Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Bơ đậu phộng không tốt như chúng ta nghĩ

Bơ lạc (đậu phộng) là một loại thực phẩm yêu thích của rất nhiều người, tuy nhiên, loại thực phẩm được xem là tốt cho sức khỏe này thực ra không tốt như những gì chúng ta vẫn nghĩ.


Tưởng chừng là một loại thực phẩm lành mạnh, nhưng trên thực tế bơ lạc không lành mạnh như chúng ta nghĩ.
Nếu bạn tin rằng bơ lạc là một loại thực phẩm lành mạnh, thì chúng tôi rất tiếc phải nói rằng bạn đang bị lừa dối. Lạc là một loại cây thuộc gia đình họ đậu, họ cây này đã có từ hàng ngàn năm trước, với nguồn gốc từ Nam Mỹ. 
Lạc đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của người Aztec và người da đỏ bản địa. Vào cuối thế kỷ 19, một bác sĩ ở Thành phố St. Louis, bangMissouri, Mỹ đã tạo ra bơ lạc.
Lạc và bơ lạc chứa chất béo không bão hòa đơn - loại chất béo có liên quan đến giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Lạc cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như mangan, tryptophan, niacin (vitamin B3), folate, vitamin E và đồng. 
Bơ lạc được quảng cáo là một thực phẩm lành mạnh, giàu protein và ít carbohydrate, những lợi ích này là không thể chối bỏ, tuy nhiên, ngày nay các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số nguy cơ tiềm ẩn từ loại thực phẩm này.
Dưới đây là 6 lý do bạn nên loại bỏ lạc và bơ lạc từ danh sách thực phẩm lành mạnh ngay hôm nay:
1. Bơ lạc có thể chứa chất béo chuyển hóa

Ảnh minh họa.
Khi mua bơ lạc, hãy luôn nhớ kiểm tra nhãn sản phẩm. Cũng giống như với bất kỳ sản phẩm thực phẩm chế biến nào khác, danh sách thành phần của bơ lạc càng ngắn càng tốt. Rất nhiều nhãn hiệu bơ lạc nổi tiếng đã cho thêm đường và chất béo chuyển hóa để tăng thêm hương vị cho sản phẩm.
2. Hầu hết các loại bơ lạc chứa thành phần biến đổi gien
Dưới đây là một danh sách từ mamavation.com cho thấy các thành phần điển hình có trong bơ lạc có thể khiến bạn phải suy nghĩ lại về việc dùng sản phẩm này:
Đường: Nếu trong danh sách thành phần của loại bơ lạc nào đó có đường, nghĩa là đường này được chiết xuất từ củ cải đường biến đổi gien. (Đường mía là loại đường không biến đổi gien, do đó đường mía hữu cơ là lựa chọn tốt nhất).
Sirô ngô dạng rắn: Cái tên này dùng để chỉ sirô ngô cô đặc - tức là đường từ ngô biến đổi gien. Đây là một thành phần không cần thiết nếu bạn định dùng bơ lạc với một loại mứt nào đó để phết lên bánh mì. Thành phần này có trong nhãn hiệu bơ lạc Skippy của Mỹ.
Dầu thực vật hydro hóa: Thường là dầu hạt bông, đậu tương và hạt cải dầu. Cả ba loại dầu kể trên đều có nguồn gốc từ cây trồng biến đổi gien. Trước đây, dầu hạt cải dầu chỉ được dùng cho mục đích công nghiệp, nhưng sau này, các nhà khoa học đã phát triển một loại dầu cải tốt hơn và có thể ăn được. 
Đối với dầu thực vật hydro hóa, dầu thực vật hydro hóa một phần có chứa chất béo chuyển hóa, nhưng các loại dầu hydro hóa toàn phần có chứa chất béo bão hòa và vẫn có thể được dùng trong thực phẩm chế biến. 
Điều đáng nói là hầu hết các sản phẩm thực phẩm chế biến đều không cho biết dầu hydro hóa có trong sản phẩm là hydro hóa một phần hay toàn phần, do đó không thể biết được sản phẩm đó có chứa chất béo chuyển hóa hay không.

Bơ lạc không tốt cho tim mạch vì phụ gia tạo nhũ trong có chứa chất béo chuyển hóa.
Phụ gia tạo nhũ (Mono- glycerides và Di-glycerides): Theo Livestrong, đây là những phụ gia thực phẩm được sử dụng để kết hợp chất béo với các chất khác có chứa nước khi các thành phần này không thể hòa tan. 
Các chất phụ gia như Mono- glycerides và Di-glycerides được dùng để tạo độ đặc cho hỗn hợp. Những phụ gia này có chứa chất béo chuyển hóa và có liên quan đến triglycerides (nồng động triglycerides cao trong máu là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch).
Maltodextrin: Là một thành phần được tìm thấy trong nhãn hiệu bơ lạc đã gạn béo Smucker, phụ gia tạo ngọt này có thể được chiết xuất từ ngô biến đổi gien (hoặc gạo và khoai tây). 
Maltodextrin cũng là một chất có chỉ số đường huyết cao. (Một số loại thực phẩm sau khi ăn có khả năng làm tăng đường huyết. Khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó).
Protein đậu nành đậm đặc: Trước hết, với các thương hiệu không hữu cơ, thành phần đậu nành sử dụng trong sản phẩm đều là biến đổi gien. 
Thành phần đậu nành đã qua chế biến trong thực phẩm cũng là một điều đáng quan tâm, vì đậu nành chứa một dạng estrogen nhẹ, có thể gây mất cân bằng mức độ estrogen trong cơ thể. 
Protein đậu nành đậm đặc là một thành phần dễ thay đổi và sự thay đổi đó phụ thuộc vào các phản ứng hóa học trong cơ thể khi bạn xử lý chúng. 
Nghĩa là, thành phần này có thể tốt hoặc không tốt, nhưng những chiết xuất từ cây trồng biến đổi gien thì luôn luôn không tốt. Ngoài ra, protein đậu nành đậm đặc cũng có nghĩa là sản phẩm có chứa bột ngọt - một chất độc thần kinh.
Lecithin đậu nành: Đây cũng là một thành phần chiết xuất từ đậu nành biến đổi gien.
3. Bơ lạc tự nhiên cũng không phải là lựa chọn tốt hơn

Ảnh minh họa.
Các sản phẩm bơ lạc tốt là sản phẩm chỉ chứa lạc cùng với một chút muối và các thành phần này là tự nhiên (muối) và hữu cơ (lạc). Tuy nhiên, ngay cả khi ở dạng tự nhiên nhất, bơ lạc cũng có hại cho sức khỏe của bạn. 
Mọi người nghĩ rằng thứ gì tự nhiên sẽ tốt hơn, điều này đúng với hầu hết mọi sản phẩm, nhưng các sản phẩm bơ lạc đều phải được kiểm tra aflatoxin (độc tố được sản sinh tự nhiên bởi một loại nấm mốc) trước khi đưa ra thị trường, dù sản phẩm đó có là tự nhiên hay hữu cơ thì cũng có thể chứa loại độc tố nói trên.
4. Dị ứng lạc
Dị ứng lạc là một trong 8 loại dị ứng phổ biến nhất ở Mỹ. Những người bị dị ứng lạc thực chất là dị ứng với một loại nấm mốc có trong lạc. Dị ứng lạc thường có thể liên quan đến aflatoxin - một loại nấm mốc tự nhiên có thể gây tổn hại gan.
Aflatoxin cũng là một chất có tiềm năng gây ung thư mạnh. Loại bỏ bơ lạc khỏi chế độ ăn uống cũng là giảm tiếp xúc với những chất gây ung thư.
5. Cây lạc đang bị ô nhiễm nặng nề với thuốc trừ sâu
Ngoài aflatoxin, vẫn còn những vấn đề đáng lo ngại khác từ lạc, đáng kể nhất là dư lượng thuốc trừ sâu trong loại đậu này. Đây là một mối quan tâm đáng kể, vì lạc có một lớp vỏ rất xốp, thuốc trừ sâu có thể dễ dàng thấm vào vỏ ngoài của nó. Lạc thường có tỷ lệ cao dư lượng thuốc trừ sâu cũng như các hóa chất độc hại khác.
6. Quá nhiều Omega-6
Omega-6 hoặc axit linoleic, là một axít béo thiết yếu và thường là một thành phần quan trọng đối với sức khỏe tim mạch, chức năng tâm thần và khả năng sản xuất năng lượng của cơ thể. Nhưng khi mức độ omega-6 quá cao sẽ gây ra viêm. Đây là một vấn đề lớn khi bạn ăn bơ lạc mỗi ngày với mứt và bánh sandwich. Trong mỗi 28g lạc chứa đến 4.000mg omega-6.
Oxalat trong lạc cũng gây hại cho sức khỏe
Lạc còn chứa một chất tự nhiên gọi là oxalat - một yếu tố gây kết tinh - có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng những người có vấn đề túi mật hoặc vấn đề về thận (đang bị hoặc không được điều trị) nên tránh dùng lạc.
Có thể thay thế lạc bằng các loại hạt khác
Một lý do khác bạn không nên ăn lạc là vì có thể thay thế nó bằng một số loại hạt. Các loại hạt chứa ít độc tố hơn và cũng có thể chế biến thành bơ, ví dụ như hạnh nhân. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý vì các loại hạt cũng là một yếu tố gây dị ứng lớn.
Nếu bạn muốn thay thế bơ lạc bằng một sản phẩm khác lành mạnh hơn, bạn có thể chọn bơ làm từ hạt hướng dương hoặc hạt bí. Hạt hướng dương giúp hạ huyết áp, còn hạt bí giúp phòng ngừa bệnh tim và giảm nguy cơ ung thư.
Theo Hoài Thương - Phụ nữ và Gia đình

1 nhận xét: