Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Ăn uống dưỡng sinh mùa

Trong vấn đề dưỡng sinh ăn uống mùa hạ, Đông y có một quan điểm hết sức độc đáo, đó là “xuân hạ dưỡng dương”. Mùa hạ nóng nực tuy phải dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử nhưng vẫn cần lấy ôn ấm làm chính để trợ giúp khí dương. Mùa hạ tuy dương khí vượng thịnh bên ngoài nhưng khí âm lại tiềm ẩn bên trong cơ thể, vậy nên “trời tuy nóng chớ tham mát, dưa tuy ngon chớ ăn nhiều”. Nếu không biết giữ gìn dương khí trong mùa hạ thì mùa đông sẽ mắc nhiều bệnh tật, phải biết thuận ứng thiên thời để bồi bổ dương khí, trừ khử âm hàn, có như vậy mới gọi là phòng bệnh triệt để.
Mùa hạ có ba tháng tính từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, bắt đầu từ ngày lập hạ cho đến ngày lập thu, bao gồm 6 tiết khí: lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử và đại thử. Đây là mùa dương khí vượng nhất trong năm, thời tiết nóng bức và ẩm thấp. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người diễn ra mạnh mẽ, dương khí phát ra ngoài, âm khí tiềm phục ở trong. Các lỗ chân lông giãn rộng, mồ hôi tiết ra nhiều để điều hòa thân nhiệt nhưng cũng vì thế mà tà khí dễ xâm nhập vào trong. Hệ thống mao mạch ngoại vi cũng giãn ra, khí huyết lưu thông nhanh và mạnh hơn. Công năng của tỳ vị có xu hướng suy giảm vì nóng bức uống nhiều làm cho dịch vị bị pha loãng, quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ bị rối loạn. Bởi vậy, cổ nhân khuyên rằng: mùa hạ nên ăn những thức ăn thanh đạm, hạn chế đồ béo bổ, chiên xào, sống lạnh để giảm bớt gánh nặng cho tỳ vị. Sách Dưỡng sinh thư đã viết: “Hạ chí hậu thu phân tiền, kị thực phì nhi bính, hoắc du tô chi thuộc, thử đẳng vật dữ tửu tương qua quả thực vi tương phỏng, hạ nguyệt đa tật dĩ thử” (mùa hạ nên kiêng ăn đồ béo ngậy, bơ sữa và rượu, những thứ này dễ gây nhiều bệnh tật).

1 nhận xét: