
Giai đoạn 1: chỉ biểu hiện khó thở khi gắng sức, mạch nhanh > 90 lần/phút.
Giai đoạn 2: Khó thở thường xuyên, gan to, phù 2 chi dưới.
Giai đoạn 3: Các triệu chứng trên rất rõ, có khi có cổ trướng, tràn dịch màng phổi, nhưng còn khả năng hồi phục.
Giai đoạn 4: Suy tim không còn khả năng hồi phục.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn
Quan trọng nhất là giảm muối và nước:
• Nước: Số lượng nước uống ngoài bữa ăn = số lượng nước tiểu 24h + 300ml
• Muối: hạn chế để giảm phù, giảm số lượng huyết lưu thông, thận tăng bài tiết các chất thải của chuyển hoá các chất sinh nhiệt.
Giảm năng lượng: năng lượng của khẩu phần không nên vượt quá 1.500kcal để nương nhẹ bộ máy tiêu hóa và giảm công việc của tim khi các chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu.
Giảm số lượng protein: protein làm chuyển hóa cơ bản, tăng lưu lượng máu và làm mệt tim. Không nên ăn quá nhiều chất đạm. Nên dùng đạm dễ hấp thu (trứng, sữa tốt hơn thịt).
Gluxit là nguồn năng lượng của chế độ ăn: glucid rất tốt cho cơ tim, nhất là glucose còn có tác dụng khá tốt trong các bệnh mạch vành hoặc rối loạn nhịp tim. Dùng nhiều đường đơn dễ hấp thu như đường mật, quả ngọt rất tốt.

Không dùng các loại rau sống gây nhiều hơi trướng bụng như rau cải, đậu đỗ, các thức ăn lên men. (Khi trướng bụng sẽ đẩy cơ hoành lên và ảnh hưởng tới tim).
Hạn chế các thức ăn kích thích thần kinh như gia vị, rượu, chè, cà phê. Tránh dùng những thức ăn khó tiêu (thịt để dành lâu, bánh ngọt có trứng, đồ hộp, thịt muối).
Lưu ý: Không uống trong bữa ăn mà uống ngoài bữa ăn. Sau khi ăn, nghỉ từ 30-40 phút. Bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm. Trước và sau khi ăn phải có thời gian cho bệnh nhân nghỉ.
ThS.BS. Lê Thị Hải
hãng máy bay eva
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu
hãng máy bay hàn quốc
vé máy bay đi mỹ rẻ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich