Chóng mặt là chứng bệnh
thường gặp ở người cao tuổi. Trong y học cổ truyền, chóng mặt thuộc phạm vi
chứng huyễn vựng. Hải Thượng lãn Ông cho rằng
“huyễn vựng xét chỉ bởi hỏa, là vì âm huyết hậu thiên hư yếu thì hỏa
động lên, chân thủy tiên thiên hư yếu thì hỏa bốc lên, bệnh nhẹ nên bổ huyết
thêm vị mát, bệnh nặng nên
bổ thủy thêm vị liễm giáng hỏa”.
bổ thủy thêm vị liễm giáng hỏa”.
Sau đây là một số món ăn bài
thuốc sử dụng phòng trị chóng mặt rất hiệu quả:
Nếu chóng mặt trong người
nóng, hình thể gầy gò, miệng khô khát do âm huyết hư: phép trị: bổ âm, thanh
nhiệt, giáng hỏa, tốt nhất nên ăn món ăn bài thuốc có tác dụng bổ âm huyết,
thanh hỏa sinh tân dịch.
Cháo lươn: lươn làm sạch 1 -
2 con, 100g, đậu xanh 100g, gạo mới 100g nấu cháo tuần vài lần.
Bí đỏ hầm đậu: bí đỏ chín
100g, đậu phụng 50g hầm ăn.
Cháo tiết heo: tiết heo 50g,
gạo mới, đậu xanh gia vị vừa đủ nấu cháo.
Cải xoong xào thịt bò: cải
xoong 200g, thịt bò 50g xào ăn.
Giá đậu xào: giá đậu xanh
200g, gan heo non 50 xào ăn.
Cá rô kho: cá rô, củ cải, gia
vị vừa đủ kho nhừ ngày ăn 1 - 2 con.
Bài Tứ vật gia vị: gồm thục
địa, đương quy, bạch thược, xuyên khung, câu kỷ tử, ngưu tất, mạch môn đều 12g,
thịt vịt 100g, gia vị vừa đủ tiềm ăn.
Ngoài ra, nên tăng cường ăn các món khác chế biết chủ yếu có vị mè đen,
đậu đen, đậu xanh, đậu nành… trái cây như na, măng cụt, bơ, dâu đều tốt.
Nếu hình thể người mập trệ,
nằm ngồi đều chóng do đàm trệ, huyết ứ: phép trị bổ huyết, tiêu đàm, thông ứ.
Nên ăn món ăn bài thuốc có tác dụng bổ thông huyết.
Giá đậu xào hẹ: giá đậu xanh
200g, bông hẹ 50g, lòng mề gà 50g, gia vị vừa đủ xào ăn.
Bí đỏ hầm đậu: bí đỏ 200g,
đậu phụng 50g, hầm ăn.
Bông bí xào tỏi: bông hoặc
ngọn bí 200g, tỏi củ 10g xào ăn.
Canh củ cải: củ cải 100g, cà
rốt 50g, nấm hương 30g, nấm nèo 20g, chân gà 50g, thêm hành củ gia vị hầm ăn.
Chè nấm mèo: nấm mèo, 30g,
đậu xanh 30g, đường gia vị vừa đủ nấu ăn.
Canh rau đay: rau đay 100g,
mướp hương 50g, thịt cua đồng 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
Ngoài ra, nên ăn các món khác
chủ yếu chế biến có vị hành tây, hành ta, hẹ, kiệu, tỏi, rau đắng, lá lốt, cải
cay, đu đủ, quít, bưởi, giá đậu, rau ngót, cải xoong, rau thơm như tía tô, kinh
giới, rau mùi, thì là đều tốt.
Nếu ăn ngủ kém, da xanh, khi ngồi xuống đứng dậy chóng mặt tăng, do âm
huyết hậu thiên hư, “tâm tỳ hư”: phép trị: bổ huyết, kiện tỳ, an thần. Nên ăn
món ăn bài thuốc tác dụng bổ huyết dưỡng tâm tỳ như:
Hoa lý xào: hoa lý 50g, thịt
bò non 50g, gia vị vừa đủ xào ăn.
Giá đậu xào: giá đậu xanh
100g, lòng gan gà 50g, thêm hành gia vị xào ăn.
Bao tử hầm: bao tử heo rửa
sạch 100g, hạt sen 50g, nấm mèo 20g, gia vị vừa đủ tiền ăn.
Bài Quy tỳ gia vị tiềm gà ác:
nhân sâm, bạch truật, phục thần, đương quy, hoàng kỳ, táo nhân, viễn chí, long
nhãn mỗi vị 12g, mộc hương 6g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, gà ác 1 con làm sạch
tiềm ăn.
Ngoài ra nên ăn trái cây như:
nhãn, dâu, na, trái bơ, vú sữa, măng cụt và các món chế biến từ sữa, mật ong,
phấn hoa đều tốt.
Trên đây là một số món ăn bài
thuốc thông dụng hàng ngày sử dụng phòng trị chóng mặt. Tuy nhiên, nếu người
nóng âm huyết hư nên hạn chế ăn mặn, khô, cay, nóng quá. Nếu người mập đàm trệ
huyết ứ cữ thức ăn bổ béo nhiều dầu mỡ khó tiêu... Nếu do huyết hư, ăn ngủ kém,
cữ các vị kích thích như: cà phê, trà đặc, thuốc lá...
Lương y MINH PHÚC
vé máy bay eva
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu
hang hang khong korean
book vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch