Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Món ăn thuốc từ câu kỷ tử

 Câu kỷ tử còn gọi củ khởi, địa cốt, rau khởi. Tên khoa học: Lycium sinense Mill., họ cà (Solanaceae).

Cây củ khởi cho 2 vị thuốc là câu kỷ tử và địa cốt bì. Câu kỷ tử là quả chín sấy khô; địa cốt bì là vỏ rễ phơi hay sấy khô.

Trong 100g quả chứa 3,1g protein, 1,9g lipid, 9,1g carbohydrat, 1,6g chất xơ; tinh dầu, sesquiterpen cùng các ester, các acid béo. Trong hạt chứa các chất sterol (gramisterol, citrostadiennol, lophenol, obtusifoliol...). Vỏ rễ chứa alcaloid (Kukoamin), õ-sitosterol và nhiều chất khác

Theo Đông y, câu kỷ tử vị ngọt, tính bình; vào kinh can và thận. Địa cốt bì vị ngọt, tính hàn; vào phế, can và thận. Câu kỷ tử có tác dụng tu dưỡng can thận, nhuận phế, ích tinh, minh mục. Trị các chứng can thận âm hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt ù tai, thị lực giảm, đau lưng mỏi gối, suy nhược thần kinh, liệt dương di tinh, đái tháo đường, viêm gan mạn, vô sinh... Địa cốt bì có tác dụng lương huyết, thanh phế, giáng hỏa. Trị hư lao triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, ho hen, nôn ra máu, tiểu ra máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, mụn nhọt... Ngày dùng 6 - 15g.

Kỷ tử (quả khô của cây câu kỷ) trị đau đầu ù tai hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, giảm thị lực…

Kỷ tử (quả khô của cây câu kỷ) trị đau đầu ù tai hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, giảm thị lực…

Món ăn thuốc có câu kỷ tử

Chim câu hầm hoàng kỳ kỷ tử Món ăn thuốc:

 kỷ tử 30g, hoàng kỳ 60g, chim câu non 1 con. Chim câu làm sạch, cho hoàng kỳ, kỷ tử vào hầm cách thủy, thêm gia vị. Dùng cho người sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung.

Cháo kỷ tử Món ăn thuốc

 kỷ tử 30g, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ. Nấu cháo gạo tẻ và kỷ tử. Khi ăn, thêm đường. Dùng tốt cho người đau lưng, tê bại hai chân, đau đầu ù tai hoa mắt chóng mặt.

Rượu kỷ tử nhân sâm ngũ vị tử:

 kỷ tử 30g, nhân sâm 9g, ngũ vị tử 30g, rượu trắng 500ml. Các dược liệu ngâm trong rượu. Sau 7 ngày dùng được. Mỗi ngày uống 30 - 50ml, chia làm 1 hoặc 2 lần vào bữa ăn. Trị suy nhược thần kinh, thiếu máu, viêm gan mạn, thị lực giảm.

Kiêng kỵ: Người đang thực nhiệt (nhiễm khuẩn, viêm tấy), bị đàm thấp, tiêu chảy không dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét