Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Món ăn thuốc từ ngỗng kiện tỳ, bổ hư, chỉ khát

 Thịt ngỗng sậm màu hơn so với thịt gà và thịt vịt, có hương vị đậm đà. Trong tất cả các loại gia cầm, thịt ngỗng cung cấp chất béo và nguồn dinh dưỡng nhiều nhất...

Thịt ngỗng sậm màu hơn so với thịt gà và thịt vịt, có hương vị đậm đà. Trong tất cả các loại gia cầm, thịt ngỗng cung cấp chất béo và nguồn dinh dưỡng nhiều nhất, nó đã vượt xa thịt gà, thịt vịt về lợi ích đối với sức khỏe. Các bộ phận của ngỗng như thịt, trứng, mật, lông, tiết ngỗng… đều được dùng làm thuốc.

Thịt ngỗng rất giàu protein, lipid, các hợp chất carbon, nguyên tố Ca, P, Fe, vitamin C. Theo Đông y, thịt ngỗng vị ngọt, tính bình, vào tỳ phế. Tác dụng bổ ngũ tạng, ích khí kiện tỳ hòa vị, bổ hư, ngừng tiêu khát. Dùng rất tốt cho người gầy còm, mỏi mệt, suy nhược cơ thể, đái tháo đường; trứng ngỗng bổ trung ích khí; lông và màng da chữa bệnh ngoài da, vỏ trứng ngỗng trị mụn nhọt… Hằng ngày có thể dùng 200 - 500g thịt ngỗng bằng cách hầm, quay, rán… 

Món ăn thuốc từ ngỗng kiện tỳ, bổ hư, chỉ khát 


Ngỗng hầm đẳng sâm, hoàng kỳ.

Ngỗng hầm đẳng sâm, hoàng kỳ Món ăn thuốc kiện tỳ, bổ hư, chỉ khát 

 thịt ngỗng 300 - 500g, hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 30g, sơn dược 30g. Thịt ngỗng cùng nấu với các dược liệu, thêm gia vị cho phù hợp. Món này thích hợp với người tỳ vị hư nhược, ăn kém, mệt mỏi.

Ngỗng hầm sa sâm, ngọc trúc Món ăn thuốc kiện tỳ, bổ hư, chỉ khát: 

thịt ngỗng 300- 500g, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa hầm nhừ. Món này bổ khí, bổ âm, tốt cho người miệng họng khô, khát nước, mệt mỏi, thở gấp, ho suyễn, ăn kém, đái tháo đường...

Nước ép thịt ngỗng Món ăn thuốc kiện tỳ, bổ hư, chỉ khát: 

thịt ngỗng 300-500g, hầm nấu ép lấy nước. Món này tốt cho người đái tháo đường.

Kiêng kỵ: Người đang có thấp nhiệt (nhiễm khuẩn cấp tính) không dùng. Thịt ngỗng tác dụng bổ âm, bổ khí mạnh nhưng tránh lạm dụng dễ gây rối loạn tiêu hoá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét