút vào rán chín, cho thêm nước hàng, bột đậu, măng, nấm, dưa chuột (đã thái lát), xào chín toàn bộ, cho ít bột ngọt, nếm vừa là được. Dùng cho người khí huyết hư nhược, tiêu hoá kém.
Chim cút hầm đậu đỏ: Chim cút 4 - 5 con (làm sạch bỏ ruột), đậu đỏ (tiểu đậu) 100g, gừng tươi 15g (gọt vỏ đập giập) tất cả hầm nhừ, thêm gia vị. Dùng cho người bị tiêu chảy, kiết lỵ.
Chim cút chiên dầu mè: Chim cút làm sạch (4 - 5 con), tẩm bột trứng gà  và lá mơ băm nhỏ, dùng dầu mè để chiên. Dùng cho các trường hợp suy nhược, hư lao thở gấp, mỏi mệt, tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày ăn kém, người cao tuổi suy kiệt.
Chim cút hầm kỷ tử đỗ trọng: Chim cút 3 - 5 con (làm sạch), kỷ tử 30g, đỗ trọng 15g, hầm nhừ, vớt bỏ bã thuốc thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp phong thấp, thoái hoá khớp, đau lưng mỏi gối, mệt mỏi, thở gấp.
Chim cút, cật lợn: Chim cút 3 - 5 con, gạo tẻ 150g, đậu đỏ 60g, bầu dục (cật lợn) 200g (thái lát). Tất cả nấu cháo, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp ho lao, mệt mỏi thở gấp, rối loạn tiêu hoá, ăn kém, viêm thận phù nề, đau lưng mỏi gối, suy kiệt và thiểu dưỡng.
Chim cút tiềm đông trùng hạ thảo: Chim cút 3 - 5 con. Mỗi con chim cút đã làm sạch, cho 1 con trùng thảo vào bụng, khâu lại, thêm gia vị hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho các trường hợp ho lao, hen suyễn, khái huyết, mệt mỏi thở gấp; đau lưng mỏi gối, mệt mỏi ăn kém.
Trứng chim cút, bạch cập: Bạch cập tán bột mịn (liều lượng thích hợp để sẵn). Trứng chim cút 3 quả (bỏ vỏ), khuấy đều với bột bạch cập, thêm nước sôi, uống vào các buổi sáng, một đợt vài ba tuần. Dùng cho các trường hợp lao phổi khái huyết.
Trứng chim cút hầm sâm qui đại táo: Trứng chim cút 3 quả, đảng sâm 15g, đương qui 12g, đại táo 10 quả. Hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp dưỡng bệnh sau thời kỳ nằm viện, sản phụ sau khi sinh con, suy nhược thần kinh.
Cháo trứng cút: Cháo trắng (gạo tẻ hoặc gạo nếp) 1 tô, trứng chim cút 1 - 2 quả. Dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng, người thể trạng suy nhược. (nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi tối).


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Món ăn bài thuốc từ đậu phụ

Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng đậu phụ như những thực phẩm rất thông dụng, Đậu phụ có giá trị dinh dưỡng và giá trị làm thuốc rất cao. Đậu phụ có thành phần dinh dưỡng, trong đó chủ yếu là protein, 100g đậu phụ hàm lượng protein chiếm hơn 34%, ngoài ra đậu phụ còn chứa 8 loại axit amin, khoáng chất, canxi rất có lợi cho sức khoẻ con người. Theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham. Do vậy, ngoài tác dụng là thực phẩm ra, đậu phụ còn có tác dụng làm thuốc hỗ trợ cho việc phòng và trị bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là một số món ăn chế biến từ đậu phụ có tác dụng hỗ trợ phòng chống bệnh.
đậu phụ
Đậu phụ.
Bài 1: Có công dụng: bổ khí sinh tân, kiện tỳ ích vị, dùng thích hợp cho người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Đậu phụ 200g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100g, tỏi 25g, tôm nõn khô 25g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt miếng, nấm rửa sạch thái phiến, tỏi giã nát. Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi nước dùng đun sôi vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kỹ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.
Bài 2: Có công dụng: kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, dùng thích hợp cho những người béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tỳ vị hư yếu. Đậu phụ 200g, giá đậu xanh 25g, cải canh 100g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn; đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh tay, chế thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi, tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế đủ gia vị, vặn nhỏ lửa nấu cho chín rồi dùng làm canh ăn. Ăn liền 10 ngày
Bài 3: Có công dụng: ích khí hòa trung, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng động mạch vành. Đậu phụ 100g, mộc nhĩ đen 15g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và rừa sạch. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành, gừng cho thơm, tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt rồi cho mộc nhĩ và gia vị cho vừa rồi dùng làm canh ăn. Một liệu trình là 7-10 ngày.
Bài 4: Có công dụng: thanh nhiệt hoạt huyết, dùng thích hợp cho những người béo bệu, tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm gan, thưa xương, còi xương. Cua 500g, đậu phụ 200g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị vừa đủ. Cua rửa sạch, bỏ mai, giã nát lọc lấy nước cốt; đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành và gừng cho thơm rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun to lửa cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn. Ăn liền 10 ngày.
Bài 5: Có công dụng: bổ khí sinh tân, làm hạ mỡ máu, điều hòa huyết áp và chống ung thư, dùng cho người cơ thể suy nhược, tỳ vị hư yếu, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành ....Đậu phụ 300g, nấm hương 30g, măng tươi 30g, rau cải 100g, dầu thực vật, xì dầu, bột đao, nước dùng và gia vị vừa đủ. Măng và nấm rửa sạch thái phiến; đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ rồi chần qua nước sôi, để ráo nước. Đổ dầu thực vật vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho nấm hương, măng, đậu phụ, nước dùng, xì dầu và gia vị vào đun to lửa cho sôi rồi lại tiếp tục dùng lửa nhỏ đun cho đến khi đậu phụ ngấm gia vị, tiếp đó cho rau cải thái nhỏ và một chút bột đao vào, đảo nhẹ tay rồi bắc ra, dùng làm canh ăn hằng ngày. Một liệu trình là 7-10 ngày.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của hành hoa


hành hoa
Hành hoa.
Hành là món gia vị ưa thích của nhiều người. Thành phần dinh dưỡng không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến hành được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực; mà điều đặc biệt hơn đó là khả năng chữa bệnh của hành.
Thành phần chủ yếu trong hành là nước, chiếm khoảng 86,8%. Ngoài ra trong hành chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ cũng với một lượng đáng kể canxi, phốt pho và kali. Tuy vậy hành chứa rất ít calo (50calo/100g hành). Thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt rất tốt cho cơ thể.
Theo Đông y, hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí... điều hòa kinh mạch và tạng phủ .

Ứng dụng chữa bệnh của hành hoa:

- Chữa cảm mạo phong hàn: Hành hoa 10g, lá tía tô 10g, hai vị đem thái nhỏ, lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo hoa sau đó cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.
- Chữa mụn nhọt: Hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.
- Chữa tiểu tiện không lợi: Củ hành hoa 5g, gián đất 1 con, giã nát, băng đắp vào rốn. Tiếp đó có thể dùng bài thuốc sau: hành 20g, mã đề 20g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 15g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa ngạt mũi, thở không thông: Hành 20g sắc uống.
- Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, hành một nắm nhỏ, giã nát hòa với nước tiểu trẻ em. Vắt lấy nước uống.
- Chữa viêm tuyến vú: Hành 20 - 30g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau.
- Chữa chín mé: Củ hành nướng chín, đập dập đắp vào chỗ đau.
- Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Củ hành to 5 củ, phèn chua 9g. Nghiền phèn chua thành bột mịn, giã nát với củ hành thành dạng hồ, băng đắp vào rốn.
- Chữa động thai ra máu: Hành củ 20g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng.
- Chữa giun chui ống mật: Hành 80g, giã vắt lấy nước, trộn với 40ml dầu thực vật. Hoặc uống nước hành sau đó uống dầu.
- Chữa cảm cúm nhức đầu: Hành ta 6 - 8 củ, gừng sống 10g, xắt mỏng, đô vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2-3 lần. Đồng thời nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).
- Chữa cảm sốt nhức đầu: Hành củ 30g, gừng tươi 20g, chè búp khô 8g, tía tô 6g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
- Chữa xơ vữa động mạch: củ hành 60g, giã nát cùng 60g mật ong đun sôi kỹ, quấy đều, sau khi nguội cho vào bình đã khử khuẩn để dùng dần. Ngày 2 lần, mỗi lần 5- 7g, uống với nước sôi. 7 ngày là 1 đợt điều trị. Lúc uống bỏ bã hành ra.
- Chữa bí đái, bụng dưới trướng đau: Củ hành, ruột ốc ruộng. Lượng bằng nhau, cùng giã nát, đun chín, dán vào huyệt quan nguyên (cách dưới rốn khoảng 3 tấc ta).
- Chữa đau thần kinh sườn: Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.
- Chữa bệnh tiểu đường: Củ hành tươi 100g, rửa sạch cắt nhỏ chần qua nước sôi, thêm vào ít  xì dầu, dầu vừng trộn đều ăn với cơm, ngày 2 lần.
- Chữa sâu bọ độc cắn bị thương: Hành củ to, mật ong vừa đủ, cùng giã nát dạng hồ đắp vào chỗ đau.
- Chữa viêm khớp: Củ hành to 60g, gừng già 15g. Cùng giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.

- Chữa tay chân tê dại: Củ hành to 62g, gừng 16g, ớt 3g, đun nước uống. Ngày 2 lần.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Giá trị dinh dưỡng của cá trắm

Cá trắm có hai loại là cá trắm đen và cá trắm trắng (trắm cỏ). Chúng có tên khoa học Mylopharyngodo piceus richardson (trắm đen), Ctenopharyngodo idellus Cuvier et Valenciennes (trắm cỏ). Cá trắm đen sống ở tầng nước sâu hơn, gần bùn hơn cá trắm cỏ.
Cá trắm thuộc loài cá nuôi cỡ lớn ở nước ta, có con nặng tới 35 - 40kg. Cá lớn rất nhanh, sau 8 tháng đến 1 năm có thể thu hoạch, chúng nặng từ 2,5 - 3,5 kg/con phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Cá trắm thuộc loại ăn tạp, thức ăn của chúng là các loại cỏ, rong và động vật là giun, ấu trùng, côn trùng, đặc biệt thích ăn các loại nhuyễn thể lớn như trai, ốc, hến... Trong điều kiện chăn nuôi tại các gia đình, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm của việc chế biến các loại ngũ cốc như: cám hay thức ăn chế biến sẵn dạng viên chẳng hạn).
Cá trắm là loại thứ căn quen thuộc và được yêu thích trong các bữa cơm gia đình của người Việt Nam. Thịt cá trắm chắc, thơm ngon và được chế biến thành rất nhiều các món ngon như: cá trắm đen hấp, sốt, rán, làm lẩu, cá trắm nấu canh chua hay sốt cà chua, cá trắm kho riềng... Ngày nay, trong dịp tết Nguyên đán bên cạnh “bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành...” thì cá kho đã trở thành một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ Tết. Có rất nhiều kiểu cá kho khác nhau, nhưng ngày Tết, người Bắc thường chọn loại cá kho mặn với riềng truyền thống - đó là kho khô, nhừ xương mà không tanh, rất hợp để ăn nguội. Cách thức chế biến các món ngon từ cá trắm thường khá đơn giản, mà ai học qua cũng có thể làm được.
Cá trắm là một loại thức ăn bổ dưỡng, ngon, quý, rất có giá trị dinh dưỡng. Theo quan điểm của người tiêu dùng, cá trắm đen quý hơn cá trắm trắng. Theo Đông y, cá trắm đen bổ tỳ vị, khí huyết, thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức. Về giá trị dinh dưỡng trong 100g ăn được có: 91kcal, 17g protein, 2,6g  lipid, 57mg canxi, 145mg phospho, 0,1mg sắt. Cá là thức ăn dễ tiêu hóa, mỡ cá là một loại axít béo không no có tác dụng chống não hóa với người lớn tuổi và phát triển trí não với trẻ em. Cá là thức ăn bổ dưỡng, vì vậy nhiều phụ nữ khi mang thai thường ăn cháo cá để cung cấp các chất dinh dưỡng thiếu yếu cho thai nhi phát triển.
Theo người dân truyền miệng, người ta lấy cả cái mật cá sống nuốt để chữa bệnh. Người ta có thể nuốt sống cả túi mật với nước, rượu, hoặc trộn với rượu, mật ong. Mật của cá trắm từ 3kg trở nên chắc chắn gây ngộ độc, và có thể gây tử vong sau 2 ngày. Độc tố chính là do alcol steroid có 27C gọi là 5a. cyprinol. Tổn thương chủ yếu là viêm gan thận và nguyên nhân gây tử vong thường do phù phổi cấp, do viêm nhiễm độc hoặc suy thận cấp, phù não do vô niệu, ứ nước.
Cá trắm là một loại thực phẩm quý, rất có giá trị về mặt dinh dưỡng, là món ăn ngon, bổ dưỡng trong mỗi bữa ăn gia đình. Nhưng sức khỏe của mỗi con người là vô cùng quý giá, mọi người không nên sử dụng, hoặc tự tiện uống mật cá có thể nguy hại đến tính mạng của bản thân, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Món ăn làm đẹp mùa lạnh

Khi trời đang mát lạnh, việc bảo dưỡng làn da trước tiên chú trọng giữ ấm, tăng cường tập luyện, để tăng tuần hoàn máu, dự phòng làn da bị tổn thương do thời tiết lạnh. Điều quan trọng nhất cần lưu ý về mặt ăn uống.
Khoai tây, long nhãn nấu ngỗng
Vật liệu: khoai tây 150g, long nhãn 50g, thịt ngỗng 750g, nước canh thịt 1,5 lít, dầu ăn 75g, rượu đế 4 muỗng canh, gừng tươi, hành, muối, nước tương, bột tiêu với mỗi thứ vừa đủ.
Long nhãn nấu ngỗng.
Cách làm:
- Thịt ngỗng rửa sạch, trụng qua nước sôi, thái những lát vuông dài 4cm; gừng tươi rửa sạch, băm dập; hành rửa sạch, dùng cả bó; khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái lát xiên.
- Bắc chảo lên bếp, đổ vào dầu ăn, khi nóng cho vào thịt ngỗng, chiên đến ngả màu vàng vớt ra, đổ khoai tây chiên 3 phút.
- Đổ dầu ăn 50g vào nồi, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành phi thơm, thêm rượu, muối, nước tương, bột tiêu, thịt lát, nước canh, nấu sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hầm thịt chín đến phân nửa, thêm khoai tây, long nhãn nấu chung, cho đến khi thịt nhừ, khoai tây mềm, gắp bỏ hành, gừng, nêm bột nêm, múc lên đĩa.
Cách dùng: dùng như món ăn chính, món ăn phụ.
Công hiệu: dưỡng âm ích khí, bổ tâm an thần, cơ săn dưỡng da, dưỡng tóc đẹp tóc. Thích hợp dùng cho người thân gầy mặt vàng bủn, lông tóc khô, bạc sớm, tâm thể mỏi mệt. Thường dùng món ăn này giúp cơ thể đẩy đà, cơ da chắc khỏe, tóc bóng mượt.
Đảng sâm tiềm thịt dê
Vật liệu: đảng sâm 15g, thịt dê 300g, dầu ăn 20g, canh thịt 1 lít, rượu 1 muỗng canh, gừng tươi, hành, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ.
Cách làm:
- Thịt dê rửa sạch thái lát. Đảng sâm ngâm thấm thái lát, gừng rửa sạch thái lát, hành rửa sạch cắt đoạn.
- Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm gừng tươi, hành đoạn, rượu, canh thịt vừa đủ, sau khi nấu sôi, thêm thịt dê lát, đảng sâm, cùng tiềm nửa giờ đến khi thịt nhừ, nêm muối, bột nêm thì hoàn tất.
Cách dùng: ngày 1 lần, dùng canh ăn thịt, dùng làm món phụ.
Công hiệu: ích khí dưỡng huyết, ích phế kiện tỳ, sinh tân dưỡng da, đẹp tóc dưỡng nhan. Thích hợp dùng khi khí huyết bất túc, thân thể gầy ốm, sắc mặt trắng nhạt, hồi hộp thở ngắn, tiêu lỏng, ớn lạnh, lông tóc khô không bóng mượt… Người đang mắc bệnh cảm, phát sốt, nhức răng, tâm phế hỏa vượng không nên dùng.
Canh đen - thịt bò
Vật liệu: thịt bò 100g, đậu đen 15g, mè đen 10g, táo đen 15 quả.
Cách làm:
- Thịt bò rửa sạch, thái lát, trụng qua nước sôi. Đậu đen, mè đen, táo đen (bỏ hột) rửa sạch.
- Tất cả vật liệu cùng cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, sau khi nấu sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu 2 - 5 giờ, nêm gia vị.
Cách dùng: ngày 1 lần, dùng làm món phụ.
Công hiệu: giảm mỡ dưỡng huyết, bổ thận đen tóc, dưỡng da dưỡng nhan. Thích hợp dùng khi râu tóc bạc sớm, sắc mặt trắng, da niêm không mượt, lưng gối mỏi đau, phụ nữ ít kinh… do thận hư huyết hư gây ra. Người mắc bệnh cảm chưa lành không nên dùng.
Nhục thung dung tiềm thịt bò
Vật liệu: thịt bò 100g, nhục thung dung 15g, thỏ ty tử 15g, muối vừa đủ, gừng tươi 2 lát.
Cách làm:
- Thịt bò rửa sạch, thái lát, trụng qua nước sôi, loại mùi tanh. Nhục thung dung ngâm mềm, thái lát. Thỏ ty tử, gừng tươi rửa sạch thái lát.
- Tất cả vật liệu cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đậy nắp, tiềm cách thủy 2
- 3 giờ, nêm muối gia vị.
Cách dùng: ngày 1 lần, dùng làm món ăn phụ.
Công hiệu: bổ thận ích tinh, giảm mỡ, dưỡng da, sáng mắt. Thích hợp dùng cho người thận hư tinh tổn, triệu chứng biểu hiện lưng gối lạnh đau, nhìn mờ hoa mắt, lưng eo sức yếu, tinh thần không tập trung, da niêm không bóng hay liệt dương, ù tai, tiểu đêm nhiều…
Món ăn thiên tính bổ dương, người âm hư hỏa vượng. Người bệnh cảm phát sốt không nên dùng.
Canh gà đương quy bát bửu
Vật liệu: đảng sâm 8g, đương quy 8g, phục linh 6g, bạch truật (sao) 6g, chích thảo 6g, thục địa 8g, bạch thược 6g, xuyên khung 6g, thịt gà 0,5kg, thịt heo 100g, xương heo 150g, gừng tươi, hành, muối mỗi thứ một ít.
Cách làm:
- Tất cả thảo dược rửa sơ bọc trong túi vải.
- Thịt heo, thịt gà riêng biệt rửa sạch, cho vào trong nước sôi nấu sơ, vớt ra dội nước; xương heo rửa sạch chặt nhỏ; gừng tươi rửa sạch đập dập; hành rửa sạch thái đoạn.
- Tất cả vật liệu cùng túi thuốc cho vào trong nồi, thêm nước vừa đủ, nấu sôi bằng lửa mạnh, vớt váng, thêm vào gừng tươi, hành, dùng lửa nhỏ tiềm 2 giờ, đến khi thịt nhừ.
Cách dùng: dùng canh ăn thịt, ngày 1 lần, tuần 2 lần.
Công hiệu: điều bổ khí huyết, dưỡng da giữ sắc, dưỡng tóc làm đẹp. Thích hợp dùng khi khí huyết cùng suy, sắc mặt vàng bủn, chán ăn, tứ chi yếu sức, lông tóc thưa thớt, khô hay bạc sớm… Người đang cảm mạo phát sốt và âm hư hỏa vượng thì không nên dùng.
Cháo gà nhân sâm
Vật liệu: gà 1 con (khoảng 1kg), nhân sâm 15g (râu sâm cũng được), củ mài 50g, gạo 150g.
Gà nấu nhân sâm.
Cách làm:
- Nhân sâm rửa sơ, thái lát (râu sâm dùng kéo cắt nhuyễn), củ mài, gạo vo sạch.
- Gà bỏ móng, nội tạng, giữ lại gan, thái lát. Cho gà vào trong nồi nước, nấu sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu 1 giờ, vớt gà ra, xé phay.
- Nhân sâm, gạo, củ mài cho vào nước canh gà, sau khi nấu sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh cháo, gần chín cho vào gan gà, thịt xé phay, sôi vài dạo, nêm gia vị thì hoàn tất.
Cách dùng: dùng ăn điểm tâm sáng.
Công hiệu: bổ khí dưỡng huyết, kiện thân dưỡng da, dưỡng nhan làm đẹp. Thích hợp dùng khi khí huyết hư suy, thân thể gầy ốm, sắc mặt tiều tụy, tinh thần uể oải, sắc mặt không bóng hay suy nhược sau bệnh, người cao tuổi khí huyết suy kém, hay lao lực hư tổn, lông tóc rơi rụng, bạc sớm… Người bệnh cảm phát sốt, tỳ thấp tiết tả, thực tích đầy trướng không nên dùng.
Cháo ích khí dưỡng huyết
Vật liệu: gạo 100g, canh gà vừa đủ, đương quy 10g, xuyên khung 5g, hoàng kỳ 10g, hồng hoa 5g, muối một ít.
Cách làm:
- Các thảo dược rửa sạch, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ nấu đặc, lấy nước bỏ bã. Gạo vo sạch.
- Gạo, canh gà, nước thuốc cùng cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, nấu sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh cháo, cháo nhừ, nêm ít muối thì hoàn tất.
Cách dùng: dùng ăn điểm tâm sáng.
Công hiệu: ích khí bổ huyết, khu phong hành khí, hoạt huyết tẩy nám, dưỡng nhan làm đẹp. Thích hợp dùng cho phụ nữ khí huyết cùng hư gây ra nám mặt, viêm quầng, sắc mặt sạm, lông tóc khô ráp… Thường ăn cháo này giúp sắc da hồng hào, tươi tắn. Người âm hư hỏa vượng, lưỡi đỏ miệng khô, phụ nữ kinh nguyệt ra nhiều hay đang mang thai… đều không nên dùng.
Lương y BÀNG CẨM


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ ốc

Thường ngày chúng ta sử dụng ốc làm thực phẩm để chế biến các món rất ngon. Bên cạnh đó ốc còn được sử dụng làm thuốc. Ốc nước ngọt còn gọi là ốc đồng, ốc vàng, danh oa. Theo quan niệm y học cổ truyền thịt ốc tính hàn, vị ngọt, thành phần chủ yếu là chất đạm, mỡ, cacbua hydrrat, canxi, photpho, sắt, các sinh tố B2, PP, A... Đông y dùng ốc luộc để chữa vàng da, phù thũng, bệnh gan, trĩ, ... Có thể chế biến ốc thành nhiều món ăn rất tốt cho sức khoẻ.
Sau đây là một số món ăn bổ dưỡng từ ốc:
- Ốc hấp lá gừng: Thịt ốc băm kỹ, trộn với giò sống, cuốn một vòng lá gừng non, nhồi vào vỏ ốc, hấp cách thuỷ. Sự kết hợp giữa tính hàn của ốc và tính nóng của gừng giúp duy trì sự cân bằng cho cơ thể, bồi bổ thêm nhiều chất dinh dưỡng, làm tăng cường sức khỏe bền lâu.
- Canh ốc bươu lá vang: ốc bươu 500g, lá vang 100g. Cho vào nồi nấu cùng ớt hiểm, khế chua. Nêm gia vị vừa ăn. Món ốc này là phương thuốc giúp phục hồi sức khoẻ nhanh chóng, khí huyết thông suốt.
Ốc hấp lá gừng
- Ốc nấu giả ba ba: Nấu như món ốc bung cùng thịt ba chỉ, chuối xanh, đậu phụ nướng, thêm tía tô... Có tác dụng làm ấm người, dưỡng huyết, bổ âm, ích vị, thông khí, chữa suy nhược cơ thể.
- Ốc bươu củ chuối: ốc bươu 1kg, thịt lợn ba chỉ 300g, mẻ chua 100g. Đậu rán 300g, củ chuối hột (chuối chát) non 300g, nghệ (giã, vắt nước), khế, bạc hà, hành, tỏi, gia vị lượng vừa đủ. Ngâm ốc cho ra hết nhớt, rửa sạch, khều lấy đầu, bỏ ruột. Thịt heo thái mỏng, ướp ốc và thịt với mẻ chua, nước nghệ. Bạc hà tước vỏ, thái lát, bóp muối. Củ chuối thái mỏng, ngâm nước cho hết nhựa. Phi thơm hành, tỏi cùng dầu ăn, đổ thịt ốc đã ướp vào xào săn. Cho bạc hà, thịt ba chỉ và ít nước dùng và nấu cho chín mềm. Sau cùng cho đậu rán vào trộn đều, nêm nếm vừa ăn. Món này ăn có tác dụng giải độc, hỗ trợ trị đái tháo đường (làm giảm cảm giác khát nước, đói bụng), trừ thấp nhiệt,...
- Ốc bươu áp lửa: Ốc nấu chín trong nước; cây sả đập dập hòa gia vị, đổ nước hỗn hợp gia vị vào miệng ốc, nướng cạn trên bếp than hồng, giúp cho vị ốc dai giòn, thơm đậm, bổ dưỡng .
- Ốc xào rượu: Có thể xào ốc với khế, rượu, chấm với xì dầu trộn lẫn gừng băm nhỏ và mì chính. Nước ốc có lẫn rượu có thể trút ra cốc để uống cùng món nhắm. Món ốc này có tác dụng ích thận, tráng dương, thanh nhiệt, lợi tiểu.
- Giò ốc: Ốc luộc chín, khêu phần miệng, xào với tiêu, gừng, mì chính, mộc nhĩ, nấm hương và thịt thủ lợn, để nguội rồi gói trong khuôn sắt lót lá chuối. Giò ốc nén càng chặt càng ngon. Sau khi luộc giò, bỏ khuôn sắt, lại bó thanh giò bằng 8 thanh tre cật cho thật chặt.
Người xưa dùng giò ốc để trị chứng hoàng đản, thần kinh suy nhược, khí huyết không đủ, phù thũng, lao hạch...
Lưu ý:
Những người tỳ vị hư hàn (dạ dày bị đau, viêm loét), rối loạn tiêu hoá kéo dài, người có vết loét trên da thịt chưa lành... nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc. Ốc là vật chủ trung gian của nhiều loài giun sán gây bệnh cho người nên chỉ ăn ốc khi đã nấu chín hẳn. Tuyệt đối không dùng tái hay vắt chanh ăn sống.
Bác sĩ  Nguyễn Thị Hương

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Rau tía tô, vị thuốc chữa nhiều bệnh

Tía tô còn có các tên é tía. Tên Hán tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá là rau thơm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng, để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Tía tô, cây thuốc phổ biến trong vườn nhà.
Chữa cảm mạo
Xông: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ. Nhớ nước sôi mới cho lá xông vào nồi - đậy vung kín và khi xông mở vung.
Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp  giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.
Uống nước tía tô: Có 2 cách. Tía tô tươi 15 - 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Hai cách này dùng cho trẻ em người già yếu.
Ngâm chân: Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi để sôi lại, đổ ra chậu đậy bằng một cái rổ thưa, đặt 2 bàn chân lên xông. Khi nước nguội cho 2 chân vào ngâm rửa...
Bài thuốc
Hương tô tán: Chữa cảm mạo phong hàn, sốt, gai rét, đau đầu, tức ngực. Lá tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Gừng 2 lát, sắc nước uống. Có thể kết hợp "nồi xông".
Có thai bị cảm mạo: Tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm lá cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống ấm. Tiếp đó cho ăn cháo nóng, có đập vào bát 1 quả trứng gà tươi (có trứng gà đen càng tốt).
Cảm mạo: Lá tía tô 1 nắm, vỏ quýt khô lâu năm 1 cái, gừng 3 lát. Đun nước sôi rồi cho 3 thứ vào, đun lại cho sôi, uống nóng. Nếu khó uống cho ít đường phèn. Bài này thích hợp khi bệnh nhân có nôn mửa, đau bụng.
Chữa ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khó thở
Cho người già yếu: Tía tô bổ hư, giáng khí dùng cho trường hợp khó thở ở trẻ em, người già, người có thai vừa hiệu quả, vừa an toàn.
Do ngoại cảm phong hàn: Có viêm đường hô hấp dùng bài Tam tử dưỡng thân thang. Tô tử (hạt tía tô) 6-12g, la bạc tử (hạt cải củ) 8-12g, bạch giới tử 6-8g (hạt cải bẹ trắng).
Thương hàn ho suyễn: 1 nắm lá tía tô nấu nước uống dần (Thiên kim phương).
Người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi: Hạt tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói. "Rất hay" (Nam dược thần hiệu).
Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái - Hạt tía tô 20g tán thành bột, hoà với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi. Hoặc lấy bột này hoà vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hoà vào nước cơm cho trẻ uống.
Ho tuổi già (lão khái) ho nhiều đờm đặc, khó thở (viêm phế quản mạn tính). Nếu không phải do phong hàn và bệnh khác thì dùng thang "Tam tử phụng mẫu" gồm có tô tử, lai phục tử, xuyên bối mẫu mỗi vị 8gam và bạch giới tử 2g. Sắc uống nóng.
Ho suyễn do phế hư hoặc đàm trắng đục dính, nặng ngực: Dùng phương "Tử tô tử tửu" (Y tiện) hạt tía tô 90g, rượu 1 lít. Hạt tía tô sao thơm tán bột ngâm rượu gạo ngon trong 10 hôm chắt lấy nước trong bỏ bã. Uống mỗi lần 15-30ml. Ngày 3 lần sáng trưa tối (Nếu ho đàm vàng, cổ khô, miệng khát, môi đỏ không dùng).
Cháo tía tô.
Chữa ngộ độc, mẩn ngứa
Ngộ độc thức ăn: Đau bụng đi ngoài, nôn mửa do ăn các loại thức ăn như cua cá.
Lá tía tô đủ dùng giã lấy nước cốt để uống: Nếu có ngứa nổi mẩn (dị ứng) thì lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xoa xát.
Tử tô giải độc thang: Lá tía tô 10g, gừng tươi 8g, sinh cam thảo 2g. Nước 600ml sắc còn 200ml chia 2-3 lần trong ngày - uống nóng.
Táo bón người già suy nhược: Hạt tía tô, hạt me lượng bằng nhau giã nhuyễn cho nước lắng lấy nước nấu chín.
Hạt tía tô, hạt vừng  đều 10g, giã nhuyễn cho nước lấy nước nấu cháo, bài này được dùng cả khi táo bón do ung thư ruột.
Da mẩn ngứa, mụn cóc: Dùng lá tía tô xoa xát trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn cho vào túi vải mà xoa xát.
Ngoài ra, tía tô còn dùng để chữa một số bệnh sau:
Viêm họng, răng, miệng: Dùng lá tía tô sắc nước súc miệng, ngậm và uống.
Nấc liên tục và tiếng to: Dùng hạt tía tô khoảng 30g - 40g sao vàng sắc nước uống liên tục. Hoặc lấy hạt tía tô đã sao, tán nhỏ nước rồi để lắng lấy phần nước trong (bỏ bã) để nấu cháo ăn thường xuyên.
Hóa đàm giáng khí, chữa nấc liên tục: Dùng cháo tô tử: tô tử hạt 20g xay nhuyễn như hồ cho nước vào rồi ép lấy nước để nấu cháo gạo tẻ 100g. Cháo được quấy với đường phèn để ăn. Không dùng cho người có tiêu chảy.
Tiểu tiện không thông thoát (mãn tính): Uống nước cốt lá tía tô tươi hoặc sắc nước lá tía tô khô. Sao nóng lá tía tô tươi hoặc khô với muối hạt xoa đắp vùng bụng dưới (vùng bàng quang). Hoặc nấu nước lá tía tô đổ vào chậu úp rổ ngồi lên xông.
Thổ huyết: Dùng lá tía tô nấu kỹ lọc lấy nước cốt cô thành cao. Đậu đỏ sao chín, tán nhỏ, luyện với cao ích mẫu thành viên nhỏ. Mỗi lần uống 30-50g với ít rượu.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317