Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Công dụng chữa bệnh của chanh muối bạn chưa biết

Chanh muối là một thức uống giải khát tuyệt vời mà ai cũng biết, bên cạnh đó nó còn có công dụng chữa bệnh vô cùng hữu hiệu mà ai cũng cần biết.

Chanh muối được làm từ những quả chanh tươi, đem xử lí qua nhiều công đoạn sau đó ngâm muối và phơi nắng chanh sẽ chín và cho ra những quả chanh muối ngon.
sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, chanh muối, gia đình, làm mẹ, nuôi con
Công dụng chữa bách bệnh của chanh muối bạn chưa biết.
Từ lâu, các ông bà xưa đã biết đến các tác dụng của chanh muối đối vớisức khỏe cũng như dùng chữa nhiều chứng bệnh thường gặp trong gia đình. Quả vậy, chanh muối có rất nhiều công dụng hay, mời bạn cùng khám phá các công dụng tuyệt vời của chanh muối.
Chữa đầy hơi, ăn không tiêu Nếu có cảm giác đầy bụng, ăn không tiêu, bạn hãy ngậm một miếng chanh muối hoặc có thể dầm với nước nóng rồi uống. Chanh muối có tác dụng tăng cường chuyển hóa thức ăn, giảm chướng bụng, trị đầy hơi, khó tiêu vô cùng hiệu quả.
Trị đau họng Pha hỗn hợp nước chanh muối dùng để súc miệng ba lần mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm cảm giác đau rát do viêm họng.
Trị cảm, ho hiệu quả Vỏ chanh muối có nhiều tinh dầu, giúp làm thông cổ họng, vị mặn của chanh muối có thể sát trùng làm giảm ngứa cổ ngay tức khắc.
Cải thiện hệ tiêu hóa Những người mắc bệnh đường ruột mãn tính sử dụng chanh muối thường xuyên giúp dễ tiêu hóa, cải thiện đường ruột.
Tiêu đờm Ngậm chanh muối hoặc dầm với nước nóng uống giúp đờm tan rất nhanh. Trước khi đi ngủ ngậm một lát chanh muối, nuốt từ từ đến hết rồi ngủ, qua một đêm bạn sẽ thấy được tác dụng thần kỳ của nó.
Giảm cân, giữ dáng Chanh muối giúp đốt cháy mỡ, tiêu hủy đi lượng mỡ thừa trên cơ thể khá nhanh. So với các phương pháp thông thường chỉ có thể giảm cân tại một số vùng nhất định trên cơ thể thì nước chanh muối ấm giảm mỡ thừa trên toàn cơ thể (mặt, nọng cằm, cổ, tay, chân, bụng, mông…) của bạn rất hiệu quả. Chính vì vậy, nếu muốn có một vóc dáng thon gọn, săn chắc, hãy chăm chỉ uống nước chanh muối ấm hàng ngày.
Bên cạnh những công dụng trên, theo Đông Y, chanh muối còn có thể khử âm trong máu, trị cảm, thương hàn...
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Thực phẩm giúp điều kinh

Bạn bị “nóng”, căng thẳng, hay chuẩn bị bước vào thời kỳ tiền mãn kinh… dẫn đến kinh nguyệt chậm, hoặc không ổn định? Một số loại thực phẩm có thể giúp hạn chế tình trạng này.


Ngò tây: Ngò tây nấu nước dùng. Uống trà ngò tây hai lần mỗi ngày gây co thắt tử cung, giúp bạn dễ có kinh.
Gừng: Trà gừng cũng có tác dụng tương tự, nhưng lại có tác dụng phụ, khiến dạ dày tiết vị chua. Nếu kỳ kinh quá trễ, bạn có thể kết hợp trà gừng và ngò tây.
Cần tây: Ăn cần tây hoặc uống trà cần tây kích thích máu lưu thông đến tử cung, giúp thúc đẩy kinh nguyệt.
Đu đủ: Ăn một miếng nhỏ đu đủ mỗi ngày trong tuần giúp điều kinh. Xoài và thơm cũng có tác dụng tương tự.
Cá hồi: Cá hồi có những tính năng giúp cân bằng nội tiết tố và cải thiện chu kỳ.
Hạnh nhân: Hạnh nhân cũng giúp cân bằng nội tiết tố.
Nho: Uống một ly nước nho ép mỗi buổi sáng giúp điều kinh và ngừa bị trễ kinh. Bạn không nên cho đường vào nước ép vì không có lợi cho sức khỏe.
Yaourt: Yaourt cũng giúp điều kinh rất hiệu quả. Mặt khác, ăn thường xuyên mỗi ngày còn giúp giảm cân và có làn da đẹp.
Sữa đậu nành: Sữa đậu nành chứa phytoestrogens giúp điều kinh. Tuy nhiên, sữa đậu nành cũng có những chống chỉ định cho một số trường hợp về bệnh u nang, vì thế bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trứng: Trứng giàu protein giúp cơ thể bạn đối phó với những vấn đề trong kinh kỳ.
Tuy nhiên, cần lưu ý những thực phẩm giúp điều kinh thường có nguy cơ gây sẩy thai.

Theo Trương Lan -  Phụ Nữ Online

4 món ăn từ ngải cứu trị bách bệnh

Ngải cứu mang tới cho bạn những món ăn ngon, không chỉ vậy từ những thức ăn này còn có công hiệu vô cùng quan trọng trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Cây ngải cứu còn có tên trong dân gian là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae.
Đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa các bệnh như đau lưng, cầm máu, điều hòa khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn, lưu thông máu lên não...
Ngải cứu vừa là cây thuốc, vừa là cây rau có thể ăn hàng ngày. Với loại rau này, bạn có khi hái về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu.
sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, ngải cứu, làm mẹ, món ăn, thực phẩm
4 món ăn từ ngải cứu trị bách bệnh.
Trứng gà ngải cứu Trứng gà ngải cứu giúp lưu thông máu lên não, trị bệnh đau đầu. Đây làmón ăn quen thuộc bổ dưỡng của nhiều gia đình.

Trứng gà tráng ngải cứu giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.
Canh ngải cứu nấu thịt nạc Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.
Gà tần ngải cứu Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
Cháo ngải cứu Cháo ngải cứu có thể chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp. Cách nấu: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Ngừa 7 loại ung thư nhờ món ăn từ súp lơ

Súp lơ xanh được mệnh danh là một trong những “siêu thực phẩm” mang lại lợi ích sức khỏe, góp phần ngăn ngừa nhiều loại ung thư nguy hiểm.



Theo Hải Yến - Kiến thức

Bất ngờ trước công dụng chữa bệnh của đậu cô ve

Có thể giảm cholesterol xấu để loại trừ nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch bằng cách ăn các loại đậu cô ve.

Đậu cô ve là cây hằng niên, thân thảo, rễ chính mọc sâu nên cây có khả năng chịu hạn tốt, rễ phụ có nhiều nốt sần chủ yếu tập trung ở độ sâu khoảng 20 cm.
Thân có 2 dạng: thân sinh trưởng hữu hạn và vô hạn. Lá kép có 3 lá phụ với cuốn dài, mặt lá rất ít lông tơ. Chùm hoa mọc ở nách lá. Trái đậu ăn tươi thu hoạch từ 10 - 13 ngày sau khi hoa nở.
sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, đậu cô ve, món ngon, làm mẹ, nấu ăn, thực phẩm
Đậu cô ve không chỉ cho những món ăn ngon mà còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Đậu cô ve không chỉ có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như là protein, canxi, sắt, mà còn có nhiều kali, magie, ít natri. Do đó rất thích hợp với những người cần phải ăn uống ít natri như bị tim, thận, cao huyết áp. Khi ăn cần chú ý nấu chín, nếu không dễ bị ngộ độc.
Kiểm soát lượng đường Đậu cô ve cung cấp một lượng protein tự nhiên rất lớn. Khi chế biến món ăn đúng cách, lượng protein này không bị mất đi sẽ giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Loại đậu này đặc biệt có ích cho bệnh nhân tiểu đường và người mắc bệnh đường huyết.
Giảm cân Do chứa ít calo, đậu cô ve là người bạn tốt nhất đối với cô nàng không muốn tăng cân. Đậu tươi chứa rất ít calo, không chứa chất béo bão hòa mà rất giàu vitamin, khoáng chất và vi chất dinh dưỡng thực vật.
Hệ tim mạch khỏe mạnh và nâng cao hệ miễn dịch Có thể giảm cholesterol xấu để loại trừ nguy cơ mắc các bệnh vềtim mạch bằng cách ăn các loại đậu cô ve.
Hàm lượng cao các vitamin C, B6 và B1 trong đậu cô ve giúp tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do có hại cho AND.
Giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả Đậu cô ve là một nguồn dồi dào sắt, kali, canxi, mangan và magie, rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Công dụng bất ngờ của đường phên

Đường phên thường được dùng làm đường dưỡng sinh bồi bổ sức khỏe, vào mùa đông nấu nước đường phên uống vừa thơm ngon lại bổ dưỡng.

Theo Tuyết Mai - Kiến thức

Kinh giới - thần dược mùa đông cho mọi nhà

Kinh giới là loại rau gia vị không thể thiếu trong món rau sống, đặc biệt khi ăn cá, lẩu cá… Trong Đông y, kinh giới là vị thuốc chữa phong, dị ứng, đặc biệt những trường hợp ngứa, lở, mề đay phát ban, zona thì nó là vị thuốc quan trọng. Kinh giới được dùng riêng rẽ hoặc dùng chung với những vị khác tùy trường hợp.
sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, gia đình, làm cha mẹ, bài thuốc dân gian, kinh giới
Kinh giới - thần dược mùa đông cho mọi nhà.
Mùa thu, người ta cắt cả cây đem thái ngắn phơi thật khô rồi bảo quản để dùng lâu dài. Hoa kinh giới có thể riêng. Khi dùng có thể sao vàng hoặc sao đen. Hoa kinh giới sao đen sẽ có tác dụng chỉ huyết, thường được dùng để điều trị một số bệnh của phụ nữ.
Để điều trị phong tê thấp, kinh giới được kết hợp với nam tục đoạn, rễ có xước. Để điều trị cảm hàn: kinh giới kết hợp với quế, kiệu. Điều trị mề đay thì kinh giới kết hợp với kim ngân, sài đất, liên kiều. Nếu dùng ngoài người ta dùng kinh giới nấu nước để làm nước tắm chữa những bệnh ngoài da như: ngứa lở, eczema, chàm, zona, rôm sẩy…
Ở nhiều vùng quê, chị em còn dùng kinh giới, cỏ mần trầu, cây cứt lợn, lá sả, lá chanh nấu nước để làm nước gội đầu. Vừa sạch gàu, mượt tóc và có hương thơm.
Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can. Có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt (sốt nóng) đau đầu, đau họng, chảy máu cam (nục huyết), đại tiện ra máu. Liều dùng: 6 - 12g dưới dạng nấu, hãm, sắc.
Trị cảm Hoa kinh giới, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương. Các vị thuốc bằng nhau, dùng nước sắc nhiều lần, hợp các nước sắc lại, cô đặc thành cao viên bằng hạt ngô. Khi bị cảm cúm uống chừng 7 - 8 viên này. Dùng nước lá tre mà uống thuốc. Trẻ con chỉ dùng 2 - 4 viên.
Trị cúm Kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, tía tô, cát căn, mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền, mỗi vị 5g; phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 6g.
Trị cảm cúm, sốt, đau nhức toàn thân Toàn kinh giới 12g, lá tía tô 8g, cam thảo đất 8g, sài hồ nam hoặc cúc tần 8g, kim ngân 6g, mạn kinh 4g, gừng 3 lát. Sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Kết hợp dùng lá kinh giới tươi 50g, giã nát với gừng sống 10g, gói vào vải sạch, đánh dọc sống lưng. Thực hiện đúng, cơ thể sẽ toát mồ hôi, hạ sốt và giảm đau ngay.
Trị viêm mũi dị ứng Kinh giới 16g, thương nhĩ tử (sao) 16g, xương bồ 16g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, cát cánh 12g, tía tô 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa ho, mất tiếng Kinh giới, tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi thứ 12g; tử tô, bán hạ chế, mỗi thứ 8g; trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa cảm hàn ở trẻ em Kinh giới, tía tô, hoắc hung, ngải cứu, mã đề, gừng, mỗi thứ 3 - 4g, sắc nước uống trong ngày.
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Canh trám xanh trị ho hiệu quả


Theo Tuyết Mai - Kiến thức

Công dụng chữa bệnh của lòng trắng trứng

Lợi ích từ lòng trắng trứng đối với phụ nữ là nó có chứa một lượng canxi lớn. Phụ nữ cần nhiều canxi để giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa bệnh xương khớp


sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, lòng trắng trứng, làm mẹ, ung thư, món ăn, gia đình
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của lòng trắng trứng.
Giàu protein Một lòng trắng trứng có chứa 16 calo, 4gr protein, và ít hơn 1gr carbohydrate và chất béo, trong khi một quả trứng có chứa 78 calo, 6gr protein, 5,3gr chất béo, và ít hơn 1gr carbohydrate. Phần lớn các chất béo và calo được chứa trong lòng đỏ, do đó nếu muốn và xây dựng cơ bắp thì chỉ ăn lòng trắng trứng sẽ tốt hơn ăn cả quả trứng.
Chứa nhiều canxi tốt cho phụ nữ Lợi ích từ lòng trắng trứng đối với phụ nữ là nó có chứa một lượng canxi lớn. Phụ nữ cần nhiều canxi để giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa bệnh xương khớp.
Trị mụn Lấy hạnh nhân bóc vỏ rồi giã nhuyễn, trộn đều với lòng trắng trứng. Buổi tối trước khi ngủ hãy dùng nước hoa hồng lau sạch da mặt rồi thoa đều lên mặt, sáng hôm sau dậy rửa sạch bằng nước ấm và lau khô lại với nước hoa hồng. Đây là cách trị mụn bọc bằng trứng gà hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng.
Ngăn ngừa ung thư Lòng trắng chứa chứa lượng protein ngang với lòng đỏ và hoàn toàn không chứa chất béo hay cholesterol. Ăn lòng trắng trứng giúp bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng tốt sức khỏe, nhiều canxi tốt cho xương, tốt cho sức khỏe sinh sản của nam giới, ngừa ung thư,...
Selenium có trong albumin ở lòng trắng trứng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh ung thư. Nó đặc biệt hiệu quả trong việc chống lại ung thư tuyến tiền liệt, một căn bệnh ảnh hưởng đến nam giới.
Giúp ngủ ngon Trong trứng có chứa một lượng choline đáng kể. Nghiên cứu cho thấy choline giúp điều hòa giấc ngủ, rất tốt cho người mắc bệnh mất ngủ.
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của rau rút

Theo Đông y, rau rút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, có tác dụng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong.

Rau rút thường mọc dưới nước ở mương rãnh, ao hồ. Toàn cây dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hay khô. Ngoài được trồng làm rau ăn, còn sử dụng rau rút làm thuốc.
Theo Đông y rau rút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, dùng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn…
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của rau rút bạn có biết
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của rau rút bạn có biết.
Theo Đông y, rau rút hay còn gọi là rau nhút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, có tác dụng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn… làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt, chữa mất ngủ, hỗ trợ điều trị bướu cổ.
Rau rút có mùi thơm đặc biệt như mùi nấm hương, thân ăn giòn… Rau rút có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như xà lách, mồng tơi, rau muống. Rau nhút có thể nấu canh với cua, khoai sọ hoặc với tôm, thịt lợn nạc, thịt gà… Những món ăn này có tác dụng ngon miệng, mát, bổ, làm cho dễ ngủ.
Hỗ trợ điều trị bướu cổ Rau rút 300g, cá rô 200g, gia vị vừa đủ. Cá làm sạch chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương cá giã nhỏ vắt lọc lấy nước thêm nước cho đủ khoảng 500 ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (làm sạch thái đoạn ngắn) và cá nạc vào nước đang sôi, quấy đều, chờ sôi lại, nhắc ra ăn nóng với cơm.
Ngày một lần, dùng liền 5 ngày. Hoặc rau rút 30g, cải trời 20g, mạch môn 15g, sinh địa 15g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8g. Đổ 800ml nước sắc còn 250ml nước. Chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
Chữa chảy máu cam, mụn nhọt do trong người nóng Lấy rau rút 300g, đổ 800ml nước sắc uống thay trà hằng ngày. Đồng thời kết hợp ăn các món nấu từ rau rút, không ăn các chất cay nóng, kích thích.
Chữa chứng mất ngủ Rau rút 300g, khoai sọ 25g, lá sen 10g tất cả rửa sạch đem ninh nhừ với nước, cho gia vị vừa đủ, ăn cả bã lẫn nước. Tuần ăn 3 - 5 lần, nên ăn khi còn ấm, tốt nhất ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Khoai sọ chữa mất ngủ, suy nhược cơ thể

Ăn thường xuyên khoai sọ rất tốt cho não và cải thiện chứng suy nhược trí nhớ, thích hợp với người bệnh suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, người mới ốm dậy.


Khoai sọ là loại thực phẩm rất thông dụng, rẻ tiền. Là món ăn ngon, quen thuộc khi nấu canh hay luộc. Tuy nhiên ít người biết rằng tất cả các bộ phận của nó đều là những vị thuốc, có thể sử dụng để chữa trị nhiều chứng bệnh thường gặp hằng ngày.
Bồi bổ cơ thể
Khoai sọ 300g, đậu ngự 100g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, ngâm với nước muối cho sạch nhớt. Đậu ngự rửa sạch, ngâm nước cho mềm, luộc qua.
Làm nóng chảo dầu, cho khoai sọ vào xào qua rồi cho nước vào nấu khoảng 10 phút. Cho tiếp đậu ngự vào hầm. Khi đậu và khoai nhừ, thêm gia vị, ăn nóng.
Ăn thường xuyên món này rất tốt cho não và cải thiện chứng suy nhược trí nhớ, thích hợp với người bệnh suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, người mới ốm dậy.
Chữa mất ngủ
Canh cua khoai sọ rau rút dùng món ăn này rất tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ: Cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng rửa sạch, bỏ yếm và mai, giữ lại gạch cua, giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn.
Khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn: Rau rút nhặt lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được.
khoai so 3
Chống suy nhược cơ thể
Chè khoai sọ táo tàu dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi ốm dậy rất tốt.
Khoai sọ 250g (gọt vỏ thái thành miếng nhỏ), táo tàu 50g, đường đỏ 50g, nấu nhỏ lửa thành món chè, chia 3 - 4 lần ăn trong ngày.
Trị nhức xương khớp
Xương lợn hầm khoai sọ dùng cho các trường hợp nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân rất hiệu quả.
Khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước, gia vị.
Đun nhỏ lửa trong 2 giờ, ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu phong trừ thấp.
khoai so 1
Chữa bệnh ngoài da
Củ khoai thái nhỏ, nấu sôi, lấy nước tắm rửa chữa mẩn ngứa hoặc luộc chín, nghiền nát rồi trộn với ít giấm, đắp chữa mụn nhọt, đầu đinh.
Trẻ em bị chốc đầu dùng củ khoai sọ giã nát, đắp cũng rất tốt. Khi bị rắn cắn, ong đốt, lấy lá khoai sọ để tươi, giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp.
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Công dụng chữa bệnh của thịt ngỗng

Thịt ngỗng là món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Không chỉ thế, thịt ngỗng còn là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Hãy khám phá công dụng chữa bệnh của thịt ngỗng trong bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của thịt ngỗng
Thịt ngỗng là món ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng. Theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam của Viện Vệ sinh dịch tễ, Bộ Y tế, trong 100g thịt ngỗng loại 1 có 46,1g nước, 14g protid, 39,2g lipid, 13mg canxi, 210mg photpho, 1,8mg sắt, 0,27mg vitamin A, 0,20mg vitamin B1, 0,19mg vitamin B2, 5,7mg vitamin P… cung cấp được 422 Kcal.
Công dụng chữa bệnh của thịt ngỗng.
Công dụng chữa bệnh của thịt ngỗng.
Công dụng chữa bệnh của thịt ngỗng Theo Y học cổ truyền, thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, dưỡng âm ích khí, ngừng tiêu khát,… Dùng thích hợp cho các trường hợp gầy yếu, mỏi mệt, suy nhược cơ thể,…
Mật ngỗng thanh nhiệt giải độc; máu ngỗng trị trúng tên độc; trứng ngỗng bổ trung ích khí; lông và màng da chữa bệnh ngoài da, vỏ trứng trị mụn nhọt…
Trường hợp bị đau bụng, chậm tiêu, đầy hơi: Dùng thịt ngỗng 300g hầm nhừ lấy nước, lấy nước hầm đó cho gạo vào nấu cháo ăn ngày 1 lần. Dùng 3 - 5 ngày.
Cơ thể suy nhược, mất ngủ: thịt ngỗng 300g, táo nhân 5g, cho vào nồi hầm nhừ, khi ăn thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. Dùng 5 - 7 ngày.
Chữa tiêu khát: Ninh thịt ngỗng thật nhừ rồi uống nước. Trường hợp bị bụng đau, đầy hơi thì dùng thịt ngỗng hầm thành canh, lấy nước hầm đó cho gạo vào nấu cháo ăn có tác dụng tốt.
Ngỗng hầm bổ khí: ngỗng 1 con, hoàng kỳ 30g, đảng sâm 30g, sơn dược 30g. Ngỗng làm sạch bỏ ruột; cùng nấu dược liệu, thêm gia vị cho phù hợp. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn kém, mệt mỏi.
Ngỗng hầm song bổ thang: thịt ngỗng 1 con, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Cho vào nồi, thêm nước và gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa hầm nhừ. Bổ khí, bổ âm, dùng trong trường hợp miệng họng khô, khát nước, mệt mỏi, thở gấp, ho suyễn, ăn kém, đái tháo đường…
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Món ngon bổ dưỡng từ cá rô

Trong những ngày đông tiết trời se lạnh, nếu được thưởng thức món canh cá rô nấu với rau cải, có thêm ít gừng thì quả là thích thú.



Ảnh minh họa.

Con cá rô còn gọi là quyết ngư, tên khoa học Siniperca chualsi (Basilewsky). Thịt cá có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tý vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu. Dưới đây là một số món ăn từ cá rô.

Canh cá rô nấu với rau cải: Cải bẹ xanh và gừng có tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, tiêu thực, làm ra mồ hôi, giải độc. Món ăn này rất tốt cho những người khí huyết suy, cơ thể gầy yếu, ăn uống không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa, ho đàm. Tuy nhiên, những người đang bị sốt, ra nhiều mồ hôi thì không nên dùng.
Cá rô kho tộ với thịt ba chỉ: Có tác dụng bổ dưỡng khí huyết, mạnh gân cốt, ích tỳ vị, nhuận trường, an thần. Rất tốt cho người suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mất ngủ, suy nhược thần kinh, gân cốt yếu mỏi. Cách thực hiện như sau: Cá rô 500g, thịt ba chỉ 200g, nước dừa lấy từ 1 quả dừa, tỏi, nước hàng, hạt nêm, nước mắm.
Cá rô thuôn hành răm (cá rô nấu với hành củ và rau răm); canh cá rô nấu miến (cá rô nấu với miến, nấm hương, hành củ, rau răm): Đây là những món rất ngon lại bổ dưỡng khí huyết, lợi ích cho tỳ vị.
Canh cá rô rau nhút: Là món ăn của người Nam Bộ có mùi thơm ngon đặc trưng, có tác dụng bổ dưỡng, ích tỳ vị, trợ tiêu hóa, nhuận trường, an thần. Rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược thần kinh, táo bón.

Cá rô 500g, chọn con béo, to, làm sạch. Đem luộc chín cá, vớt ra gỡ lấy thịt, ướp với nước mắm, muối, tiêu. Phần xương cá có thể đem giã nhỏ, lọc lấy nước nấu chung với nước luộc cá. Rau nhút 300g, bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, cắt khúc 3 - 4cm.
Đun nước sôi, cho thịt cá vào, đến khi sôi lại thì cho rau nhút vào. Canh sôi lại thì nêm thêm nước mắm, muối, bột ngọt cho vừa ăn. Múc canh ra tô, rắc ít tiêu và hành lá xắt nhỏ lên trên. Dùng ăn nóng trong bữa ăn.
Theo Lương y Hạnh Lâm - Người lao động

Hướng dẫn cách ngâm hoa Atiso đỏ cực ngon

Vào mùa hoa Atiso, nhiều người đang loay hoay không biết cách chế biến món hoa bổ dưỡng và mát lạnh này như thế nào.

 

Những bí quyết sau sẽ giúp bạn ngâm hoa Atiso cực ngon và thưởng thức được lâu nhé.

Nguyên liệu làm nước ngâm hoa Atiso:
huong-dan-cach-ngam-hoa-atiso-do-cuc-ngon
- 1kg hoa atiso tươi
- 800g đường cát trắng
- 1 lọ thủy tinh, hoặc lọ nhựa ráo nước hoàn toàn
Cách làm hoa Atiso ngâm đường:
Chọn mua những bông atiso cánh to, dài và không bị dập nát.
Hoa atiso đỏ mua về rửa sạch, để ráo nước.
Tách riêng phần cánh hoa và nhụy hoa.
huong-dan-cach-ngam-hoa-atiso-do-cuc-ngonPhần nhụy có thể đem phơi khô sau đó hãm nước uống như hãm chè có tính thanh nhiệt, rất mát. Phần cánh để riêng cho thật khô để ngâm.

huong-dan-cach-ngam-hoa-atiso-do-cuc-ngon3
Cho hoa vào lọ, cứ một lớp hoa một lớp đường cho đến hết.
Trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày đường trong lọ ngâm hoa Atiso sẽ tan ra hết (Cần lưu ý để không bị mốc thì trong thời gian này, thỉnhthoảng bạn lấy thìa to ấn nhẹ cho nước cốt ngập lên trên quả nhé)
Lúc này các bạn gắp riêng phần cánh hoa ra chảo, xào lửa nhỏ ăn rất giòn nhé!
huong-dan-cach-ngam-hoa-atiso-do-cuc-ngon4
Còn phần nước cốt Atiso sau khi ngâm đường được đun sôi để được lâu hơn.
Phần nước các bạn cho vào 1 chiếc nồi sạch rồi đun sôi, tắt bếp để nguội sau đó rót vào một chai thủy tinh hoặc nhựa thật khô, sạch (ráo nước hoàn toàn) và bảo quản bên trong ngăn mát tủ lạnh nhé (Đây là phần Siro pha nước).
Với kiểu siro hoa Atiso đỏ màu sắc vô cùng đẹp mắt này bạn có thể dùng để làm mousse, thạch hoặc pha nước uống đều rất là ngon. Khi uống, bạn pha siro Atiso đỏ với nước lọc, có thể uống ấm hoặc cho thêm đá giải khát. Riêng cánh hoa xào thì bạn có thể dùng như một món ô mai, mứt nhâm nhi rất thú vị.
huong-dan-cach-ngam-hoa-atiso-do-cuc-ngon5
Mứt - Ô mai Atiso đỏ cực ghiền luôn nhé
Một số công dụng chủ yếu của lá hoa và cây Atiso đỏ:
- Dầu ép từ hạt Atiso đỏ và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus... và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: Aspergillus, Trychophyton, Cryptococcus...
- Đài hoa Atiso đỏ có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.
- Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Atiso đỏ đem tiêm vào mèo thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin. Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa Atiso đỏ tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.
- Nước hãm đài hoa chứa nhiều Acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut...
- Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt.Có nơi dùng chế xiro. Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut. Toàn cây có thể chế rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang Bordeaux.
- Lá, đài của hoa bụp giấm (Atiso đỏ) chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi chúng còn mềm, không nhăn héo và có mầu đỏ xẫm. Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát.
- Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt; Nó cũng dùng để trị bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.
Theo Khánh Linh - Phununews.vn

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Công dụng ít biết của mật ong

Mật ong còn gọi là bách hoa cao hoặc bạch mật, thạch mật, là sản vật quý của tự nhiên, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc. Mật ong quen thuộc với con người ở khắp nơi trên thế giới với nhiều ứng dụng trong đời sống và y dược.
Mật ong chứa nhiều protid, Theo Y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt, tính bình, không độc; quy vào các kinh phế, tỳ, đại tràng; có công năng giải độc, nhuận phế, thông tiện và điều hòa các dược liệu khác, còn dùng để giải độc thuốc, trong đó có cả vị ô đầu, phụ tử.
Công dụng ít biết của mật ong
Mật ong không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc tăng cường sức đề kháng của cơ thể và phòng chống nhiều bệnh.
Mật ong có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau: ho, nhiều đờm, ho khan, rát họng do viêm họng cấp mạn tính, viêm amidal... Táo bón do tỳ vị hư nhược, ruột bị nê trệ do nhu động ruột giảm, đau thượng vị. Còn dùng mật ong trị tăng huyết áp, mất ngủ, đau dây thần kinh... Ngoài ra, mật ong còn được dùng như một phụ liệu quý để chế biến một số vị dược liệu cũng như có trong thành phần của nhiều chế phẩm Đông dược. Do có hai công năng chính là kiện tỳ và ích khí phế nên mật ong được sử dụng như một phụ liệu quý để chế biến các vị thuốc có tác dụng quy vào hai kinh tỳ và vị.
Để làm tăng tác dụng quy kinh tỳ của các vị thuốc như bạch truật, hoàng kỳ, người ta đem bạch truật hoặc hoàng kỳ thái phiến rồi tẩm mật ong theo tỷ lệ nhất định (thông thường cứ 1kg thuốc phiến khô dùng từ 2 - 2,5kg mật ong đã được pha loãng bằng một lượng nhất định nước sạch). Trộn đều mật ong với các phiến thuốc, ủ khoảng 1 giờ cho ngấm mật đều rồi sao vàng đến khi bên ngoài phiến thuốc có màu vàng đậm, sờ không dính tay, vị ngọt, đắng nhẹ, mùi đặc trưng (bạch truật) hoặc vị ngọt, mùi thơm đặc trưng của mật ong (hoàng kỳ). Như vậy, hoàng kỳ, bạch truật được dùng trong cổ phương Bổ trung ích khí thang: hoàng kỳ (chích mật ong) 200g, cam thảo 100g; đương quy, đảng sâm, bạch truật (chích mật ong), trần bì, thăng ma, sài hồ, mỗi vị 60g cùng với mật ong làm hoàn, mỗi lần uống 15g. Có tác dụng điều bổ tỳ, vị, ích khí thăng dương; dùng trị tỳ vị hư nhược, trung khí hạ hãm, vô lực, kém ăn, phân hay sống, nát; các chứng sa giáng: sa dạ dày, tử cung, trĩ, lòi dom...
Để làm tăng tác dụng quy kinh phế của các vị thuốc như ma hoàng, tang bạch bì, tỳ bà diệp... cũng tiến hành chích mật ong với các vị thuốc này. Ví dụ, ma hoàng là vị thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt, giảm ho, đờm, suyễn tức; dùng trong các chứng cảm mạo phong hàn, sốt cao, mồ hôi không ra được... Song một khi muốn sử dụng tác dụng giảm ho, bình suyễn của ma hoàng trong các trường hợp viêm phế quản mạn tính với các triệu chứng ho nhiều, đờm nhiều, khó thở, ma hoàng sẽ được chích với mật ong (theo cách đã giới thiệu ở trên). Khi chích với mật ong, sức làm ra mồ hôi của ma hoàng sẽ giảm đi và lại tăng tác dụng chỉ ho, bình suyễn

GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Thực phẩm phòng suy giảm thính lực

Khi ngoài 60 tuổi, thính lực của con người bắt đầu giảm dần, trường hợp nặng thì điếc hẳn. Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng, ngoài nguyên nhân bệnh lý ra thì suy giảm thính lực còn có liên quan đến việc ăn uống không hợp lý, nên việc chú ý đến chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng.
Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt: Khi bước vào tuổi trung niên nếu cơ thể thiếu chất sắt, năng lực chuyên chở ôxy của tế bào hồng cầu bị giảm sút, làm cho tế bào thính giác trong tai thiếu chất dinh dưỡng, qua đó dễ dẫn đến suy giảm thích lực. Chính vì vậy, để phòng suy giảm thính lực đến sớm ngay từ tuổi trung niên trở đi, nên ăn thêm các thức ăn giàu chất sắt như: mộc nhĩ đen, gan động vật, thịt nạc, rau cần, rau chân vịt…
Thực phẩm phòng suy giảm thính lực
Các loại nấm, mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng... là những thực phẩm phòng suy giảm thính lực.
Thực phẩm giàu kẽm: Theo các nhà nghiên cứu kẽm vô cùng quan trọng đối với thính lực. Hàm lượng kẽm ở ốc tai cao hơn hẳn so với bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể; nhưng khi ngoài 60 tuổi thì giảm đi rõ rệt, gây trở ngại cho hoạt động chức năng của ốc tai. Bởi vậy, khi sang tuổi trung niên cần bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như: cá, đậu nành, rau cải, cà rốt, các loại hải sản,...
Thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D có ảnh hưởng trực tiếp kỳ lạ đếnthính lực nhất là ở người già. Trong vitamin D chủ yếu có vitamin D2 và D3, phải được hòa tan trong dầu mỡ thì cơ thể người mới có thể hấp thu được. Các thực phẩm giàu vitamin D2, D3 là các loại nấm và mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ), gan gia cầm, gia súc và trứng cũng chứa vitamin D3... Do vậy, mỗi tuần ăn ít nhất 1 bữa có nấm hoặc gan để tốt cho thính lực. Ngoài ra, hàng ngày cần được tắm nắng để tổng hợp vitamin D3.
Thực phẩm hạ mỡ máu: Mỡ máu tăng lên là hiện tượng thường thấy ở người trung niên và già, phần lớn là do chế độ ăn không đúng. Nhiều người bị tăng mỡ máu cũng có nguy cơ cao bị suy giảm thính lực đến sớm hơn ở người khỏe mạnh và chỉ số mỡ máu bình thường. Đó là do mỡ máu cao gây trở ngại cho sự tuần hoàn máu trong nội nhĩ, và do lượng các chất ôxy hóa ở nội nhĩ tăng lên. Từ đó cho thấy, thay đổi các thói quen không tốt về ăn uống và ăn nhiều rau quả tươi như; giá đỗ, táo, lạc, bí đao, nấm hương, mộc nhĩ đen,…. là những loại phẩm giảm cholesterol rất tốt, vì rau xanh, các loại hạt có hàm lượng vitamin C có thể thúc đẩy cholesterol bài tiết, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch. Các chất xơ trong rau xanh có thể giúp thanh trừ các chất cặn bã trong cơ thể, còn có thể kết hợp với cholesterol trong cơ thể đồng thời chuyển hóa cholesterol đó thành axit cholic bài trừ ra ngoài cơ thể, từ đó giảm thấp mức cholesterol. Chính vì vậy, ngoài lợi ích giảm cholesterol, giảm béo phì còn có ích cho việc dự phòng chứng suy giảm thính lực.

Bác sĩ Nguyễn Hiền

Kinh giới, món ăn - bài thuốc phổ thông

Ăn bún riêu, bún ốc... mà không có kinh giới thì đúng là thiếu sót vìkinh giới có vị the, tính ấm, trung hòa đuợc ốc hay riêu có tính lạnh, khó tiêu...
Hơn nữa, kinh giới còn nhiều tác dụng trị bệnh mà ít người nghĩ đến. Ở nhiều vùng quê, chị em còn dùng kinh giới, cỏ mần trầu, cây cứt lợn, lá sả, lá chanh nấu nước để làm nước gội đầu. Vừa sạch gàu, mượt tóc và có hương thơm.
Bài thuốc dùng kinh giới
Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can. Có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt (sốt nóng) đau đầu, đau họng, chảy máu cam (nục huyết), đại tiện ra máu. Liều dùng: 6 - 12g dưới dạng nấu, hãm, sắc.
Trị cảm: hoa kinh giới, tía tô, hương nhu, ngải cứuhoắc hương. Các vị thuốc bằng nhau, dùng nước sắc nhiều lần, hợp các nước sắc lại, cô đặc thành cao viên bằng hạt ngô. Khi bị cảm cúm uống chừng 7 - 8 viên này. Dùng nước lá tre mà uống thuốc. Trẻ con chỉ dùng 2 - 4 viên.
Viên thuốc trên có thể dùng chữa lỵ (dùng nước sắc cây mơ lông mà chiêu thuốc).
Trị cúm: kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, tía tô, cát căn, mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền, mỗi vị 5g; phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 6g.
Kinh giới, món ăn - bài thuốc phổ thông
Trị ngoại cảm phong hàn, sợ lạnh đau mình, không có mồ hôi:kinh giới 12g, phòng phong 12g, tô diệp 12g. Sắc uống lúc còn ấm.
Trị sốt nóng, nhức đầu, đau cơ thể: toàn kinh giới (dùng cành lá dài không quá 40cm tính từ ngọn) 12g, sắn dây 24g, sắc uống.
Trị cảm cúm, sốt, đau nhức toàn thân: toàn kinh giới 12g, lá tía tô 8g, cam thảo đất 8g, sài hồ nam hoặc cúc tần 8g, kim ngân 6g, mạn kinh 4g, gừng 3 lát. Sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Kết hợp dùng lá kinh giới tươi 50g, giã nát với gừng sống 10g, gói vào vải sạch, đánh dọc sống lưng. Thực hiện đúng, cơ thể sẽ toát mồ hôi, hạ sốt và giảm đau ngay.
Trị thần kinh vai cổ đau do bị nhiễm lạnh: kinh giới 16g, nam tục đoạn 20g, ngải diệp 20g, thủ ô chế 16g, tế tân 6g, quế 10g, kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu: kinh giới đốt tồn tính, nghiền nhỏ. Ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8g, uống với nước.
Trị ban chẩn: kinh giới, lá dâu (tằm), mỗi vị 6g; lá bạc hà, kim ngân hoa, sài đất, mỗi vị 4g; sắc uống.
Trị sởi, phong chẩn, cảm mạo do phong nhiệt: kinh giới 8g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, thanh đại lá 20g, bản lam căn 20g, bạc hà 4g. Sắc uống.
Trị viêm mũi dị ứng: kinh giới 16g, thương nhĩ tử (sao) 16g, xương bồ 16g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, cát cánh 12g, tía tô 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị tiểu ra máu: kinh giới, sa nhân, lượng bằng nhau, sao khô tán bột. Mỗi lần uống 9g, uống với nước hồ nếp, ngày 3 lần.
Trị sản phụ bị băng huyết: hoa kinh giới (sao đen) 16g, bẹ móc (sao đen) 16g, cỏ mực (sao đen) 20g, thục địa (sao khô) 20g, gừng nướng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị băng huyết, chảy máu cam (mũi): kinh giới tuệ sao đen 15g, nước 200ml sắc còn 100ml cho uống làm 2 - 3 lần.
Phòng chống rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt: toàn kinh giới để tươi, nấu nước uống và tắm hằng ngày.
Trị lở ngứa ngoài da do huyết nhiệt: kinh giới 16g, ngân hoa 12g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị mề đay thể phong nhiệt (nổi khắp người, ngứa từng cơn, da nóng, tiểu đỏ, phân táo): kinh giới 16g, kim ngân 20g, hạ khô thảo 16g, thương nhĩ tử 12g, hoàng bá 16g, chi tử 12g, sài hồ 10g, chỉ xác 8g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thực dưỡng
Ngoài dùng dưới dạng thuốc sắc, cũng có thể dùng kinh giới dưới dạng món ăn bài thuốc khá hữu hiệu.
Cháo kinh giới: kinh giới (cả cuống lá bánh tẻ) 1 nắm, bạc hà bằng nửa kinh giới, đậu hạt (xay vỡ) 80g, gạo lứt 100g. Sắc lấy nước bỏ bã, nước sắc nấu với gạo và đậu thành cháo, chín cháo thêm ít dấm, muối, ăn khi đói. Dùng cho người cao tuổi tê bại tay chân hoặc di chứng bại liệt nửa người.
Cháo kinh giới, phòng phong: kinh giới 10g, phòng phong 12g,bạc hà 6g, đạm đậu xị 8g. Nấu lấy nước bỏ bã. Gạo tẻ 80g, nấu cháo. Khi cháo được cho nước thuốc và đường trắng liều lượng vừa ăn; đun sôi đều. Dùng cho trường hợp ngoại cảm sợ lạnh, sợ gió, đau đầu.
Ngoài kinh giới (thân, lá), Đông y còn dùng hoa kinh giới, với tên gọi chuyên môn là kinh giới tuệ. Đó là những cụm hoa kinh giới (hoa đã nở, bông còn xanh) kèm theo 1 - 2 lá ngọn. Hoa kinh giới có dạng bông lệch (các hoa đều mọc hướng về một bên) dài 6 - 10cm, đường kính 0,5 - 0,6cm, tràng hoa phần lớn đã rụng, chỉ còn đài hoa màu lục hoặc tím nhạt, trong chứa hạt màu nâu đen. Chất nhẹ, giòn, dễ gãy, vị hơi chát, cay và mát, mùi thơm. Thứ màu tím nhạt, cuống nhỏ, bông to nhiều hoa là loại tốt.
Tùy theo cách chế biến mà tính vị, tác dụng của kinh giới tuệ thể hiện cụ thể như sau:
Kinh giới tuệ để sống: có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, giải độc, tiêu viêm.
Kinh giới tuệ sao đen (dược liệu sống đem rang nhỏ lửa đến khi có màu đen sém, không để cháy thành than) có tác dụng cầm máu. Dùng riêng, mỗi ngày 12g, dưới dạng nước sắc hoặc thuốc bột.
Trị cảm lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi: kinh giới tuệ sống và rễ bạch chỉ, lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột; ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 8g với nước chè nóng cho ra mồ hôi.
Trị cảm, cúm, sốt, nhức đầu, viêm họng: kinh giới tuệ sao vàng, tán bột mịn, uống ngày hai lần, mỗi lần 6 - 8g
Trị cảm, cúm, sốt, nhức đầu, viêm họng: kinh giới tuệ, tía tô, mỗi thứ 20g, sắc nước uống, rồi nằm nghỉ, đắp kín cho ra mồ hôi sẽ thấy dễ chịu ngay.
Phòng chống bệnh sởi: kinh giới tuệ sống, vỏ quả bưởi, thanh hoa, mỗi vị 20g, đặt lên than đang đỏ hồng, dùng khói xông khắp người trong 15 phút.
Trị băng huyết, rong huyết: kinh giới tuệ sao đen, gương sen (sao cháy), ngải cứu (sao đen), cỏ nhọ nồi (sao qua), bách thảo sương, mỗi thứ 12g; rau má 20g; sắc uống ngày một thang.
Trị đại tiện ra máu: kinh giới tuệ (sao đen), lá trắc bá (sao sém), mỗi thứ 15 - 20g, sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.
Trị kinh nguyệt ra nhiều không dứt: kinh giới tuệ sao đen 12g, bồ hóng 8g, sao cho hết khói; trộn đều, uống với nước chè làm một lần trong ngày.

Lương y HOÀNG DUY TÂN

Hoa chuối chữa bệnh

Theo dược học cổ truyền, hoa chuối vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, bình can tiêu ứ, thông kinh hoạt lạc, thường được dung để chữa các chứng bệnh như ngực bụng đầy chướng, hay ợ chua, nôn nhiều đờm rãi, mắt hoa đầu choáng, đau tức vùng tim, rối loạn kinh guyệt, chỉ khát nhuận phế, thông huyết mạch, lợi xương tủy…
Hoa chuối là một cụm hoa mang bởi một thân thật mọc xuyên qua thân giả, vượt qua tán lá rồi buông thõng. Cụm hoa gồm những lá bắc màu đỏ tía xếp úp lên nhau thành hình nón dài, ở kẽ mỗi lá bắc có khoảng 20 hoa xếp thành hai hang, hoa ở gốc là hoa cái, ở giữa là hoa lưỡng tính, ở ngọn là hoa đực. Bao hoa gồm ba lá dài và hai cánh hoa dính liền, ở đầu có 5 răng. Cánh hoa thứ ba tạo thành cánh môi mầu hồng nhạt, nhị 5, bầu hạ, 3 ô.
Hoa chuối chữa bệnh
Một số  cách dùng hoa chuối chữa bệnh, cụ thể như sau:
Hỗ trợ điều trị chứng nhịp tim nhanh: Hoa chuối 30g, tim lợn 1 quả. Đem hoa chuối sắc trong 30 phút lấy nước bỏ cái rồi cho tim lợn vào nấu chín, ăn trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.
Ăn không tiêu, đầy chướng bụng, nôn nấc: Hoa chuối 10g đem sắc với một lượng nước vừa phải trong khoảng 10 phút, sau đó lọc lấy nước, để nguội rồi hòa với 1 chén rượu nhỏ uống. Hoặc hoa chuối lượng vừa đủ sấy khô, tán thành bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 6g với nước ấm. Dùng 3 - 5 ngày.
Đau dạ dày: Hoa chuối, hoa trà ký sinh trên cây tiêu mỗi thứ 15g, sắc với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước uống. Hoặc hoa chuối 10g, gạo tẻ 30g, hai thứ đem nấu thành cháo ăn trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.
Bụng chướng đau, ợ chua: Hoa chuối 6g sắc uống. Dùng liên tục trong 3 ngày.
Nấc: Hoa chuối 60g sấy khô, tán thành bột, uống mỗi lần 6g với nước ấm, mỗi ngày 3 lần.
Kiết lỵ: Hoa chuối 30g rửa sạch, nghiền nát rồi hãm với nước sôi uống, có thể pha thêm một chút mật ong.
Nhọt độc, ung thũng: Hoa chuối lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát đắp lên tổn thương đến khi khỏi thì dừng.
Bế kinh: Hoa chuối 15g, hoa quế 5g, hoa hồng 10g, tất cả đem sấy khô, tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 với rượu ngâm hoa cúc (hoàng tửu), nếu không có rượu hoa cúc thì có thể thay bằng rượu trắng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga